EU, Thổ Nhĩ Kỳ đạt thỏa thuận ‘lịch sử’ về người di cư
Liên minh châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua nhất trí về một thỏa thuận “lịch sử” để hạn chế dòng người di cư đổ về châu Âu, nguyên nhân khiến châu lục này rơi vào cuộc khủng hoảng tị nạn lớn nhất từ sau Thế Chiến II.
Người di cư ngồi trên tàu cứu hộ trong một chiến dịch cứu nạn của hải quân Italy. Ảnh: Reuters.
“Đây là một ngày lịch sử vì chúng tôi đã đạt được thỏa thuận rất quan trọng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh châu Âu (EU)”, AFP dẫn lời Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu nói sau phiên họp thượng đỉnh tại Brussels, Bỉ. “Chúng tôi nhận ra rằng Thổ Nhĩ Kỳ và EU có cùng số phận, thách thức và tương lai”.
Chủ tịch EU Donald Tusk cho biết theo thỏa thuận, toàn bộ người di cư “bất thường” từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Hy Lạp bắt đầu từ ngày 20/3 sẽ bị trục xuất ngược lại. EU sẽ tái định cư cho mỗi người tị nạn Syria bị trục xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố thỏa thuận chỉ là một phần trong kế hoạch lớn hơn, bao gồm hỗ trợ Hy Lạp, cửa ngõ chính người di cư lựa chọn để vào châu Âu, và chặn dòng người tị nạn qua vùng Balkan đến Đức.
Video đang HOT
“Vài người có thể nghĩ thỏa thuận này là một viên đạn bạc nhưng thực tế phức tạp hơn nhiều”, ông Tusk nói.
Các lãnh đạo cảnh báo còn một “thử thách của Hercules” để thực hiện thỏa thuận ở phía trước. Các nhóm giám sát nhân quyền thông báo sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình để đảm bảo người tị nạn được bảo vệ.
Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận hàng loạt sự nhượng bộ về tài chính và chính trị để đổi lấy việc Ankara trở thành bức tường chặn dòng người từ Syria cùng nhiều nơi khác đổ về châu Âu. Theo đó, quá trình xem xét để Ankara trở thành thành viên EU được tăng tốc, khoản tiền hỗ trợ người tị nạn tăng gấp đôi lên 6,8 tỷ USD và miễn thị thực đi lại cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ đến khu vực Schengen ở châu Âu từ tháng 6.
Như Tâm
Theo VNE
Hy Lạp rút đại sứ vì không được Áo mời đến hội nghị về di dân
Hy Lạp hôm qua triệu hồi đại sứ tại Vienna để phản đối động thái hạn chế người di cư của Áo và các quốc gia vùng Balkan.
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras. Ảnh: spectator.co.uk
Động thái này phản ánh sự giận dữ của Hy Lạp vì không được mời đến dự cuộc họp của các nước Balkan tại Vienna vào hôm 24/2. Cuộc họp nhằm phối hợp đưa ra những hạn chế biên giới trong khu vực, nhằm kiềm chế dòng di dân.
Tại cuộc họp, các quốc gia nằm dọc theo tuyến đường di dân di chuyển đồng ý siết chặt các biện pháp hạn chế người nhập cư, bao gồm đóng cửa biên giới, để ngăn chặn họ vào nước, khiến hàng nghìn người mắc kẹt ở Hy Lạp.
Bộ trưởng Ngoại giao Hy Lạp, Nikos Kotzias, tuyên bố Athens rút đại sứ "để giữ gìn mối quan hệ hữu nghị giữa nhà nước cùng nhân dân Hy Lạp và Áo".
Các quan chức Hy Lạp ước tính 20.000 người tị nạn và di dân mắc kẹt trong nước này do các hạn chế mới, bắt đầu khi Áo hôm 18/2 tuyên bố sẽ không cho phép quá 3.200 người vào nước này một ngày và chỉ chấp nhận 80 đơn xin tị nạn một ngày.
"Hy Lạp sẽ không trở thành Lebanon hay nhà kho của các linh hồn", Bộ trưởng Di trú Yiannis Mouzalas nói. Lebanon, nước có 4 triệu người, chứa một triệu người tị nạn từ cuộc nội chiến ở nước láng giềng Syria.
Các nước châu Âu đang đối mặt với cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ nhất kể từ Thế chiến II. Hơn một triệu di dân đã đến châu Âu năm 2015, chủ yếu là người chạy trốn khỏi xung đột ở các nước như Syria, Iraq và Afghanistan. Hơn 100.000 người đã đến Hy Lạp và Italy vào năm nay.
Ủy viên hội đồng di dân EU, Dimitris Avramopoulos, hôm qua nói rằng nếu dòng di cư không yếu đi trong 10 ngày tới, "có nguy cơ toàn bộ hệ thống sẽ sụp đổ".
Di dân đi từ Thổ Nhĩ Kỳ sang Hy Lạp và các nước Balkan để đến Đức. Đồ họa:AFP
Phương Vũ
Theo VNE
Đau lòng nạn hiếp dâm trẻ em tại 'rừng tị nạn' Calais Nhiều thiếu niên đang được cho là nạn nhân của những cuộc hiếp dâm ở Calais Jungle (còn gọi là 'rừng tị nạn' Calais) của Pháp, theo Daily Mail. Nhiều trẻ vị thành niên bị phát hiện là nạn nhân của lạm dụng tình dục tại trại tị nạn Calais của Pháp - Ảnh: Reuters Có 7 cậu bé tuổi từ 14 tới...