‘EU sẽ không tan rã nếu Anh rời khỏi liên minh’
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker ngày 16.6 cho biết Liên minh châu Âu (EU) sẽ không có nguy cơ tan rã nếu Anh bỏ phiếu trưng cầu dân ý rời khỏi EU, nhưng sẽ phải rút ra nhiều bài học.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker. REUTERS
Ông Juncker đưa ra bình luận trên sau khi hai cuộc khảo sát dân ý mới nhất cho thấy hơn 50% người dân Anh ủng hộ nước này rời khỏi EU trong cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý vào ngày 23.6 tới, theo AFP.
“Nếu Anh rời khỏi EU, điều này mở ra một giai đoạn không chắc chắn cả ở Anh và EU và trên toàn cầu”, ông Juncker phát biểu tại diễn đàn kinh tế ở thành phố Saint Petersburg, Nga.
“Tôi không nghĩ rằng EU sẽ có nguy cơ tan rã nếu Anh rời khỏi liên minh, bởi vì chúng tôi vẫn tiếp tục tiến trình tăng cường hợp tác ở châu Âu”, theo ông Juncker.
Video đang HOT
Nhưng ông cho biết EU sẽ phải rút ra nhiều bài học không chỉ từ Anh, mà cả châu Âu, đó là: “Chủ nghĩa chống EU không chỉ hiện hữu ở Anh”.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk. REUTERS
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, trong chuyến thăm thủ đô Helsinki (Phần Lan), cảnh báo Anh và EU phạm “sai lầm lớn” nếu chiến dịch Brexit (Anh rời khỏi EU) giành chiến thắng.
Nhưng ông Tusk cũng khẳng định “EU vẫn tồn tại” sau khi Anh rời khỏi liên minh, vì “27 nước thành viên vẫn tốt hơn một quốc gia riêng lẻ”.
Kết quả cuộc khảo sát của hãng nghiên cứu thị trường Survation (Anh) cho thấy 52% dân Anh muốn rời khỏi EU và 48% muốn ở lại. Hãng Ipsos Mori (Anh) cũng công bố kết quả khảo sát cho thấy 53% dân Anh ủng hộ Brexit, và 47% không ủng hộ.
“Tôi biết chúng ta rất khó mà lạc quan trong ngày hôm nay, khi chúng ta biết kết quả các cuộc khảo sát mới nhất. Rời khỏi EU bây giờ thật là vô nghĩa”, ông Tusk nói.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
EU: Bỏ nguyên tắc, giữ thành viên
Sau 2 ngày thương thảo căng thẳng, EU và Anh đã đạt được thỏa thuận mà Thủ tướng David Cameron cần có để thuyết phục cử tri nước này chấp nhận tiếp tục là thành viên EU trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 23.6.
Thủ tướng Anh David Cameron (trái) và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk trong một lần gặp nhau hồi tháng 6.2015 - Ảnh: Reuters
Dù vẫn phải nhượng bộ nhất định, thỏa thuận mới được coi là thắng lợi lớn đối với ông Cameron. Ông đã thành công với việc biến tổ chức liên minh mà Anh là một thành viên trở thành con tin cho chuyện chính trị xã hội nội bộ của London.
Vị thủ tướng này chủ định chơi canh bạc "được ăn cả, ngã về không" và đã giành được chiến thắng ban đầu. Nhưng tất cả vẫn chưa kết thúc bởi kể cả sau khi có thỏa thuận nói trên, chưa ai dám chắc là kết quả trưng cầu sắp tới ở Anh sẽ đáp ứng mong đợi và suy tính của ông Cameron.
EU giữ được Anh, ít nhất thì cũng cho tới phán quyết vào tháng 6 của cử tri nước này. Nhưng EU đã phải trả giá rất đắt về mọi phương diện. Chỉ riêng việc bị thành viên công khai mặc cả để tiếp tục ở lại đủ để làm EU mất thể diện, tổn hại uy danh và suy yếu. EU không có lựa chọn nào khác ngoài chấp nhận nhượng bộ để Anh không rời bỏ liên minh. Nhưng nếu phải nhượng bộ cả nguyên tắc tổ chức và định hướng chiến lược như vừa phải làm thì đâu có khác gì EU bị London khống chế.
Một khi từ bỏ cả nguyên tắc chung để giữ một thành viên thì có thể dễ dàng nhận thấy trong liên minh này có rất nhiều vấn đề, bất cập về cả tôn chỉ mục đích lẫn tổ chức và thể chế. EU giữ được Anh nhưng tạo tiền lệ nguy hiểm tới tương lai của khối.
La Phù
Theo Thanhnien
Hai tuần định mệnh Giữa Anh và EU đã bắt đầu những cuộc thương thảo cuối cùng về việc nước này ở lại hay ra khỏi liên minh. Vấn đề sẽ được quyết định dứt điểm tại Hội nghị Cấp cao EU tổ chức sau 2 tuần nữa. Thủ tướng Anh David Cameron trong một cuộc gặp với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Donald Tusk tại...