EU, Nga, Mỹ và Ukraine đàm phán giải quyết khủng hoảng
Các quan chức cấp cao của Liên minh Châu Âu ( EU), Nga, Mỹ và Ukraine sẽ đàm phán vào tuần tới để thảo luận về tình hình ngày càng bất ổn ở Kiev. Đây sẽ là cuộc họp bốn bên đầu tiên kể từ khi cuộc khủng hoảng nổ ra.
Những người tham gia cuộc đàm phán quan trọng này gồm có Phụ trách chính sách đối ngoại EU Catherine Ashton, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cùng người đồng cấp Nga Sergei Lavrov và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraine Andriy Deshchytsia.
Crimea đã sáp nhập vào Nga từ tháng hai, đồng thời Moscow cũng đã triển khai quân đội dọc theo biên giới Ukraine. Kiev và Hoa Kỳ cáo buộc Nga kích động gây nên bất ổn tại phía đông Ukraine để lấy cớ đưa quân vào lãnh thổ. Ngay sau đó, Điện Kremlin đã đưa ra một tuyên bố bác bỏ cáo buộc trên.
Cho tới nay, Nga vẫn không công nhận chính quyền mới ở Kiev sau khi Tổng thống Ukraine thân Nga Viktor Yanukovych bị lật đổ vào tháng hai.
Đoàn biểu tình thân Nga ở phía đông Ukraine
Thời gian và địa điểm chính xác của cuộc đàm phán diễn ra vào tuần tới chưa được công bố mặc dù các quan chức EU khẳng định rằng đó là ở châu Âu.
Hôm qua (8/4), NATO đã cảnh báo Nga rằng nếu nước này tiếp tục can thiệp tới Ukraine thì đó là một “sai lầm lịch sử” và sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen kêu gọi Moscow rút quân từ biên giới phía đông Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định ông không có ý định xâm lược Ukraine nhưng ông có quyền bảo vệ lợi ích của dân tộc Nga ở nước này. Ông cũng kêu gọi Nga “tham gia vào một cuộc đối thoại chính thức với chính quyền Ukraine”.
Video đang HOT
Căng thẳng của Ukraine gia tăng khi cuối tuần vừa qua, những nhà hoạt động thân Nga đã chiếm giữ các tòa thị chính ở Donetsk, Luhansk và Kharkiv thuộc phía đông Kiev. Đoàn biểu tình xông vào các tòa nhà và giương cao những lá cờ ba màu của Nga.
Quân đội Nga được triển khai tại dọc biên giới Kiev.
Chính quyền Kiev đã lấy lại quyền kiểm soát của tòa nhà chính quyền ở thành phố Kharkiv vào hôm qua, đồng thời bắt giữ 70 người trong đoàn biểu tình thân Nga.
Tại Luhansk, quan chức Ukraine bị cáo buộc rằng đã sử dụng chất nổ để chiếm lại tòa nhà an ninh và bắt giữ 60 người chống lại họ.
Hiện những người biểu tình vẫn ở bên trong tòa nhà chính quyền khu vực Donetsk và kêu gọi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để ly khai khỏi Ukraine.
Moscow đã cảnh báo Ukraine rằng việc sử dụng vũ lực để chấm dứt các cuộc biểu tình có thể dẫn đến một cuộc nội chiến.
Theo một nguồn tin ngoại giao từ EU, BBC cho biết, Ủy ban châu Âu đã thiết lập một ” Nhóm hỗ trợ đặc biệt cho Ukraine”. Nhóm này bao gồm khoảng 10 người và phạm vi công việc có thể được mở rộng rới cả Grudia và Moldova.
Theo Khampha
Nga đòi Ukraine trả nóng 11,4 tỷ USD
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga ngày 5/4 đã chính thức yêu cầu Ukraine phải trả ngay 11,4 tỷ USD tiền chiết khấu giá mua khí đốt. Động thái có thể khơi mào cho một cuộc chiến pháp lý và làm gián đoạn nguồn cung khí đốt cho Tây Âu.
Ukraine sẽ phải thanh toán ngay các khoản nợ cho Nga nếu không muốn bị cắt nguồn cung khí đốt.
