EU, Moldova ký thỏa thuận hợp tác quản lý biên giới
Liên minh châu Âu (EU) ngày 17/3 đã ký một thỏa thuận ràng buộc pháp lý với Cộng hòa Moldova về hợp tác quản lý biên giới giữa Cơ quan biên phòng và bờ biển châu Âu ( Frontex) và lực lượng biên phòng Moldova.
Người Ukraine đến trại tị nạn ở Moldova. Ảnh: AFP/Getty Images
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, thỏa thuận được ký kết bởi Ủy viên châu Âu phụ trách nội khối Ylva Johansson, Philippe Léglise-Costa, đại diện của Pháp đang giữ chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng châu Âu và Đại sứ Moldova tại EU, Daniela Morari.
Theo Ủy viên Ylva Johansson, các hành động của Moldova trong việc tiếp nhận những người chạy trốn khỏi chiến sự ở Ukraine rất ấn tượng. Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến, Moldova đã tiếp nhận số lượng người tị nạn tính theo đầu người cao nhất trong khu vực. EU luôn hỗ trợ Moldova – thông qua cơ chế bảo vệ dân sự, cam kết chuyển người đến các quốc gia thành viên EU. Hơn nữa, thông qua thỏa thuận vừa ký kết, EU sẽ hỗ trợ thêm cho Moldova nhằm tăng cường quản lý biên giới với việc triển khai các lực lượng biên phòng Frontex trên lãnh thổ của Moldova, để hợp tác với các lực lượng biên phòng Moldova trong việc thực hiện công việc của họ.
Trong số hơn 3 triệu người chạy trốn khỏi cuộc ở Ukraine, hơn 300.000 người cho đến nay đã tìm kiếm sự an toàn ở Moldova. Lực lượng biên phòng Moldova đang phải đối mặt với những thách thức do lượng người nhập cư quá cao và có chung đường biên giới với khu vực chiến sự.
Để hỗ trợ chính quyền Moldova giải quyết những thách thức này, thỏa thuận sẽ cho phép tăng cường triển khai các nhóm Frontex. Nhiệm vụ của họ sẽ bao gồm hỗ trợ quản lý biên giới, sàng lọc, đăng ký và kiểm tra danh tính của những người qua biên giới và các nhiệm vụ giám sát biên giới, hợp tác với các nhà chức trách Moldova, cũng như giúp đỡ trong việc thu thập và trao đổi thông tin. Điều này có thể giúp hỗ trợ việc chuyển giao người tới các quốc gia thành viên EU theo nền tảng đoàn kết.
Đây là thỏa thuận đầu tiên dựa trên nhiệm vụ tăng cường của lực lượng Frontex và là thỏa thuận thứ 4 mà EU ký kết với một quốc gia đối tác, sau khi các thỏa thuận tương tự được ký với Serbia vào tháng 11/2019, với Albania vào tháng 10/2018 và Montenegro tháng 10/2019. Các thỏa thuận quy chế tương tự với Bắc Macedonia (7/2018) và Bosnia và Herzegovina (1/2019) đang chờ hoàn thiện.
Cảnh báo chiến dịch quân sự tại Ukraine khiến đại dịch COVID-19 trầm trọng hơn
Ngày 13/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bày tỏ lo ngại chiến dịch quân sự tại Ukraine có nguy cơ khiến đại dịch COVID-19 trầm trọng hơn, đồng thời cho biết đang nỗ lực để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
Người dân Ukraine sơ tán khỏi thủ đô Kiev, ngày 7/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Báo cáo tình hình dịch COVID-19 được WHO công bố cùng ngày cho thấy từ ngày 3 - 9/3 ghi nhận tổng cộng 791.021 ca mắc mới và 8.012 ca tử vong tại Ukraine và các nước lân cận. Theo WHO, số ca mắc COVID-19 trong khu vực giảm so với tuần trước. Tuy nhiên, Ukraine đối mặt với nguy cơ sẽ có thêm nhiều ca tử vong và ca bệnh nặng do tỷ lệ tiêm vaccine thấp, nhất là trong số trên 2 triệu người rời Ukraine chạy sang các khu vực lân cận cũng có tỷ lệ tiêm vaccine thấp. Theo trang Our World In Data, tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Ukraine là khoảng 34% trong khi tại nước láng giềng Moldova là khoảng 29%.
Báo cáo cho biết để hỗ trợ phòng chống dịch bệnh, WHO đã mua thuốc điều trị COVID-19 đồng thời khuyến khích chiến dịch tiêm chủng và tăng cường giám sát COVID-19 cũng như các bệnh truyền nhiễm khác. WHO cũng đề xuất hỗ trợ phòng thí nghiệm, bao gồm cả xét nghiệm COVID-19.
Dự kiến, Hungary sẽ cung cấp miễn phí vaccine cho người tị nạn Ukraine. Bộ Y tế Romania triển khai đội ngũ y tế để xét nghiệm và tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân Ukraine chạy sang nước này lánh nạn. Slovakia miễn phí điều trị cho người Ukraine mắc COVID-19 trong khi Moldova tiêm miễn phí vaccine ngừa COVID-19 cho người dân Ukraine.
Trong tuyên bố chung với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), WHO nhấn mạnh các đối tác viện trợ nhân đạo và nhân viên y tế cần duy trì và tăng cường dịch vụ y tế thiết yếu, trong đó có tiêm vaccine ngừa COVID-19 và bệnh bại liệt, đồng thời cung cấp thuốc điều trị cho dân thường trên khắp Ukraine cũng như những người tị nạn sang các nước láng giềng. Tuyên bố cũng cho rằng các dịch vụ y tế cần được bố trí một cách hệ thống tại các cửa khẩu biên giới, bao gồm cả các quy trình chăm sóc và chuyển tuyến nhanh cho trẻ em và phụ nữ mang thai.
Trước đó, ông Mike Ryan - Giám đốc các tình trạng khẩn cấp của WHO, cũng cảnh báo dịch bệnh COVID-19 sẽ gia tăng tại Ukraine do xét nghiệm ít đi, chương trình tiêm vaccine tạm dừng và tâm lý người dân lo sợ và căng thẳng vì khủng hoảng cùng với tỷ lệ tiêm vaccine vốn đã thấp.
Ấn Độ sẽ nối lại các chuyến bay quốc tế từ ngày 27/3 Bộ trưởng Hàng không Dân dụng Ấn Độ Jyotiraditya Scindia ngày 13/3 cho biết nước này sẽ nối lại các chuyến bay quốc tế thường kỳ từ ngày 27/3 tới trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 ở nước này đã cải thiện. Máy bay đỗ tại sân bay Mumbai, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN Ấn Độ đã đình chỉ các chuyến bay quốc...