EU nhất trí thoả thuận giữ Anh ở lại liên minh
Các lãnh đạo Liên minh châu Âu hôm qua nhất trí với thoả thuận mới, mở đường cho một trưng cầu dân ý về việc Anh tiếp tục là thành viên của khối 28 nước này.
Thủ tướng Anh David Cameron (giữa) cùng các lãnh đạo châu Âu tại hội nghị thượng đỉnh của EU ở Bỉ hôm qua. Ảnh: LATimes
“Đã xong. Tất cả nhất trí ủng hộ giải pháp mới cho vấn đề #UKinEU (Anh ở lại EU)”, LA Times dẫn lời Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donal Tusk hôm qua thông báo trên mạng xã hội Twitter.
Thông tin được phát đi tối muộn hôm qua, sau một chuỗi các cuộc họp thể hiện sự chia rẽ sâu sắc giữa các nước châu Âu.
Video đang HOT
Thủ tướng Anh David Cameron cũng phát thông báo ngay sau đó. “Tôi vừa thảo luận về thoả thuận cho Anh vị thế đặc biệt trong EU. Tôi sẽ đề xuất với Nội các vào ngày mai”, ông cho biết trên Twitter. Ông Cameron cũng dự kiến thông báo về ngày tổ chức trưng cầu dân ý, vốn được nhiều người dự đoán diễn ra vào tháng 6 tới.
“Tôi tin rằng chúng ta sẽ mạnh hơn, an toàn hơn và thịnh vượng hơn trong một Liên minh châu Âu được cải cách”, ông Cameron nói trong họp báo. “Và đó là lý do tôi sẽ vận động bằng tất cả trái tim và tâm hồn để thuyết phục người Anh ở lại trong liên minh châu Âu khi nó được cải cách, theo thoả thuận chúng ta đạt được hôm nay”.
Thủ tướng Angela Merkel, người điều hành đất nước giàu có nhất EU, cho biết sự thoả hiệp có được là vì “chúng tôi muốn Anh ở lại”.
Ông Cameron muốn EU cải cách trong 4 lĩnh vực chính: cạnh tranh kinh tế, quyền chủ quyền của các nước thành viên, chính sách an sinh xã hội, và dòng lao động tự do.
Tại các cuộc thảo luận, các nước thành viên Đông Âu của EU phản đối những đề xuất của Anh, trong đó sẽ hạn chế những người EU làm việc ở Anh tiếp cận với phúc lợi an sinh xã hội. Paris thì quan ngại ngành tài chính của Anh, vốn cạnh tranh với Pháp, sẽ ít bị điều chỉnh hơn so với Pháp.
Nhiệm vụ khó khăn của Thủ tướng Cameron là thuyết phục những người có tư tưởng nghi ngờ về EU trong đảng của ông và với công chúng Anh. Những cuộc khảo sát ý dân cho thấy số người ủng hộ và phản đối việc ra khỏi EU khá ngang nhau.
Trọng Giáp
Theo VNE
EU ràng buộc việc bãi bỏ trừng phạt Nga với thi hành Thỏa thuận Minsk
Việc gia hạn các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga là vấn đề gây tranh cãi nghiêm trọng giữa 28 quốc gia thành viên EU.
Các lệnh trừng phạt kinh tế của EU nhằm vào Nga sẽ vẫn giữ nguyên hiệu lực chừng nào các điều khoản của Thỏa thuận Minsk về lệnh ngừng bắn ở miền Đông Ukraina chưa được thực thi đầy đủ.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk (Ảnh AP)
Tuyên bố trên được Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk đưa ra ngày 19/3 tại Hội nghị Thượng đỉnh EU ở Brussels, Bỉ.
Trước đó cùng ngày, cũng tại Hội nghị Thượng đỉnh EU các nhà lãnh đạo châu Âu đã nhất trí đưa ra quyết định nói trên. Theo đó, các lệnh trừng phạt cứng rắn nhất nhằm vào Nga sẽ hết hiệu lực vào tháng 7/2015.
Hiện việc gia hạn các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga là vấn đề gây tranh cãi nghiêm trọng giữa 28 quốc gia thành viên EU. Tuy nhiên, EU vẫn nhượng bộ khi chỉ thông qua quyết định chính thức về việc gia hạn các lệnh trừng phạt nói trên với Nga./.
Theo Sputnik News
Theo_VOV
Các ngân hàng lớn chán ghét cảnh EU không có nước Anh Nhiều nhà băng thế giới không thể chịu được ý tưởng một Liên minh châu Âu (EU) không có nước Anh. Tính đến hiện tại, giới phân tích ở các ngân hàng lớn đang cố gắng thoát khỏi kịch bản "Brexit" đáng sợ này. Ảnh: Reuters Theo CNN, ngân hàng đa quốc gia Goldman Sachs của Mỹ cho hay chuyện nước Anh rời...