EU muốn mua khí đốt từ Iran để giảm phụ thuộc Nga
EU đang trông đợi có thể nhập khẩu khí đốt từ Iran để chấm dứt sự lệ thuộc vào Nga, sau khi xuất hiện triển vọng về một thỏa thuận hạt nhân mới đi kèm dỡ bỏ trừng phạt với Tehran.
EU trông đợi vào nguồn khí đốt từ Iran để chấm dứt phụ thuộc vào Nga. (Ảnh: AFP)
Theo hãng thông tấn AFP, Liên minh châu Âu (EU) đang đặt cược vào các đường ống mang tên Hành lang phía Nam để cung cấp khí đốt cho miền nam châu Âu thông qua Thổ Nhĩ Kỳ từ các mỏ dầu tại Azerbaijan và các quốc gia lân cận, bao gồm Iran.
“Đó là một trong những ưu tiên hàng đầu của chúng ta”, Miguel Arias Canete, Ủy viên EU về Hành động khí hậu và năng lượng, phát biểu hôm 15/4 tại thủ đô Riga của Latvia khi đề cập đến nguồn khí đốt.
Sẽ được triển khai vào năm 2019, dự án này được coi là bước khởi đầu để cung cấp 10 tỷ m3 khí đốt/năm cho Bulgaria và Hy Lạp. Và “có thể tăng lên đến 40 tỷ m3 khí đốt/năm” nếu một lệnh dỡ bỏ trừng phạt đối với Iran được ký kết, một quan chức châu Âu hôm 17/4 cho hay.
Video đang HOT
Giới chuyên gia nhận định châu Âu và Iran sẽ đạt được lợi ích chung nếu Iran đạt được thỏa thuận với Mỹ và các cường quốc còn lại về chương trình hạt nhân của nước này để đối lại một lệnh dỡ bỏ trừng phạt.
Judy Dempsey, một nhà phân tích của đại học Carnegie Europe tại Berlin, nhận định: “Thực tế Iran đang rất cần vốn đầu tư. Họ cần đồng tiền mạnh. Họ cần hiện đại hóa cơ sở hạ tầng. Châu Âu thì muốn giải quyết vấn đề khí đốt. Đó chắc chắn là một giải pháp thay thế, nhưng các nước châu Âu cần thận trọng để không bỏ trứng vào một giỏ là Iran”.
Daniel Gros, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Cảnh sách châu Âu trụ sở tại Brussel, cho biết “sẽ mất rất nhiều thời gian để Iran có thể trở thành một giải pháp thay thế “chắc chắn” cho Gazprom” khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ.
Sẽ mất nhiều thời gian để xây dựng đường ống khí đốt mới và cơ sở hạ tầng cần thiết. Trong khi đó, thông qua các đường ống có sẵn, “Nga sẽ vẫn là nguồn cung cấp rẻ nhất cho EU thời gian tới”.
Châu Âu đang nỗ lực tìm kiếm các nguồn và con đường cung cấp năng lượng mới cho khu vực khi cuộc khủng hoảng Ukraine đang khiến cho quan hệ với Nga rơi vào bế tắc.
Năm 2014, EU đã bỏ ra khoảng 400 triệu euro để nhập khẩu khí đốt. Trong đó, liên minh này mua 125 tỷ m3 khí đốt từ Tập đoàn Gazprom của Nga, với một nửa đi qua Ukraine.
Tuy nhiên, việc vận chuyển khí đốt qua Ukraine đã trở nên khó lường do những bất đồng tài chính không ngớt giữa Gazprom và doanh nghiệp của Ukraine Naftogaz, cũng như cuộc khủng hoảng tại miền đông Ukraine. Giám đốc Gazprom, ông Alexei Miller, đang đe dọa sẽ cắt đứt nguồn cung cấp khí đốt qua Ukraine vào năm 2019.
Thoa Phạm
Theo Dantri/ AFP
Nổ đường ống khí đốt tại California, 15 người bị thương
Một nhóm thợ xây dựng vào hôm 17.4 đã vô tình làm vỡ một đường ống dẫn khí đốt ở thành phố Fresno thuộc bang California (Mỹ), gây ra một vu nổ khiến 15 người bị thương, nhà chức trách địa phương thông báo.
Một lính cứu hỏa đang đứng nhìn ngọn lửa bùng lên sau khi một đường ống dẫn khí đốt bị bể ở thành phố Fresno, bang California (Mỹ) vào hôm 17.4 - Ảnh: Reuters
Reuters cho biết trong số các nạn nhân bị thương có 4 người đang trong tình trạng nguy kịch. Một cầu lửa đã bùng lên khi một chiếc xe xúc đất đào trúng vào đoạn đường ống có đường kính 30 cm này, làm bị thương các công nhân trong nhóm thợ xây dựng và một nhóm tù nhân đứng gần đó, theo lời kể của Phát ngôn viên Sở Cứu hỏa Fresno Peter Martinez.
Đoạn đường quốc lộ nơi sự cố xảy ra, cùng một tuyến đường sắt gần đó, đã bị phong tỏa, ông Martinez cho hay. Tuyến đường sắt bị hoãn lại để các cơ quan chức năng kiểm tra xem liệu chiếc cầu nơi tuyến đường sắt băng qua có bị hư hại gì không, ông này cho biết.
Một thợ xây dựng bị thương nặng đã được trực thăng chở đi cấp cứu, trong khi khoảng 13-14 người khác cũng được đưa đi bệnh viện để kiểm tra và điều trị vết thương, theo ông Martinez.
Pacific Gas & Electric Corp, công ty quản lý đường ống khí đốt bị bể, đã ngắt đường ống và cho biết đang điều tra vụ việc.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Ukraine yêu cầu triển khai phái bộ hòa bình tới miền Đông Ngày 2/3, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã ký một sắc lệnh mở đường cho việc chính thức yêu cầu triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế tới khu vực miền Đông - nơi quân chính phủ Ukraine đang giao tranh với quân ly khai. Lực lượng tình nguyện Ukraine huấn luyện quân sự tại thành phố Mariupol ngày 27/2...