EU lên kịch bản không có khí đốt Nga từ mùa đông năm tới
Liên minh châu Âu (EU) đang đánh giá lại tất cả các kịch bản về cung-cầu, trong đó có tình huống Nga dừng bơm khí đốt sang EU từ mùa đông tới.
EU hiện vẫn phụ thuộc nhiều vào khí đốt nhập khẩu của Nga. Ảnh: Bloomberg
Đây là nhận định được ông Valdis Dombrovskis, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra ngày 24/3 trước Nghị viện châu Âu (EP). Kịch bản này cũng là điểm nằm trong trong bản dự thảo kế hoạch hành động của EU về bảo đảm khí đốt, được soạn thảo sau khi Nga mở chiến dịch quân sự nhằm vào Ukraine.
Phát biểu tại phiên họp của EP, ông Dombrovskis vạch ra kế hoạch của EC nhằm giảm 2/3 nhu cầu khí đốt từ Nga vào cuối năm nay, tiến tới không nhập khí đốt của Nga vào năm 2030, thay vào đó là nguồn năng lượng bền vững, an toàn, giá cả hợp lý. EC đang nỗ lực hết mức nhằm đẩy nhanh tiến trình giảm phụ thuộc tiến tới cắt bỏ năng lượng hóa thạch của Nga – ông Dombrovskis bày tỏ quan điểm.
Khác với Mỹ, châu Âu chưa thể từ bỏ khí đốt Nga ở thời điểm hiện tại. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều nước EU không muốn áp đặt trừng phạt, cấm vận đối với xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt của Nga. Theo tính toán của hãng tư vấn Wood Mackenzie, nếu Nga ngừng cung cấp khí đốt tại thời điểm này, châu Âu vẫn có đủ khí đốt tiêu dùng hết mùa đông năm nay, kéo tới mùa hè.
Video đang HOT
Wood Mackenzie nhận định dự trữ khí đốt của châu Âu cũng sẽ sớm đạt ngưỡng trung bình của 5 năm gần đây vào cuối mùa đông này, khi thời tiết không quá lạnh, nguồn cung từ Na Uy được duy trì và châu Âu tiếp nhận ngày một nhiều các tàu chở khí hóa lỏng (LNG). Nhưng những căng thẳng sẽ xuất hiện trong mùa đông 2022-2023 nếu thiếu khí đốt do Nga cung cấp.
Thay đổi trong các mối quan hệ quốc tế do xung đột ở Ukraine
Xung đột Nga-Ukraine đang có tác động sâu sắc đến các mối quan hệ quốc tế với những hậu quả tiềm ẩn sâu rộng.
Raghida Dergham, người sáng lập và Chủ tịch Điều hành của Viện Beirut (trụ sở ở Mỹ), bình luận trên trang web Thenationalnews.com mới đây rằng, cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang có tác động sâu sắc đến trật tự toàn cầu, với những thay đổi chóng mặt trong mối quan hệ giữa các quốc gia khác nhau và kéo theo nhiều hậu quả.
Xung đột Nga-Ukraine đang dẫn đến những thay đổi trong quan hệ quốc tế. Ảnh: Reuters
Theo bà Dergham, cuộc xung đột Nga-Ukraine đã khiến phương Tây trở nên đoàn kết hơn và áp dụng một số biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt nhất nhằm làm tê liệt nền kinh tế Nga.
Trong khi đó, một số vấn đề đã xuất hiện trong mối quan hệ giữa Nga và Iran, khi cuộc xung đột ở Ukraine có tác động đến các cuộc đàm phán được tổ chức tại Vienna (Áo) để khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa các cường quốc toàn cầu và Tehran.
