EU, Mỹ họp bàn về việc mở cửa du lịch xuyên Đại Tây Dương
Thông báo ngày 21/6 từ Ủy ban châu Âu (EC) cho biết các Ủy viên châu Âu phụ trách tư pháp Didier Reynders, phụ trách nội vụ Ylva Johansson và Phó Chủ tịch EC Margaritis Schinas sẽ gặp gỡ các quan chức của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Lisbon (Bồ Đào Nha) vào ngày 22/6 để bàn thảo việc nối lại các chuyến du lịch xuyên Đại Tây Dương.
Hành khách tại sân bay Tegel ở thủ đô Berlin, Đức. Ảnh (minh họa): THX/TTXVN
Đây là lần đầu tiên cuộc họp cấp Bộ trưởng Tư pháp và Nội vụ EU-Mỹ, thường diễn ra hai lần một năm, được tổ chức bằng hình thức trực tiếp, giữa các đại diện của EC và chính quyền của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden. Bộ trưởng An ninh và Nội địa Mỹ Alejandro Mayorkas cùng Phó Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Bruce Swartz cũng tham dự cuộc họp.
Chương trình nghị sự sẽ tập trung vào hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố, chống chủ nghĩa cực đoan bạo lực và kích động trên mạng, trách nhiệm của các nền tảng trực tuyến, sự trao đổi có đi có lại về thị thực EU và Mỹ, cũng như triển vọng nối lại du lịch giữa hai bờ Đại Tây Dương sau đại dịch COVID-19. Chủ đề này đã được nhóm chuyên gia hai bên họp bàn hôm 18/6 vừa qua.
Việc thành lập nhóm chuyên gia này được công bố trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh EU-Mỹ nhân chuyến thăm của Tổng thống Biden tới Brussels hôm 15/6.
Kể từ ngày 14/6, hãng hàng không Brussels Airlines của Bỉ bắt đầu nối lại các chuyến bay tới Mỹ. Đây là hành trình xuyên Đại Tây Dương đầu tiên từ Brussels kể từ tháng 3/2020 do đại dịch COVID-19. Bắt đầu từ tuần này, Brussels Airlines sẽ thực hiện mỗi tuần 3 chuyến bay tới Washington và 4 chuyến tới New York.
Video đang HOT
Hiện nay, các chuyến du lịch giữa Bỉ và Mỹ vẫn chưa được phép. Đại diện Brussels Airlines hy vọng mọi hạn chế sẽ mau chóng được dỡ bỏ để du khách hai bên được tự do đi lại.
Tuần trước, Mỹ đã nới lỏng khuyến nghị đi du lịch nước ngoài đối với công dân của mình đến các nước châu Âu, bao gồm cả Đức, nhưng không thay đổi lệnh cấm nhập cảnh đối với du khách từ khu vực Schengen và một số khu vực khác.
Biến thể Delta đe dọa nỗ lực chống COVID-19 của châu Âu
Biến thể Delta (phát hiện lần đầu tại Ấn Độ) không chỉ càn quét Anh, "thống trị" tại Bồ Đào Nha, mà còn xuất hiện trong các ổ dịch tại nhiều nước châu Âu khác như Đức, Pháp và Tây Ban Nha.
Nhân viên y tế tiêm ngừa COVID-19 cho người dân tại thủ đô Berlin, Đức - Ảnh: REUTERS
Giới lãnh đạo châu Âu đã lên tiếng cảnh báo cần những biện pháp kiểm soát dịch mới vì diễn biến đáng lo ngại từ biến thể Delta.
Theo báo Financial Times, biến thể Delta hiện vẫn chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng số ca nhiễm ở châu Âu, nhưng đang lây lan ngày một nhanh tại đây.
Phân tích dữ liệu từ Tổ chức Sáng kiến toàn cầu chia sẻ dữ liệu cúm (GISAID), Financial Times cho biết biến thể Delta chiếm tới 96% các ca lây nhiễm theo chuỗi tại Bồ Đào Nha, hơn 20% tại Ý và khoảng 16% tại Bỉ.
Tuy ít nhưng số ca COVID-19 liên quan tới biến thể Delta đang ngày một tăng. Nhiều người lo ngại điều này có thể phá bỏ toàn bộ những bước tiến tích cực tại Liên minh châu Âu (EU) hơn hai tháng qua trong cuộc chiến chống dịch bệnh.
"Chúng ta đang trong quá trình đè bẹp virus này và xóa sổ đại dịch, chúng ta không thể để biến thể Delta vượt mặt", Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran phát biểu hồi tuần trước.
Ông Veran cho biết 2-4% các mẫu virus được phân tích tại Pháp là biến thể Delta. "Bạn có thể nói số liệu này thấp, nhưng tình huống này giống với Anh cách đây vài tuần", ông cảnh báo.
Phân tích của Financial Times cảnh báo tỉ lệ trên có thể còn cao hơn.
Tại Bồ Đào Nha, tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng đã xuất hiện tại khu vực Lisbon, nơi chiếm hơn 60% số ca nhiễm mới quốc gia này ghi nhận trong tuần qua.
Giới khoa học tại châu Âu đang hướng sự quan tâm về Anh để tìm kiếm manh mối về diễn biến tiếp theo, cũng như các biện pháp cần thiết để ngăn dịch bệnh lây lan.
Số ca COVID-19 của Anh đã tăng gấp ba trong tháng trước và biến thể Delta chiếm khoảng 98% số ca nhiễm mới.
Delta có thể là biến thể phổ biến nhất tại Mỹ trong mùa hè
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), bà Rochelle Walensky, hôm 18-6 cho biết biến thể Delta có thể trở thành biến thể thống trị tại Mỹ vào mùa hè năm nay.
"Nó dễ lây nhiễm hơn biến thể Alpha hay biến thể đến từ Anh, đang hoành hành tại đây. Chúng ta đã chứng kiến nó nhanh chóng trở thành biến thể thống trị chỉ trong vòng 1-2 tháng. Tôi cho rằng điều đó sẽ diễn ra tại đây", bà Walensky trả lời phỏng vấn Đài ABC.
Nhắc lại thông điệp kêu gọi mọi người đi tiêm phòng, bà Walensky bày tỏ lo ngại rằng một chủng mới có thể kháng vắc xin sẽ xuất hiện, nhưng nhấn mạnh rằng tiêm chủng đầy đủ sẽ giúp chống lại biến thể Delta.
Châu Âu dò bước qua khủng hoảng Đánh giá tiến triển đạt được trong cuộc chiến chống COVID-19, tại cuộc họp nội các cuối tuần trước, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã mỉm cười nói với những người tham gia rằng "vậy là chúng ta cũng đã nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm". Thực khách thưởng thức cà phê ngoài trời, khi các cửa hàng được phép mở cửa...