EU “mềm hóa” cách tiếp cận với Trung Quốc
Các nhà lãnh đạo EU đã đưa ra chính sách “giảm thiểu rủi ro” đối với Trung Quốc, giảm nhẹ cách tiếp cận “tách rời” không chính thức của EU, phản ánh những lo ngại về chiến tranh thương mại và những thiệt hại kinh tế nếu “cắt đứt” quan hệ với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Quyết định đã được thống nhất nhanh chóng tại Hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo châu Âu ở Brussels sau khi người đứng đầu Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen bước vào hội nghị sau một cuộc họp thống nhất ý kiến với 27 quốc gia thành viên. Khối EU cho rằng các chuỗi cung ứng hóa chất cho pin xe điện, chất bán dẫn và nhiều sản phẩm quan trọng khác đặc biệt dễ bị tổn thương nếu “cắt đứt” quan hệ với Bắc Kinh. “EU sẽ tiếp tục giảm bớt các yếu tố phụ thuộc và lỗ hổng nghiêm trọng, bao gồm cả chuỗi cung ứng, đồng thời sẽ loại bỏ rủi ro và đa dạng hóa khi cần thiết và phù hợp,” EC cho biết trong một thông cáo chính thức được toàn khối thông qua.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) trong chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng 4/2023.
Văn bản gồm sáu đoạn của EU về Trung Quốc được thiết kế để bảo vệ các lợi ích kinh tế, nhưng đồng thời cũng tạo cho EU một không gian rộng rãi trong các vấn đề ngoại giao. Văn bản này kêu gọi Trung Quốc “gây áp lực buộc Nga ngừng chiến tranh và rút quân ngay lập tức, hoàn toàn và vô điều kiện khỏi Ukraine”. Bên cạnh đó, văn bản cũng đưa ra lời lẽ mạnh mẽ về Đài Loan, bày tỏ lo ngại về “căng thẳng gia tăng ở eo biển Đài Loan” và phản đối “bất kỳ nỗ lực đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc ép buộc”.
Phát biểu với các phóng viên báo chí, bà Von der Leyen nói rằng “giảm thiểu rủi ro ngoại giao” là trọng tâm. Nó cho phép EU cứng rắn với Trung Quốc về các vấn đề như Nga nhưng đồng thời để mở các kênh thương mại và đối thoại về các mối quan ngại như sự nóng lên toàn cầu. Bà nói: “Việc giảm thiểu rủi ro ngoại giao cũng rất quan trọng vì chúng tôi muốn giữ các đường dây liên lạc cởi mở với Trung Quốc về các vấn đề mà chúng tôi đồng ý”.
Nhưng EU cũng mong muốn giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc đối với một số nguyên liệu thô quan trọng, bao gồm cả hóa chất cho pin ô tô điện; đặt ra các rào cản để thay đổi cán cân thương mại. Bà Leyen nói rằng thâm hụt thương mại của EU với Trung Quốc đã tăng hơn gấp ba lần trong 10 năm qua, lên gần 400 tỷ euro. Khối này sẽ theo đuổi các rào cản mới bao gồm các biện pháp bảo vệ chống lại cái mà một nhà ngoại giao gọi là “rò rỉ công nghệ” và giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu cho các sản phẩm, bao gồm cả xe điện.
Lập trường của EU trong chính sách nêu trên được cho là “mềm mỏng” hơn đáng kể so với lập trường của Mỹ, quốc gia đang cố gắng hàn gắn quan hệ với Bắc Kinh. Những báo cáo mâu thuẫn nhau trong những ngày gần đây về việc liệu một khinh khí cầu của Trung Quốc có thu thập dữ liệu trên lãnh thổ Mỹ trước khi nó bị bắn hạ trên không phận Mỹ vào tháng 2/2023 hay không đã làm nổi rõ những vấn đề đó.
Hôm 29/6, Lầu Năm Góc cho biết khinh khí cầu mà chính quyền Mỹ cho là được thiết kế cho hoạt động gián điệp đã không thu thập dữ liệu từ không phận Mỹ trong hành trình từ Hải Nam đến Nam Carolina. Nhưng tờ Wall Street Journal trích dẫn các nguồn tin am hiểu cuộc điều tra về khinh khí cầu đưa tin rằng “vật thể bay trên không” đó đã thu thập dữ liệu nhưng đã không gửi về trung tâm điều hành ở Trung Quốc. Bắc Kinh cho rằng đó là một khinh khí cầu theo dõi thời tiết dân sự nhưng đã bị phía Mỹ bắn nổ tung.
Trong chuyến đi của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Bắc Kinh, các quan chức Trung Quốc được cho là đã yêu cầu ông không được công khai chi tiết cuộc điều tra do các cơ quan tình báo quốc phòng Mỹ tiến hành. Chưa có xác nhận chính thức về nội dung của cuộc điều tra, nhưng một số phát hiện nhất định dường như đã bị rò rỉ, bao gồm cả việc khinh khí cầu chứa công nghệ của Mỹ.
Khác với Mỹ, từ nhiều tháng qua EU đã có nhiều động thái hướng đến sự chuyển biến trong chính sách đối với Trung Quốc. Hồi tháng 5/2023, các Bộ trưởng Ngoại giao của 27 nước thành viên EU đã họp tại Stockholm để thảo luận về cách khối này nên “điều chỉnh lại” chính sách đối với Bắc Kinh.
Video đang HOT
Tại hội nghị, người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell đã gửi một thông điệp đến các Bộ trưởng Ngoại giao, trong đó ông Borrell nhấn mạnh ít nhất ba lý do để điều chỉnh cách tiếp cận của EU: Những thay đổi nội bộ của Trung Quốc “với chủ nghĩa dân tộc và hệ tư tưởng đang gia tăng”; sự “cạnh tranh gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc” trong mọi lĩnh vực và vị thế của Trung Quốc với tư cách là một bên tham gia chính trong khu vực và toàn cầu. Ông nói: “Vấn đề Trung Quốc phức tạp hơn nhiều so với vấn đề Nga, bởi vì Trung Quốc là một tác nhân có hệ thống thực sự”.
