EU lo ngại tiền cứu trợ vào tay tội phạm
EU đang đau đầu trước thông tin gói cứu trợ tài chính trị giá 10 tỉ euro dành cho CH Síp có thể sẽ bị dùng sai mục đích.
CH Síp đang đàm phán khá suôn sẻ với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Trung ương châu Âu và đại diện EU để nhận hỗ trợ kinh tế, giúp vượt qua khủng hoảng nợ. Nếu không có gì thay đổi, quốc gia Nam Âu này sẽ chấp nhận cắt giảm ngân sách và tăng thuế để đổi lấy gói cứu trợ 10 tỉ euro. Tuy nhiên, thông tin được tờ Der Spiegel đăng tải gần đây đang gây nhiều nghi ngại tại các nước EU. Báo này dẫn báo cáo của Cơ quan Tình báo Ngoại giao Đức (BND) cho rằng được lợi nhiều nhất từ hỗ trợ của EU ở CH Síp sẽ là giới nhà giàu và thậm chí cả mafia Nga, vốn đang “cắm rễ” tại đây để được giảm thuế hoặc rửa tiền.
Rất nhiều hàng quán, cơ sở kinh doanh tại Limassol để bảng hiệu bằng tiếng Nga – Ảnh: AFP
Theo tờ The Guardian, cộng đồng nói tiếng Nga tại CH Síp vào khoảng 35.000 – 40.000 người (dân số đảo quốc này chừng 1,1 triệu người), tập trung nhiều nhất ở thành phố miền nam Limassol. Tại đây có một đài phát thanh và nhiều tờ báo bằng tiếng Nga. Với những người Nga bình thường, thành phố này thật sự là nơi sinh sống lý tưởng vì khí hậu ấm áp và hầu như không phải dùng đến tiếng Hy Lạp, ngôn ngữ chính thức của CH Síp, hay tiếng Anh. Ngoài ra, quan hệ song phương cũng rất tốt đẹp. Trong lúc đang đàm phán với EU về gói cứu trợ kinh tế thì CH Síp đã được Nga cho vay 2,5 tỉ euro. Với Moscow, đảo quốc Nam Âu này còn là một bước đệm quan trọng để hướng về khu vực Trung Đông.
Tuy nhiên, theo BND, bên ngoài những hoạt động hợp pháp, CH Síp còn thu hút nhiều người Nga vì mức thuế thấp và quy định quản lý tài khoản ngân hàng hoặc hoạt động của các công ty vẫn còn rất “thoáng” so với nhiều nước EU khác. Việc rửa tiền đặc biệt thuận lợi khi giới nhà giàu Nga muốn nhập quốc tịch CH Síp. Ngoài ra, nhờ các chính sách chung của EU, tình báo Đức cho rằng tội phạm Nga, sau khi trở thành công dân CH Síp, có thể dễ dàng mở rộng hoạt động ra các nước châu Âu. Chỉ riêng trong năm 2011, người Nga đã đầu tư vào CH Síp 21 tỉ euro, còn cao hơn GDP của đảo quốc này (17,8 tỉ euro). BND cho rằng vì những lý do nói trên, hỗ trợ kinh tế của EU cho quốc gia Nam Âu, trên thực tế sẽ giúp “tiền bẩn” của giới nhà giàu trốn thuế và bọn tội phạm Nga nằm yên ổn trong ngân hàng mà không phải lo những cơ sở này bị khủng hoảng làm phá sản.
Video đang HOT
Trước đó, theo Der Spiegel, CH Síp đã bị EU “để ý” về vấn đề trốn thuế và rửa tiền. Nước này gia nhập EU năm 2004, bắt đầu dùng đồng euro năm 2007 và ngay lập tức tỏ ra rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay số công ty đăng ký hoạt động tại CH Síp nhiều hơn gấp đôi so với trước năm 2004. Về nguyên tắc, CH Síp đã ra nhiều điều luật chống rửa tiền nhưng trên thực tế, chỉ những vụ quá lộ liễu mới bị xử lý. Trong hồ sơ về tội phạm Nga ở Nghị viện châu Âu cũng thường xuyên nhắc đến CH Síp. Một báo cáo khác của Ngân hàng Thế giới cho thấy khoảng 150 tài khoản ngân hàng tại nước này liên quan đến các vụ án tham nhũng quốc tế.
Hàng tỉ euro “dùng sai”
Hồi đầu tháng 11, tờ Trouw dẫn báo cáo kiểm toán năm 2011 của EU cho thấy có 5,2 tỉ euro/129,4 tỉ euro ngân sách của liên minh đã bị “dùng sai”. Ngân sách chung của EU chủ yếu được chi để xây dựng sự hợp tác bền vững giữa các thành viên và phát triển nông nghiệp chung cho khu vực. Chính vì vậy, số tiền phung phí nói trên thường “khoanh vùng” trong các chương trình phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường, y tế… Tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung đưa dẫn chứng về việc nhiều khu đất ở Ý được hưởng trợ cấp của EU do đăng ký hạng mục “đất chăn thả thường xuyên”, nhưng khi các ủy viên châu Âu đến kiểm tra thì phát hiện phần lớn là… đất rừng. Hay trường hợp khác, một nông dân Tây Ban Nha được EU cấp kinh phí để nuôi 150 con cừu nhưng khi đoàn kiểm tra đến thì không kiếm ra con nào. Tuy tỷ lệ phung phí chỉ chiếm khoảng 3,9% nhưng trong bối cảnh khu vực đang khốn đốn vì khủng hoảng, hàng tỉ euro “dùng sai” đã khiến dư luận rất bất bình.
