EU ngăn người Mỹ nhập cảnh
Mỹ không thuộc danh sách các điểm đến an toàn với các chuyến đi không thiết yếu được EU công bố hôm nay.
EU hôm nay công bố danh sách 15 nước được thực hiện chuyến bay tới khối này với mục đích giải trí hoặc kinh doanh từ ngày 1/7. Các thành viên EU từ 1/7 sẽ bắt đầu dỡ bỏ hạn chế đi lại với công dân các nước có tên trong danh sách.
Danh sách gồm 14 quốc gia được EU mở cửa từ ngày mai bao gồm Algeria, Australia, Canada, Georgia, Nhật Bản, Montenegro, Morocco, New Zealand, Rwanda, Serbia, Hàn Quốc, Thái Lan, Tunisia và Uruguay.
Trung Quốc là quốc gia thứ 15 trong danh sách, nhưng việc đi lại chỉ được thông qua nếu chính quyền Bắc Kinh cho phép du khách châu Âu tới nước này. “Có đi có lại” là một điều kiện với các quốc gia thuộc danh sách được EU mở cửa.
Danh sách này không có Mỹ, Nga và Brazil, những vùng dịch lớn hiện nay.
Video đang HOT
Động thái này của EU nhằm hỗ trợ ngành du lịch và các địa điểm tham quan trong khối, đặc biệt là ở các quốc gia Nam Âu, được cho là chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch Covid-19.
Nhân viên khử trùng máy bay tại sân bay quốc tế Fiumicino, Rome, Italy, hôm 4/6. Ảnh: Reuters.
EU trước đó đã xem xét không cho người Mỹ vào khối khi các nước thành viên khôi phục kinh tế và mở lại biên giới từ 1/7. Khách du lịch Mỹ và phần còn lại của thế giới tạm thời bị cấm nhập cảnh vào EU, trừ các trường hợp hồi hương hoặc đi lại thiết yếu, kể từ giữa tháng 3.
Quyết định cấm người Mỹ vào EU cũng phản ánh một phần diễn biến của dịch bệnh. Hồi tháng 3, khi châu Âu là tâm dịch, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến các nhà lãnh đạo khu vực này tức giận khi ông cấm nhập cảnh vào Mỹ đối với hầu hết các quốc gia EU. Trump giải thích rằng đây là động thái cần thiết để bảo vệ nước Mỹ, ở thời điểm đó ghi nhận khoảng 1.100 ca nhiễm nCoV và 38 ca tử vong.
Cuối tháng 5 và đầu tháng 6, Trump cho biết châu Âu đang có những tiến bộ trong ứng phó Covid-19 và một số hạn chế có thể được dỡ bỏ, nhưng kể từ đó, chính quyền Trump vẫn chưa có động thái mới nào. Hiện châu Âu đã hầu như kiềm chế được Covid-19, song Mỹ vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới, với số ca nhiễm và tử vong mới vẫn ở mức cao.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 10,4 triệu người nhiễm, hơn 500.000 người chết và hơn 5,6 triệu người hồi phục.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thảo luận về công việc của các tòa án quốc tế
Các thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ghi nhận tiến độ của Cơ chế trong công tác xét xử, quản lý hồ sơ, bảo vệ nhân chứng.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 8/6 đã họp định kỳ 6 tháng nghe báo cáo và thảo luận về công việc của Cơ chế giải quyết các vụ việc tồn đọng của các tòa án quốc tế (gọi tắt là Cơ chế).
Một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. (ảnh: AFP).
Các thành viên Hội đồng Bảo an ghi nhận tiến độ của Cơ chế trong công tác xét xử, quản lý hồ sơ, bảo vệ nhân chứng, triển khai các biện pháp ngăn ngừa lây lan Covid-19 trong nhân viên và các cơ sở của Cơ chế, đồng thời hạn chế tối đa tác động của các biện pháp phòng, chống Covid-19 đến công tác.
Các nước cũng cho rằng việc bắt giữ Felicien Kabuga, một trong các nghi phạm chủ chốt gây tội ác diệt chủng tại Rwanda năm 1994 và đã lẩn trốn hơn 20 năm qua, có ý nghĩa quan trọng trong trừng trị tội ác quốc tế, bảo đảm công lý. Các thành viên Hội đồng Bảo an ủng hộ Cơ chế xây dựng chiến lược, kế hoạch tiến tới hoàn tất nhiệm vụ là cơ chế "tinh gọn, tạm thời, chức năng giảm dần theo thời gian", kêu gọi các quốc gia hợp tác và hỗ trợ Cơ chế theo các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an.
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, ghi nhận các kết quả xét xử trong thời gian qua, nhấn mạnh yêu cầu xét xử công bằng, đúng trình tự, thủ tục, hoan nghênh Cơ chế đạt tiến triển về bảo đảm cân bằng giới và tăng tính đại diện trong đội ngũ nhân viên.
Đại sứ Đặng Đình Quý bày tỏ ủng hộ việc các quốc gia liên quan có trách nhiệm hàng đầu trong truy tố, xét xử tội ác quốc tế nghiêm trọng và tăng cường hợp tác, hỗ trợ Cơ chế sớm hoàn thành các công việc còn tồn đọng./.
NATO vươn xa về phía đông Sau bao năm chờ đợi thì cuối cùng Bắc Macedonia cũng sắp chính thức trở thành thành viên thứ 30 của Liên minh Quân sự NATO. Bắc Macedonia xin gia nhập NATO từ năm 1995 Ảnh AFP Hồi tuần trước, Tây Ban Nha là nước cuối cùng trong liên minh phê chuẩn việc kết nạp Bắc Macedonia - một quốc gia thuộc khu...