Tháng 4/2023, ông Macron cũng đã có chuyến công du Trung Quốc và đưa ra ý tưởng đổi mới quan hệ EU-Trung Quốc theo hướng gần gũi, hợp tác nhiều hơn nhằm thoát khỏi “vòng tay” của Mỹ. Ông Macron thậm chí còn tỏ ra xoa dịu Trung Quốc, nói Đài Loan không đáng để tranh giành.
Một nhóm người theo quan điểm của ông Macron cho rằng một cuộc Chiến tranh Lạnh thứ hai không có lợi cho bất kỳ ai. Với việc chống Trung Quốc đang gia tăng ở Washington và chủ nghĩa dân tộc quá khích ở Trung Quốc, bất kỳ nhà lãnh đạo nào có thể bắc cầu qua vực thẳm Đông-Tây đang mở rộng một cách nguy hiểm đều thực hiện một nghĩa vụ thiết yếu. Qua điểm này chỉ ra rằng châu Âu rất quan tâm đến việc làm suy yếu trục Trung – Nga đang phát triển và thuyết phục Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tránh xa Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Mục tiêu của EU qua chuyến đi của ông Macron dường như đã không đạt được. Vì vậy, khối cần phải điều chỉnh chính sách tiếp cận mới.
Ngoại trưởng Mỹ sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc?
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ là quan chức cấp cao nhất đến Trung Quốc vào ngày mai 18-6. Tuy nhiên cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình vẫn còn là suy đoán.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken - Ảnh: REUTERS
Có khá ít chi tiết về chuyến đi Trung Quốc của Ngoại trưởng Mỹ Blinken. Chuyến thăm dự kiến diễn ra hồi tháng 2 năm nay song đã bị hoãn lại vì sự cố khinh khí cầu Trung Quốc bay vào không phận Mỹ.
Mục tiêu của Mỹ ở Trung Quốc
Theo lịch trình, ông Blinken sẽ đến Bắc Kinh ngày 18-6 và rời đi một ngày sau đó. Ông Kurt Campbell, cố vấn đặc biệt của Tổng thống Joe Biden về các vấn đề Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, cho biết ông Blinken có ba mục tiêu cho chuyến đi.
Thứ nhất là thiết lập các kênh liên lạc để thảo luận về "những thách thức quan trọng, giải quyết những nhận thức sai lầm và ngăn chặn tính toán sai lầm".
Thứ hai để bày tỏ quan ngại của Mỹ với Trung Quốc về một loạt vấn đề. Và thứ ba là khám phá tiềm năng hợp tác đối phó những thách thức xuyên quốc gia, đồng thời tăng cường giao lưu nhân dân.
Thủ tướng Úc: Đổ vỡ trong quan hệ Mỹ - Trung sẽ rất nghiêm trọngĐỌC NGAY
Hôm qua 16-6, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp tỉ phú Mỹ Bill Gates, người mà ông gọi là "bạn cũ". Dù chuyến đi của ông Blinken sắp diễn ra, chưa có thông tin cho thấy ông sẽ gặp người đứng đầu Trung Quốc.
Các chuyên gia dự đoán ông Blinken sẽ hội kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, bởi đó là một thông lệ trong ngoại giao.
Nhưng nếu ông Tập không gặp Ngoại trưởng Blinken, theo giới quan sát, đó sẽ là một tín hiệu "không ổn".
"Ông Tập Cận Bình đã dành thời gian cho tỉ phú Gates. Vì vậy sẽ rất đáng chú ý nếu ông ấy không gặp ngoại trưởng Mỹ", chuyên gia Patricia Kim của Viện Brookings (Mỹ) nói với báo South China Morning Post (SCMP).
Chuyến đi tạo tiền đề
Ông Blinken dự kiến sẽ họp với quan chức cấp cao của Trung Quốc trong hai ngày 18 và 19-6.
Ông sẽ là quan chức cấp nội các đầu tiên của Mỹ đến thăm Trung Quốc kể từ năm 2019. Ông cũng sẽ là ngoại trưởng đầu tiên kể từ năm 2018 và là quan chức cấp cao nhất của Chính phủ Mỹ đến Bắc Kinh kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức.
Theo SCMP, chuyến thăm của Ngoại trưởng Blinken được kỳ vọng sẽ mở đường cho các cuộc tiếp xúc của lãnh đạo Mỹ - Trung Quốc tại các hội nghị quốc tế.
Mỹ sẽ là chủ nhà APEC 2023, một diễn đàn gồm các nền kinh tế lớn của thế giới bao gồm Trung Quốc, vào tháng 11-2023.
Trước đó hai tháng, các lãnh đạo G20 bao gồm Mỹ và Trung Quốc sẽ tập hợp tại Ấn Độ cho hội nghị thượng đỉnh.
Chuyến đi của ông Blinken dự kiến cũng sẽ tạo tiền đề cho chuyến thăm Trung Quốc của các quan chức Mỹ hàng đầu khác. Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo và Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đều bày tỏ mong muốn thực hiện chuyến đi.
Ông Ryan Haas, thành viên cấp cao tại Viện Brookings, nhận định: "Chuyến đi là bước đầu tiên trong quá trình thăm dò để xác định xem liệu hai bên có đủ quyết tâm cố gắng điều chỉnh quỹ đạo của mối quan hệ hay không".
Ông Haas cũng tin rằng ông Tập sẽ gặp ông Blinken vì muốn các quan chức Trung Quốc khi đến Mỹ cũng được gặp ông Biden, theo SCMP.
Nhìn chung giới phân tích đều cho rằng không nên kỳ vọng kết quả cụ thể và thực chất sau chuyến đi của ông Blinken.
Theo họ, chuyến đi sẽ được xem là thành công nếu sau đó quan hệ Mỹ - Trung trở nên dễ đoán hơn, căng thẳng ở mức trong tầm kiểm soát và nguy cơ tính toán sai lầm của hai nước giảm bớt.
Những khía cạnh kinh tế EU muốn 'tái cân bằng' với Trung Quốc Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen sẽ đồng hành cùng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đến Bắc Kinh tham dự cuộc gặp chung với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào hôm 6/4. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen. Ảnh: Reuters Bà Ursula von der Leyen nói rằng Liên minh châu Âu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tổng thống Mỹ: Có thể có ngoại lệ đối với mức thuế cơ bản 10%