Theo Chủ tịch Gazprom Alexei Miller, lý do đòi lại tiền là vì chính phủ Nga đã hủy bỏ thỏa thuận Kharkov ký với chính quyền Ukraine trước đây.
Thỏa thuận quy định Ukraine được mua khí đốt của Nga với giá ưu đãi cho đến năm 2017, để đổi lại việc cho Mátxcơva tiếp cận các cơ sở tại quân cảng Sevastopol thuộc Crimea.
"Tổng số tiền chiết khấu tính từ nay cho đến năm 2017 là 11,4 tỷ USD. Số tiền chiết khấu này trên thực tế là khoản thanh toán mà Nga đã trả trước cho việc thuê căn cứ của Hạm đội Biển Đen ở Sevastopol. Nhưng nay Sevastopol và phần còn lại của bán đảo Crimea đã được sáp nhập vào Nga nên Ukraine sẽ phải hoàn trả lại", ông Miller giải thích trong buổi trả lời phỏng vấn đài truyền hình Nga. "
Ngoài việc đòi số tiền trên, Gazprom cũng yêu cầu Kiev phải lập tức thanh toán số tiền mua khí đốt thời gian gần đây với tổng trị giá trên 2,2 tỷ USD.
Hiện phía Ukraine chưa đưa ra phản ứng với tuyên bố của Gazprom, song quyền Thủ tướng nước này Arseniy Yatsenyuk dọa sẽ kiện Nga ra tòa về việc tăng giá khí đốt bán cho Ukraine.
Theo ông Yatsenyuk, hai đợt tăng giá khí đốt trong 3 ngày của Nga là một dạng "xâm lược kinh tế" nhằm trừng phạt ban lãnh đạo mới của Ukraine vì lật đổ chế độ được Mátxcơva hậu thuẫn hồi tháng trước.
"Việc gây sức ép chính trị này là không thể chấp nhận. Chúng tôi không chấp nhận mức giá 485,5 USD/1.000 m3 khí đốt. Nga đã không thể thâu tóm Crimea bằng biện pháp xâm lược quân sự và nay tiếp tục ý đồ chiếm Ukraine bằng xâm lược kinh tế", ông Yatsenyuk phát biểu tại phiên họp chính phủ ngày 5/4.
Ông cảnh báo sẽ đưa nước láng giềng phía Đông ra tòa án trọng tài để giải quyết tranh cãi về giá khí đốt, động thái có thể gây gián đoạn nguồn cung khí đốt cho Tây Âu.
Trong tuần qua, Gazprom đã tăng 81% giá khí đốt bán cho Ukraine từ 268,5 USD lên 485,5 USD/1.000 m3, bằng với mức giá cao nhất ở châu Âu.
Trước tình thế này, Liên minh châu Âu (EU) cho biết sẽ tạo diễn đàn đối thoại với hai bên để tìm kiếm giải pháp.
"EU sẽ tiếp tục hợp tác với Nga và Ukraine để giảm bớt căng thẳng giữa 2 nước nhưng cũng sẽ để ngỏ phương án áp đặt các trừng phạt", đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU, bà Catherine Ashton, cho biết tại hội nghị không chính thức các ngoại trưởng EU diễn ra trong 2 ngày 4-5/4 tại Athens, Hy Lạp.
"Chúng tôi thống nhất quyết tâm cùng hành động đối phó với mối đe dọa đối với chủ quyền và sự ổn định của Ukraine", bà nói thêm tại buổi họp báo sau khi kết thúc hội nghị.
Tuy nhiên, bà cũng cho biết sẽ thuyết phục Nga làm dịu tình hình.
Theo Dantri
Quay lưng với Nga, Ukraine đang trả giá đắt? Những ngày này, Ukraine đang trở thành tâm điểm chú ý của thế giới khi cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng trong nước châm ngòi cho một cuộc đối đầu Đông-Tây căng thẳng nhất kể từ sau thời Chiến tranh Lạnh. Ảnh minh họa Chính phủ lâm thời mới ở Kiev phũ phàng tìm cách quay lưng lại với nước láng giềng...