EU sẽ cung cấp hơn 2 tỷ euro cho chương trình Đối tác phương Đông
Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) và Đối tác phương Đông diễn ra tại Brussels ngày 15/12, Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Charles Michel tuyên bố, EU cam kết thực hiện kế hoạch đầu tư trị giá 2,3 tỷ euro vào khu vực nhằm hỗ trợ phục hồi kinh tế xã hội sau đại dịch COVID-19 và xây dựng khả năng phục hồi lâu dài bằng cách tăng tốc chuyển đổi xanh và kỹ thuật số.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel. Ảnh: AFP/TTXVN
Kế hoạch này ước tính sẽ huy động tới 17 tỷ euro đầu tư công và tư. Tuy nhiên, việc phân chia khoản tài trợ này sẽ phụ thuộc vào nỗ lực cải cách của mỗi quốc gia. Đây là hội nghị thượng đỉnh lần thứ 6 của EU với 5 quốc gia thuộc chương trình Đối tác phương Đông bao gồm Ukraine, Moldova, Armenia, Gruzia và Azerbaijan.
Chủ tịch Charles Michel nhấn mạnh kể từ hội nghị thượng đỉnh lần thứ 5 ở Brussels vào năm 2017, quan hệ đối tác giữa EU và các quốc gia phương Đông tiếp tục phát triển và hội nghị lần này nhằm mục đích tăng cường các mối quan hệ kinh tế và chính trị chặt chẽ hơn với các đối tác phương Đông.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau khi kết thúc hội nghị, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Layen cho biết EU luôn hỗ trợ các quốc gia phía Đông với hơn 2,5 tỷ euro được cung cấp cho các quốc gia này trong cuộc chiến chống COVID-19. EU đã chia sẻ 13 triệu liều vaccine các loại được Cơ quan dược phẩm châu Âu (EMA) phê duyệt thông qua cơ chế COVAX.
Ngoài ra, EU cũng tài trợ cho Moldova 60 triệu euro do giá khí đốt tăng cao ảnh hưởng đến những hộ gia đình nghèo và cung cấp 30 triệu euro để ủng hộ người dân Belarus.
Quan hệ giữa EU với các đối tác phương Đông vẫn có tầm quan trọng chiến lược. Hiện nay, EU là đối tác thương mại hàng đầu của 4 trong 6 quốc gia (bao gồm cả Belarus). Trao đổi thương mại giữa các nước đối tác phía Đông và EU vượt 65 tỷ euro. Viện trợ của châu Âu đã cũng hỗ trợ tạo ra hơn 185.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần tạo ra hoặc duy trì khoảng 1,65 triệu việc làm.
Ông Jerome Powell được đề cử làm Chủ tịch FED nhiệm kỳ thứ hai
Nhà Trắng ngày 22/11 thông báo Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đề cử ông Jerome Powell làm Chủ tịch Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED) nhiệm kỳ 2.
Chủ tịch Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ Jerome Powell. Ảnh: AFP/TTXVN
Điều này đồng nghĩa với việc ông Powell sẽ tiếp tục đảm nhiệm vai trò giám sát sự phục hồi của nền kinh tế số 1 thế giới sau đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, quyết định đề cử này cần được Thượng viện thông qua.
Ở nhiệm kỳ này, ông Powell dự kiến sẽ tiếp tục điều hành FED giải quyết những với những tổn thất và thiệt hại nặng nề mà kinh tế Mỹ hứng chịu trong năm 2020 - thời điểm dịch bệnh COVID-19 hoành hành nghiêm trọng nhất tại Mỹ. Một nhiệm vụ đáng chú ý khác của ông Powell sẽ là giải bài toán lạm phát tăng cao trong vài tháng trở lại đây, vốn đang gia tăng sức ép lên chính quyền Tổng thống Biden, cũng như FED trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ.
Ông Powell năm nay 68 tuổi. Ông là thành viên đảng Cộng hòa, có kinh nghiệm điều hành ngành tài chính trong nhiều năm. Ông trở thành một trong số các thành viên Hội đồng thống đốc FED vào năm 2012 dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama và được cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump lựa chọn vào vị trí người đứng đầu cơ quan này từ năm 2018.
Ngay sau khi thông tin về việc tái đề cử ông Powell được Nhà Trắng công bố, mở phiên giao dịch 22/11, các chỉ số chủ chốt trên thị trường chứng khoán New York đồng loạt tăng điểm. Chỉ số Dow Jones tăng 0,4%, trong khi chỉ số S&P 500 và Nasdaq đều tăng ở mức 0,5% chỉ 10 phút sau khi thị trường mở cửa.
Australia nới lỏng thêm các hạn chế biên giới quốc tế Truyền thông Australia đưa tin ngày 22/11, nước này có thể sẽ công bố việc nới lỏng thêm các hạn chế biên giới quốc tế nhằm cho phép những lao động có kỹ năng, sinh viên có thể quay trở lại trong bối cảnh các doanh nghiệp đang nỗ lực giải quyết vấn đề nhân sự khi đang bước vào giai đoạn phục...