Tờ The Times hé lộ vai trò bí mật của Anh trong cuộc xung đột ở Ukraine

Lý do Lầu Năm Góc sa thải chỉ huy căn cứ Mỹ ở Greenland

Houthi tuyên bố không kích vào thành phố Tel Aviv của Israel

Tổng thống Trump thông báo về kết quả cuộc kiểm tra sức khoẻ cá nhân

Thủ đô Hàn Quốc tụt hạng trong bảng xếp hạng thành phố giàu có toàn cầu

Dập tắt cháy rừng tại miền Tây Nhật Bản sau gần 3 tuần

Israel đưa ra lập trường đàm phán mềm dẻo với Hamas

Động đất tại Myanmar: LHQ kêu gọi viện trợ 275 triệu USD

Tuần hành tại Nam Phi kêu gọi hành động khẩn cấp chống bạo lực giới

Argentina đạt thỏa thuận với IMF về khoản vay 20 tỷ USD

Thúc đẩy hợp tác tham vấn và truyền thông ASEAN - Trung Quốc
Có thể bạn quan tâm

Hot boy Gia Bảo và dàn 'nam thần' của U17 Việt Nam
Sao thể thao
21:27:38 12/04/2025
Nam MC đình đám VTV bị mạo danh trục lợi: Về hưu ngày nào cũng làm 2 việc này
Netizen
21:27:02 12/04/2025
Xe tải lật ngang giữa đường, tài xế may mắn thoát chết
Tin nổi bật
20:05:27 12/04/2025
Chính quyền Tổng thống Trump liệt hàng nghìn người nhập cư là đã chết

Áo sát nách luôn là lựa chọn năng động và mát mẻ cho ngày hè
Thời trang
19:08:10 12/04/2025
NSND Hồng Vân nói về 'cái khó' khi lấy chồng cùng nghề
Tv show
18:49:03 12/04/2025
Cô gái Tày rút khỏi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2025 vì đi lấy chồng
Sao việt
18:44:23 12/04/2025
4 cô gái BlackPink tái xuất, xác nhận phát hành album mới
Nhạc quốc tế
18:15:07 12/04/2025
Vì sao Trung Quân Idol từng nói không hát nhạc Bùi Anh Tuấn?
Nhạc việt
18:13:04 12/04/2025
Hành vi mất kiểm soát, dễ kích động của "ngọc nữ showbiz" vừa bị bắt, nghi liên quan ma túy
Sao châu á
18:04:45 12/04/2025