EU phản đối leo thang căng thẳng ở Biển Đông
Liên minh châu Âu đề nghị Trung Quốc và các nước Đông Nam Á giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, nơi Mỹ mới đây cử tàu tuần tra áp sát đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép.
Bà Federica Mogherini, đại diện cấp cao về chính sách an ninh đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) (trái), chủ trì cuộc họp ASEM hôm qua. Ảnh: eu-un
Theo Reuters, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Á – Âu (ASEM) lần thứ 12 ở Luxemburg, đại diện cấp cao về chính sách an ninh đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), hôm nay có lập trường cứng rắn, trong bình luận đầu tiên của khối này kể từ khi Washington cử tàu tuần tra Biển Đông trong tháng này.
“Chúng tôi cam kết với một trật tự hàng hải dựa trên các nguyên tắc của luật quốc tế”, đại diện cấp cao Federica Mogherini nói khi được hỏi về tranh chấp. “Chúng tôi phản đối bất cứ âm mưu tuyên bố chủ quyền hàng hải bằng cách cưỡng ép, hăm doạ, dùng vũ lực hay bất cứ hành động đơn phương nào có thể gây thêm rạn nứt”, bà Mogherini cho biết.
Theo khổ 22 trong tuyên bố cuối cùng dài 9 trang của hội nghị, 53 phái đoàn nhất trí về tầm quan trọng “của việc giải quyết tranh chấp hàng hải bằng các biện pháp hoà bình”. “Các bộ trưởng tái nhấn mạnh cam kết của họ với việc duy trì hoà bình, thúc đẩy an ninh và ổn định, an toàn và hợp tác trên biển, tự do đi lại trên biển và trên không, và hoạt động thương mại hợp pháp không bị cản trở”, tuyên bố viết.
Video đang HOT
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đã tham gia hội nghị ASEM lần thứ 12.
Phát biểu tại một phiên họp, trưởng đoàn Việt Nam nhấn mạnh cần thúc đẩy đối thoại, kiềm chế, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), nhằm duy trì môi trường hòa bình, an ninh và ổn định ở Đông Nam Á, châu Á – Thái Bình Dương và toàn thế giới,
Đồng thời, Thứ trưởng cho rằng cần thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ Tuyên bố ứng xử của các bên (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Trọng Giáp
Theo VNE
Mỹ, Nhật cố đưa vấn đề Biển Đông vào Đối thoại quốc phòng ASEAN và khu vực
Mỹ và Nhật Bản đang cố gắng đẩy vấn đề tranh chấp ở Biển Đông vào thông cáo chung của Đối thoại Bộ trưởng quốc phòng ASEAN với đối tác châu Á - Thái Bình Dương đang diễn ra ở Malaysia.
Các bộ trưởng quốc phòng ASEAN tham dự Hội nghị - Ảnh: Reuters
Cuộc đối thoại của các bộ trưởng quốc phòng ASEAN với đối tác ở châu Á - Thái Bình Dương gồm Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và Úc sẽ bắt đầu vào ngày mai 4.11 ở thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia. Giới chức Mỹ và Nhật đang cố thúc giục nước chủ nhà đề cập vấn đề Biển Đông vào thông cáo chung của cuộc đối thoại bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, Reuters ngày 3.11 cho hay.
Trung Quốc hồi tháng 2.2015 tuyên bố Bắc Kinh không muốn vấn đề Biển Đông được đề cập ở cuộc họp này.
"Chúng tôi cùng quan điểm với nhiều nước rằng Biển Đông cần phải được đề cập, nhưng một số nước lại không muốn", Reuters dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ.
Một nguồn tin thân cận với hội nghị cho biết một bản thảo về thông cáo chung được nước chủ nhà Malaysia đưa ra không đề cập đến Biển Đông, thay vào đó chỉ nói khủng bố và hợp tác an ninh khu vực, theo Reuters.
Một nguồn tin khác của Reuters cho hay Nhật Bản cũng đang gây sức ép lên Malaysia và đề nghị Kuala Lumpur "cải thiện" bản thông cáo bằng việc đưa vấn đề Biển Đông vào.
Chưa rõ phản ứng của Malaysia trước sức ép của Mỹ và Nhật Bản trong việc yêu cầu đưa vấn đề Biển Đông vào thông cáo chung của đối thoại quốc phòng ASEAN và đối tác châu Á - Thái Bình Dương.
Trong cuộc đối thoại các bộ trưởng quốc phòng được khởi xướng từ năm 2006, Philippines và Việt Nam phản đối Trung Quốc trong các vấn đề ở Biển Đông trong khi Campuchia ủng hộ Bắc Kinh, cho rằng "Biển Đông không phải là vấn đề cần được thảo luận trong diễn đàn của ASEAN".
Trong khi đó, Malaysia đang cố gắng trung lập trong vấn đề Biển Đông dù cũng là nước có tranh chấp với Trung Quốc. Hồi tháng 10.2015, một tướng quân đội Malaysia bất ngờ lên tiếng chỉ trích việc xây dựng đảo nhân tạo phi pháp của Bắc Kinh là hành động "khiêu khích không chính đáng".
Tuy nhiên, trong buổi khai mạc cuộc họp riêng của các bộ trưởng quốc phòng ASEAN, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia, ông Hishammuddin Hussein không đề cập một lời nào liên quan đến Biển Đông, theo Reuters.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Nhật sẽ làm gì khi Mỹ tuần tra thách thức Trung Quốc ở Biển Đông? Nhật Bản rất quan tâm đến tình hình căng thẳng ở Biển Đông, và việc Nhật dự định hỗ trợ Mỹ tuần tra bên trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây phi pháp ở Biển Đông sẽ làm quan hệ Nhật - Trung thêm rạn nứt. Nhật làm gì khi Mỹ thách thức Trung Quốc...