EU sốt ruột chờ Anh rời EU
Người dân Anh đổ xô làm thủ tục nhập tịch Ireland để ở lại EU.
Năm ngày sau khi Anh tổ chức trưng cầu ý dân, tối 28-6 (giờ địa phương), Hội đồng châu Âu gồm các nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng đầu chính phủ các nước EU đã tổ chức hội nghị kéo dài trong hai ngày tại Brussels (Bỉ).
Hội nghị sẽ xác định các điều kiện và khuôn khổ để Anh rời EU.
Báo The Guardian nhận định đây là đòn gây sức ép đối với Thủ tướng Anh David Cameron để Anh nhanh chóng thúc đẩy quy trình rời khỏi EU nhằm ổn định tình hình thị trường.
Ba nền kinh tế lớn nhất EU gồm Đức, Pháp và Ý đã tuyên bố loại trừ khả năng đàm phán về xây dựng quan hệ với Anh chừng nào Anh chưa chính thức thực hiện quy trình rời EU.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk còn đưa ra sáng kiến sẽ tổ chức vào sáng 29-6 một hội nghị không chính thức của 27 nước EU và không có mặt Thủ tướng Anh David Cameron.
Mục đích nhằm xác định quan hệ tương lai giữa EU với Anh và bàn các dự án cụ thể để thực hiện trong EU sáu tháng tới.
Châu Âu sau Brexit theo biếm họa của MICHAEL KOUNTOURIS (Hy Lạp)
Để chứng tỏ thiện chí, từ đầu tuần Anh đã thông báo thành lập một bộ đặc biệt phụ trách chương trình rời khỏi EU.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne lại khẳng định Anh chỉ bắt đầu quy trình rời EU nếu có viễn ảnh tươi sáng về các dàn xếp mới với EU.
Trong khi đó, sau khi Anh đã chọn Brexit, nhiều người Anh đã chọn giải pháp trở thành công dân Ireland để được ở lại không gian EU.
Ngoại trưởng Charlie Flanagan của Ireland khẳng định: “Sau Brexit, số yêu cầu xin hộ chiếu Ireland gia tăng ở Bắc Ireland, Vương quốc Anh và các nơi khác”.
AFP ghi nhận xu hướng này được thể hiện qua công cụ thống kê Google Trends. Vài giờ sau khi có kết quả trưng cầu ý dân, số lượt tìm kiếm hộ chiếu Ireland trên Google tăng vọt hơn 100%.
Người có cha mẹ hoặc ông bà có quốc tịch Ireland đều có thể xin hộ chiếu Ireland.
Người sinh ra tại Ireland đương nhiên sẽ mang quốc tịch Ireland. Đối tượng này gồm khoảng 430.000 người đang cư trú ở Anh, xứ Wales và Scotland.
Nếu tính tổng cộng trong Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland thì ít nhất có sáu triệu người đang sinh sống là con cháu của dân Ireland.
Đối với công dân Bắc Ireland (đa số bỏ phiếu ở lại EU), quy trình càng đơn giản hơn vì họ đương nhiên có quốc tịch Ireland.
Báo Irish Times đưa tin tại thủ đô Belfast (Bắc Ireland), các nhân viên bưu điện làm bở hơi tai vì người đăng ký quốc tịch Ireland tăng đột biến. Số người xin đông đến nỗi đơn xin hết sạch.
Tại thủ đô London, đại sứ quán Ireland cho biết nhu cầu tăng đến 4.000 hồ sơ đăng ký mỗi ngày so với trước đây chỉ có 200 hồ sơ.
Làn sóng bài ngoại gia tăng Thủ tướng Anh David Cameron đã lên án các vụ bài ngoại xảy ra từ sau cuộc trưng cầu ý dân ở Anh ngày 23-6. Nhiều tờ rơi xuất hiện lăng mạ người Ba Lan. Người nhập cư bị đe dọa đòi đuổi cổ về quê. Đại sứ Ba Lan tại Anh Witold Sobkow tuyên bố cảm thấy bị sốc với các sự cố mới xảy ra và các vụ lăng nhục cộng đồng người Ba Lan và những người nhập cư ở Anh. Hồi đầu tuần, ông Sadiq Khan – thị trưởng London đã đặt cảnh sát trong tình trạng báo động. Tổ chức chống phân biệt chủng tộc Far Right Watch ghi nhận trong ba ngày qua đã xảy ra hơn 90 vụ, từ lăng mạ đến tấn công bằng chân tay. Bộ trưởng Tài chính George Osborne đã kêu gọi dân Anh bày tỏ tình đoàn kết và lên án hằn thù, chia rẽ. _________________________________ 3.900.000 chữ ký kiến nghị trên mạng không đủ để tổ chức trưng cầu ý dân lần hai theo tuyên bố của Ủy ban Bầu cử Anh. Lý do: Không có luật quy định tổ chức trưng cầu ý dân lần hai dù tỉ lệ đi bầu dưới 75% hay số phiếu ủng hộ Brexit dưới 60%. Nói chung luật không quy định ngưỡng về số cử tri đi bầu hay số phiếu đạt được.
