EU – Thổ Nhĩ Kỳ: Đôi bên cần nhau
Cuộc khủng hoảng di cư đang khiến EU ngày càng lâm vào thế bí. Trong bối cảnh đó, Thổ Nhĩ Kỳ nổi lên như một nhân tố quan trọng góp phần giải quyết vấn đề. EU cần Thổ Nhĩ Kỳ, và Thổ Nhĩ Kỳ cũng muốn nhân cơ hội này có thể đạt được những mục tiêu về chính trị và kinh tế cho mình. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu đã yêu cầu EU viện trợ thêm ba tỷ euro để đổi lấy sự trợ giúp của nước này trong việc giải quyết khủng hoảng di cư. Ông Davutoglu còn đề xuất thỏa thuận trao đổi người tị nạn, theo đó Thổ Nhĩ Kỳ tiếp nhận người tị nạn Syria từ Hy Lạp với điều kiện EU phải tái định cư cho một trường hợp tương ứng từ Thổ Nhĩ Kỳ. Đặc biệt, lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu EU sớm miễn thị thực du lịch cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 6 tới, đồng thời đẩy nhanh tiến trình gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong suốt thời gian qua, quan hệ EU – Thổ Nhĩ Kỳ không mấy xuôi chèo mát mái do các cuộc thương lượng về việc gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ luôn gặp trở ngại, với những điều kiện khắt khe của EU. Nhưng, cho tới khi xảy ra cuộc khủng hoảng di cư tại EU thì Thổ Nhĩ Kỳ đã nắm bắt được một cơ hội lớn khi họ giành thế chủ động trong bài toán về người di cư. Và, trong các cuộc thương lượng với EU, Thổ Nhĩ Kỳ phần nào được ưu ái hơn. Đôi khi, EU còn có những nhượng bộ đối với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm có thể nhanh chóng giải quyết vấn đề di cư, nhất là việc trao quy chế ưu đãi về thị thực du lịch cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ.
Nếu những nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ được EU chấp thuận theo 72 tiêu chí đã đặt ra thì đây là thành công lớn cả về chính trị và kinh tế của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là Đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền. Nghị viện châu Âu và các nước thành viên EU sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc trao cơ chế miễn thị thực du lịch cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến được công bố vào cuối tháng 6.
Trong bối cảnh hiện nay, EU dường như đang bị bế tắc và Thổ Nhĩ Kỳ nắm thế chủ động trong vấn đề giải quyết bài toán người di cư. Đặc biệt, Thổ Nhĩ Kỳ là trục đường chính trong hành trình của những người nhập cư từ Trung Đông, Bắc Phi qua eo biển Aegean tới Hy Lạp (quốc gia thành viên EU). Thổ Nhĩ Kỳ còn nhiều lần tuyên bố sẽ xóa bỏ thỏa thuận đạt được với EU nếu công dân nước này không được hưởng quy chế miễn thị thực vào cuối tháng 6. Vì thế, khả năng EU sẽ nhanh chóng thông qua quy chế thị thực đặc biệt đối với du khách là công dân Thổ Nhĩ Kỳ khi vào Không gian đi lại tự do (Schengen), đổi lại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đáp ứng những điều kiện về kiểm soát, tiếp nhận người nhập cư từ Trung Đông, nhất là Syria.
Đánh giá và quyết định của Ủy ban châu Âu ngày 4-5 là bước đầu quan trọng. Tiếp theo, các chính phủ thành viên EU và Nghị viện châu Âu (EP) sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc có thông qua hay không quy chế ưu đãi thị thực đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Điều quan trọng, theo Phó Chủ tịch EC Frans Timmermans, để nhận được ưu đãi về thị thực, Thổ Nhĩ Kỳ cần hoàn tất 72 điều kiện mà EU đặt ra (theo đánh giá của EC, Thổ Nhĩ Kỳ đã đáp ứng được 67 yêu cầu của EU). Đặc biệt, số người di cư mỗi ngày vào Hy Lạp đã giảm nhiều, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành đàm phán về thỏa thuận với Cơ quan cảnh sát châu Âu (Europol), điều chỉnh luật về chống khủng bố, nỗ lực cải cách…
Video đang HOT
Theo quyết định mới về ưu đãi miễn thị thực, du khách là công dân Thổ Nhĩ Kỳ vẫn phải có hộ chiếu sinh học (với dấu vân tay, ảnh chân dung), và được phép lưu trú tại các nước trong Khu vực Schengen không quá 90 ngày.