Theo TNO
Biểu tình rầm rộ tại hơn 20 nước châu Âu
Hôm 14/11, hàng trăm cuộc biểu tình và đình công đã đồng loạt nổ ra ở hơn 20 nước châu Âu, đặc biệt là các nước ở Nam Âu, để phản đối chính sách khắc khổ của các chính phủ.
Các cuộc biểu tình diễn ra theo lời kêu gọi của các tổ chức công đoàn tại nhiều nước.
Tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp và Italia, các công nhân đã tiến hành một loạt cuộc bãi công phản đối các biện pháp cắt giảm chi tiêu của chính phủ, làm tê liệt nhiều nhà máy và ảnh hưởng tới 700 chuyến bay. Đây là lần đầu tiên công nhân ở cả 4 quốc gia Nam Âu này tham gia bãi công cùng một lúc.
Tại quảng trường Madrid ở Tây Ban Nha, các nghiệp đoàn lớn giăng biểu ngữ chỉ trích chính phủ đe dọa tương lai của người làm công, đồng thời kéo dài đình công tại các sân bay, khu chợ, bến xe buýt và xe lửa cho đến hết đêm. Cảnh sát đã phải dựng chướng ngại vật trên tuyến đường dẫn vào trụ sở Quốc hội, nơi diễn ra cuộc tụ tập lớn vào tối cùng ngày. Các cuộc đụng độ cũng đã xảy ra giữa người biểu tình và cảnh sát ngay tại trung tâm thủ đôMadrid.
Theo các phương tiện thông tin đại chúng, cuộc đình công đã làm tê liệt nhiều nhà máy, trong đó có nhà máy sản xuất ô tô của hãng Volkswagen ở vùng tự trị Navarra thuộc miền Bắc và nhà máy của hãng ô tô Ford ở vùng Valencia thuộc miền Đông. Số chuyến xe buýt và tàu hỏa lưu thông cũng đã giảm đáng kể.
Tại Bồ Đào Nha, các nghiệp đoàn phát động tuần hành và tụ tập ở 40 thành phố để phản đối các biện pháp khắc khổ. Toàn bộ hệ thống tàu điện ngầm ở thủ đô Lisbon đã phải ngừng hoạt động, trong khi hệ thống giao thông trên sông Tagus và các tuyến tàu hỏa chỉ duy trì dịch vụ cơ bản. Dịch vụ thu gom rác thải gần như ngừng trệ và khoảng 90% nhân viên làm việc tại các bệnh viện tuyên bố tham gia bãi công.
Bất chấp luật pháp ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha quy định phải đảm bảo dịch vụ tối thiểu trong một số ngành chủ chốt, một số hãng hàng không ở cả 2 nước này vẫn hủy hàng trăm chuyến bay trong nước và quốc tế. Các hãng Iberia, Iberia Express, Air Nostrum, Vueling, Air Europa và EasyJet giảm hơn 600 chuyến bay, bao gồm 250 chuyến bay quốc tế, trong khi hãng TAP tuyên bố hủy hơn 170 chuyến bay, hầu hết là các chuyến bay quốc tế.
Tại Hy Lạp, sự phản đối của công nhân chỉ giới hạn ở 3 giờ ngừng làm việc và một cuộc tụ tập ở thủ đô Athens, mặc dù chính phủ nước này đang phải thực thi nhiều biện pháp "thắt lưng buộc bụng" để đổi lấy các gói cứu trợ vỡ nợ từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Nếu như tại các nước bị khủng hoảng nặng nhất là Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, giới lao động vừa đình công vừa xuống đường, thì tại nhiều quốc gia khác như Pháp, Italia, Đức, Áo, Hà Lan, Bỉ... biểu tình cũng nổ ra tại nhiều thành phố.
Các nghiệp đoàn ở Italia kêu gọi bãi công trong vòng 4 giờ. Các cuộc tụ tập với mục đích tương tự cũng diễn ra ở Pháp, Bỉ và Ba Lan. Liên hiệp các nghiệp đoàn DGB ở Đức kêu gọi biểu tình trên cả nước khiến dịch vụ tàu cao tốc giữa Bỉ và Đức phải gừng hoạt động cả ngày.
Các nghiệp đoàn châu Âu cho biết tâm trạng tức giận của người dân ở một số nước trong khu vực đã lên đến đỉnh điểm, vì theo nhiều người, các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" chỉ kéo dài cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội xuất phát từ vấn đề nợ công. Người dân lục địa già cho rằng châu Âu cần những giải pháp khẩn cấp để đưa kinh tế phát triển đúng hướng, chứ không phải áp đặt những biện pháp khắc khổ làm tăng thuế, tăng tỷ lệ thất nghiệp và khiến đời sống thêm nhiều khó khăn.
Theo Dantri
Thị trưởng Pháp tuyệt thực để đòi tiền chính phủ Người đứng đầu một thành phố nghèo tại Pháp tuyên bố ông sẽ nhịn đói cho tới khi chính phủ trao khoản tiền cứu trợ khẩn cấp cho thành phố của ông. Ông Stephane Gatignon. Ảnh: wn.com. Stephane Gatignon, thị trưởng thành phố Sevran, dựng lều trước trụ sở quốc hội từ ngày 9/11. Ông nói rằng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn...