EU nhất trí nguyên tắc chung về việc hạn chế đi lại
Liên quan đến tình hình dịch bệnh COVID-19, ngày 13/10, các nước EU đã nhất trí một quy định chung liên quan đến việc hạn chế đi lại.
Cảnh sát Bỉ tiến hành kiểm tra tại khu vực biên giới với Pháp ở Quevy, ngày 19/4/2020, trong bối cảnh nước này thực hiện lệnh hạn chế nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại cuộc họp ở Luxembourg, các ngoại trưởng đến từ 27 nước EU đã nhất trí với đề xuất, theo đó hàng tuần, Trung tâm quản lý và phòng chống dịch bệnh châu Âu sẽ công bố một bản đồ dịch bệnh EU, với các màu theo tín hiệu đèn giao thông gồm màu xanh lá cây, màu vàng và màu đỏ, cho thấy nguy cơ dịch bệnh tại mỗi khu vực. Việc chia màu này sẽ được quyết định dựa trên các yếu tố dịch tễ, trong đó có số ca nhiễm trên 100.000 người dân trong vòng 14 ngày, số lượng xét nghiệm và tỷ lệ các ca dương tính. Những khu vực không đủ dữ liệu sẽ được đánh dấu màu ghi.
Những người đến từ khu vực có màu đỏ, vàng da cam hoặc màu xám có thể phải cách ly hoặc tiến hành xét nghiệm, trong khi những người đến từ khu vực màu xanh lá cây sẽ không phải thực hiện bất kỳ biện pháp nào. Các nước EU cũng sẽ không được từ chối những người đến từ các quốc gia thành viên nhập cảnh vào nước mình.
Với số ca nhiễm đang ngày một gia tăng trên khắp châu Âu, chỉ có một số ít khu vực ở liên minh này được xác định màu xanh lá cây – khu vực có nguy cơ ít lây nhiễm nhất, được phép đi lại không hạn chế, gồm hầu hết khu vực miền Đông nước Đức, một phần các nước thuộc vùng Scandinavia và Baltic, một số khu vực ở Bulgaria, Hy Lạp và 1 vùng ở Italy. Tuy nhiên, quy định này không mang tính ràng buộc với các nước.
Cùng ngày, Ủy ban châu Âu (EC) thông báo sẽ tiếp tục nới lỏng các quy định viện trợ nhà nước cho đến giữa năm 2021. Đây là một phần trong nỗ lực nhằm giúp các doanh nghiệp đối phó với các tác động do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Video đang HOT
Trong thông cáo báo chí, EC khẳng định đã quyết định gia hạn biện pháp này nhằm đáp ứng nhu cầu liên tục của các doanh nghiệp, cũng như bảo vệ thị trường chung của Liên minh châu Âu (EU). Bên cạnh đó, EC cũng đưa ra biện pháp mới để các nước thành viên hỗ trợ những công ty đang phải gánh chịu hậu quả.
Đầu năm nay, EC cũng đã nới lỏng các quy định này đến ngày 31/12 với hy vọng có thể giảm thiểu tác động của đại dịch đối với nền kinh tế.
Đại dịch COVID-19 đã tác động nặng nề đến nền kinh tế thế giới, trong đó có EU, do hầu hết các nước đều phải áp đặt biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt nhằm khống chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2.
Số ca mắc COVID-19 phải điều trị trong khu chăm sóc đặc biệt tại Pháp tăng vọt
Tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại châu Âu vẫn đang diễn biến phức tạp.
Giới chức Pháp cho biết số bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị tại các khu chăm sóc đặc biệt ở nước này đã tăng lên hơn 1.500 ca tính đến ngày 12/10, mức cao nhất kể từ ngày 27/5. Điều này làm tăng quan ngại các biện pháp hạn chế sẽ được áp đặt trên cả nước.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Paris, Pháp, ngày 7/9/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Hiện số bệnh nhân mắc COVID-19 đang được điều trị trong các khu chăm sóc đặc biệt tại các bệnh viện ở Pháp là 1.539 người, ít hơn 5 lần so với mức cao nhất ghi nhận vào ngày 8/4 (với 7.148 ca), nhưng cao gấp 4 lần so với mức thấp nhất thông báo ngày 31/7 (với 371 ca).