Đối với EU, hiện nay, việc đóng cửa hàng loạt biên giới nhằm ngăn chặn người nhập cư đổ vào EU đang ảnh hưởng đến quy chế miễn thị thực trong khu vực Schengen – hình mẫu nhất thể hóa của EU. Theo một số nhà phân tích, trong nỗ lực kiểm soát biên giới của các nước EU, cần có hợp tác và phối hợp chặt chẽ của Thổ Nhĩ Kỳ. Nhất là vào lúc này, hai bên đều cần đến nhau.
Kiểm soát an ninh tại biên giới Schengen (nguồn: leparisien).
THĂNG LONG
Theo_Báo Nhân Dân
Nhật Bản nới lỏng thị thực cho công dân VN
Hôm qua, Bộ Ngoại giao Nhật Bản thông báo từ ngày 15.2, thị thực lưu trú ngắn hạn có giá trị nhập cảnh nhiều lần dành cho doanh nhân, trí thức Việt Nam, Ấn Độ sẽ được nâng giá trị tới 10 năm.
Theo tờ The Japan Times, đây sẽ là thị thực có giá trị dài nhất do Nhật cấp từ trước đến nay. Trong lần nhập cảnh đầu tiên, người được cấp chỉ có thể đến Nhật vì mục đích kinh doanh hoặc trao đổi học thuật nhưng sau đó có thể dùng thị thực này để trở lại nhiều lần cho mục đích du lịch hoặc thăm thân nhân...
Tuy nhiên, thời gian lưu trú của mỗi chuyến đi không quá 90 ngày, theo thông tin trên website của Đại sứ quán Nhật Bản tại VN.
Trước đó, trong cuộc họp ngày 17.6.2014, chính phủ Nhật Bản quyết định nới lỏng các quy định đối với cấp thị thực (visa) ngắn hạn cho công dân Việt Nam, Indonesia, Philippines, theo webiste tờ Nekkei Asian Review (Nhật Bản).
Mùa thu lá đỏ là mùa thứ hai ở Nhật hút nhiều khách đến thăm - Ảnh: JNTO
Theo thông cáo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, công dân Indonesia mang hộ chiếu điện tử (e-passport) sẽ được miễn thị thực nếu đăng ký trước với Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Indonesia.
Đối với công dân Việt Nam và Philippines, các quy định cấp thị thực du lịch nhiều lần sẽ được nới lỏng, và các quy định cấp thị thực du lịch một lần sẽ được nới lỏng ở "mức độ tương đương với miễn thị thực" nếu đăng ký thông qua các công ty du lịch do phía Nhật chỉ định. Điều khoản này cũng áp dụng với công dân Indonesia, theo thông cáo Bộ Ngoại giao Nhật Bản.
Đây là một phần trong kế hoạch tăng số lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản lên đến 20 triệu người vào năm 2020, Nekkei Asian Review cho hay.
Theo hãng tin Nhật Kyodo, trong năm 2013, có khoảng 140.000 du khách Indonesia, 110.000 du khách Philippines và 80.000 du khách Việt Nam đã đến Nhật Bản.
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Anh trưng cầu dân ý rời EU ngay tháng 6 tới Ngoại trưởng Anh Philip Hammond cho biết, nước này có thể sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc thôi tư cách thành viên Liên minh châu Âu (EU) ngay tháng 6 năm nay. Theo trang tin NHK, Anh sẽ tiến hành trưng cầu dân ý sớm hơn kế hoạch nếu một thỏa thuận về vấn đề này với các...