KHA LY – TNL
Theo PLO
EU tuyên bố Anh không rõ ràng còn lâu mới đàm phán Brexit
Các nhà lãnh đạo hàng đầu Châu Âu đã bác bỏ thảo luận với Anh về việc ra khỏi Liên minh Châu Âu (EU) trước khi có tiến trình chính thức về việc này.
Những cuộc thảo luận giữa Đức, Ý và Pháp diễn ra chỉ vài giờ trước khi các nguyên thủ quốc gia dự một hội nghị thượng đỉnh quan trọng tại Brussels để đưa ra quyết định về tương lai của Châu Âu sau khi Anh rời khỏi EU.
Thông điệp được các nhà lãnh đạo Đức, Pháp và Ý đưa ra rõ ràng là sẽ không có những cuộc thảo luận chính thức hay không chính thức với Anh cho đến khi nào Anh vận dụng Điều khoản 50-một điều khoản chính thức áp dụng thời gian 2 năm để Anh rời khỏi EU.
Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh điểm này tại một cuộc họp báo ở Berlin, giáng một đòn mạnh vào hy vọng của một số nhà lãnh đạo ủng hộ việc Anh rời khỏi EU. Bà Merkel nói: "Chừng nào yêu cầu này chưa được đưa lên Liên minh Châu Âu, thì không thể tiến hành biện pháp nào cả."
Điều này dự kiến sẽ không xảy ra cho đến khi có một Thủ tướng mới thay thế ông David Cameron, có lẽ diễn ra vào tháng 9 năm nay.
Bà Merkel phát biểu sau khi 3 nguyên thủ quốc gia họp để đưa ra một lập trường chung, giữa lúc xáo trộn lan rộng tại nước Anh và lan sang EU và những thị trường tài chính sau khi người Anh trong tuần qua đã bỏ phiếu rời khỏi khối 28 thành viên.
Thủ tướng Đức Angela Merkel phát biểu tại cuộc họp báo về Brexit ngày 28.6.
Ba nhà lãnh đạo Đức, Pháp, Ý cũng phác họa những ưu tiên là an ninh, tăng trưởng và việc làm, giới trẻ và khu vực dồng Euro- mà các nhà lãnh đạo này tin là EU nên chú tâm đến, trước hội nghị thượng đỉnh hai ngày tại Brussels về việc EU vẫn tiếp tục tiến về phía trước dù không có nước Anh.
Ngày 28.6, phát biểu trước lãnh đạo các doanh nghiệp, Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne cho rằng nước này cần khẩn trương thiết lập một mối quan hệ mới với EU, song không nên bắt đầu giai đoạn kéo dài 2 năm để khởi động các thủ tục chính thức rời EU cho tới khi mô hình quan hệ mới giữa hai bên được hình thành một cách rõ ràng.
Ông Osborne nhấn mạnh rằng Anh không nên kích hoạt Điều 50 Hiệp ước EU cho tới khi quan hệ đó được hình thành một cách rõ ràng. Bộ trưởng Osborne cũng cảnh báo rằng Anh sẽ phải đối mặt với trình trạng tăng thuế và tiếp tục cắt giảm chi tiêu quốc gia sau Brexit.Cùng ngày, Thủ tướng Anh David Cameron nói rằng ông muốn thiết lập các mối quan hệ "gần gũi nhất có thể" với EU sau Brexit, trong đó gồm cả lĩnh vực thương mại và hợp tác về an ninh, theo Reuters.
Hiện đang có những đồn đoán là dân Anh có thể đảo ngược quyết định Brexit. Trên lý thuyết, một sự đảo ngược có thể xảy ra. Lá phiếu ngày 23.6 chỉ hỏi là Anh nên rời khỏi hay nên ở lại trong EU và cuộc đầu phiếu là một biện pháp có tính chất tư vấn và không có tính chất rang buộc pháp lý. Do đó, chính phủ có thể hành động theo ý kiến cử tri mà cũng có thể không hành động. T
uy nhiên, các nhà phân tích nói rằng có phần chắc là một cuộc trưng cầu dân ý lần thứ hai về vấn đề này sẽ không diễn ra. Tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu đã đạt mức 72%, mức cao nhất trong một cuộc đầu phiếu cấp quốc gia kể từ năm 1992.
Để khởi động tiến trình ra đi và bắt đầu thương thuyết cho cuộc chia tay, chính phủ Anh phải viện tới Điều 50 của Hiệp ước EU. Câu hỏi "Ai sẽ làm chuyện đó và khi nào" vẫn chưa có lời giải đáp trong lúc nước Anh trải qua vụ khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất trong nhiều thập niên.
Hiện chưa rõ ai sẽ lên nắm quyền và khởi động tiến trình Brexit sau khi Thủ tướng David Cameron từ chức.
Theo Danviet
Mỹ nói Brexit có thể không bao giờ được thực thi Ngoại trưởng Mỹ cho rằng việc Anh ra khỏi EU có thể không bao giờ được thực thi và London cũng không phải vội vã ra đi. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Ảnh: Reuters "Đây là một cuộc ly dị rất phức tạp", AFP dẫn lời ông Kerry hôm qua nói tại một sự kiện ở bang Colorado, đề cập đến việc Anh...