Tại Pháp, thông thường số người phải nhập viện vì các bệnh khác nhau vào mùa Thu nhiều hơn mùa xuân, do đó giới chức y tế nước này lo ngại hệ thống y tế sẽ nhanh chóng bị quá tải nếu không hành động để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. Thủ tướng Pháp Jean Castex cho biết nước này đang phải đối mặt với làn sóng dịch bệnh thứ 2 lây lan "mạnh mẽ" và không loại trừ khả năng áp đặt lệnh phong tỏa.
Pháp đã ghi nhận tổng cộng 743.479 ca nhiễm sau khi có thêm 8.505 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ qua. Số ca tử vong cũng tăng thêm 95 ca lên tổng cộng 32.825 ca.
Tại Anh, giới chức y tế cho rằng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn - được Thủ tướng Boris Johnson ngày 12/10 thông báo áp đặt đối với khu vực được phân loại là có nguy cơ lây nhiễm "rất cao" ở vùng England - chưa đủ để có thể kiềm chế sự lây lan của dịch COVID-19, vì vậy nhà chức trách tại các khu vực này cần đưa ra các biện pháp hạn chế bổ sung.
Hiện thành phố Liverpool và khu vực lân cận là nơi đầu tiên ở England bị đưa vào danh sách có nguy cơ lây nhiễm "rất cao", tương đương cảnh báo cấp độ 3 - cao nhất trong thang gồm 3 cấp độ.
Theo hệ thống đánh giá gồm 3 cấp độ, các khu vực được phân loại có nguy cơ lây nhiễm "rất cao" phải đóng cửa quán rượu và thực hiện các biện pháp hạn chế xã hội khác như không tổ chức tiệc cưới, đóng cửa các trung tâm thể thao trong nhà, cũng như các sòng bạc. Tuy nhiên, các trường học, quán cà phê và nhà hàng vẫn mở cửa như hầu hết các văn phòng làm việc, dù người dân được khuyến khích làm việc tại nhà.
Trong khi đó, tại khu vực Nam Mỹ, tổng số ca mắc COVID-19 tại Argentina tính đến ngày 12/10 đã vượt quá 900.000 ca, sau khi số ca nhiễm mới tại các khu đông dân cư lớn tăng vọt. Bộ Y tế Argentina cho biết trong 24 giờ qua nước này ghi nhận thêm 9.524 ca nhiễm mới và 318 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 903.730 ca và 24.186 ca.
Cuối tuần trước, Chính phủ Argentina đã thắt chặt các biện pháp hạn chế đi lại của người dân tại 18 tỉnh trong 2 tuần sau khi số ca nhiễm mới gia tăng.
Cùng ngày 12/10, Cơ quan Hàng không Dân dụng Quốc gia Venezuela (INAC) thông báo chính phủ nước này đã quyết định gia hạn cấm các hoạt động hàng không thêm 1 tháng đến hết ngày 12/11 tới.
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, INAC tuyên bố mọi hoạt động hàng không đều phải được các cơ quan có thẩm quyền của Venezuela cho phép. Tuy nhiên, các chuyến bay khẩn cấp, chở hàng và thư tín, các chuyến bay nhân đạo, hồi hương hoặc các chuyến bay do Liên hợp quốc ủy quyền được miễn quy định này. Các hành khách tham gia những hoạt động bay nói trên phải tuân thủ quy tắc kiểm dịch dưới sự giám sát nghiêm ngặt của chính phủ và phải thực hiện các xét nghiệm y tế.
Chính phủ Venezuela đã đình chỉ các chuyến bay vào cuối tháng 3 vừa qua, khi những trường hợp mắc COVID-19 đầu tiên được phát hiện tại nước này. Hiện Venezuela ghi nhận tổng cộng 83.137 ca mắc, trong đó có 697 ca tử vong.
Trung Quốc giảm danh tiếng toàn cầu Hình ảnh toàn cầu của Trung Quốc trở nên tiêu cực khi phần lớn người dân các nước nói Bắc Kinh xử lý Covid-19 kém, theo khảo sát của Pew. Trung tâm Nghiên cứu Pew ngày 6/10 công bố kết quả cuộc thăm dò được tiến hành với 14.276 người trưởng thành ở 14 quốc gia, từ tháng 6 đến tháng 8, chủ...