Trước khi xung đột nổ ra, Nga là nước ủng hộ chính cho Iran ở Vienna. Gần đây, Tehran được cho là không hài lòng trước động thái của Moskva nhằm gắn cuộc xung đột ở Ukraine với các cuộc đàm phán hạt nhân, điều mà Iran muốn kết thúc càng nhanh càng tốt để các cường quốc phương Tây dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với nền kinh tế của nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Cuộc khủng hoảng Ukraine còn làm nổi lên một vấn đề quan trọng: Dầu và khí đốt của Iran có thể đóng vai trò là nguồn bổ sung cho thị trường quốc tế sau khi Mỹ cấm nhập khẩu dầu và khí đốt từ Moskva. Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bắt đầu các cuộc đàm phán với Iran về vấn đề này, với phản ứng sau đó của Iran là nước này sẵn sàng xuất khẩu ngay sau khi các lệnh trừng phạt của phương Tây được dỡ bỏ.
Kết quả là, Mỹ cũng như các cường quốc châu Âu đang tìm cách ký kết thỏa thuận với Iran. Với Mỹ, ông Biden cần một chiến thắng trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm nay. Với châu Âu, họ đang tìm kiếm các nhà cung cấp năng lượng thay thế khi muốn giảm phục thuộc năng lượng vào Nga.
Có vẻ như Iran đang thấy những lợi ích từ những nhu cầu mới của Mỹ và châu Âu, nhưng nước này sẽ không từ bỏ quan hệ đồng minh chiến lược với Nga. Tehran cho rằng cách tiếp cận thực dụng sẽ giúp họ theo đuổi các mục tiêu chiến lược của mình tốt hơn.
Điều này sẽ ảnh hưởng nhất định đến an ninh ở Trung Đông. Có khả năng Iran sẽ nắm bắt cơ hội để mở rộng ảnh hưởng trong khu vực. Về mặt logic, việc cải thiện quan hệ giữa Iran với phương Tây sẽ giúp hạn chế bất ổn trong khu vực. Theo đó, Iran và Mỹ có thể sẽ ký các hiệp định nhằm hợp pháp hóa lợi ích của Tehran ở Syria, Liban và Iraq.
Trung Quốc, đối tác quan trọng khác của Nga, cũng đã có những điều chỉnh nhất định về lập trường liên quan đến cuộc xung đột Nga-Ukraine. Quan điểm của Bắc Kinh là hòa bình trong khu vực mang lại lợi ích cho Trung Quốc. Trung Quốc đã phản đối phương Tây về sự bành trướng về phía Đông của NATO trong ba thập kỷ qua. Nước này cũng đã bỏ phiếu trắng trong các cuộc bỏ phiếu của LHQ liên quan đến chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, nhưng không hoàn toàn ủng hộ Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Ngay cả Venezuela, vốn trong nhiều năm quan hệ căng thẳng với Mỹ, cũng đang phản ứng tích cực với những nỗ lực xây dựng quan hệ gần đây của Washington. Với việc chính quyền Tổng thống Biden hướng đến nguồn dự trữ năng lượng lớn của Venezuela, Mỹ có thể xem xét dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Caracas cũng như chấm dứt sự cô lập quốc tế của nước này.
Ngoài ra, Washington cũng đang tìm cách cải thiện mối quan hệ căng thẳng với các đồng minh của mình ở Vùng Vịnh. Quan hệ Mỹ-Vùng Vịnh đã xấu đi do các chính sách của Nhà Trắng ở Trung Đông, như việc phản đối đồng minh khu vực thiết lập lại quan hệ với Iran, gây ra mối đe dọa an ninh cho khu vực nói chung và quyết định loại bỏ lực lượng Houthi ở Yemen khỏi danh sách các tổ chức khủng bố năm ngoái.
Nhưng cuộc khủng hoảng Ukraine có thể dẫn đến việc thiết lập lại quan hệ, đặc biệt cần lưu ý trong bối cảnh nhiều quốc gia vùng Vịnh đã tăng cường mối quan hệ với Trung Quốc và Nga trong những năm gần đây. Việc thiết lập lại mối quan hệ với Mỹ, cùng với việc tăng giá dầu, có thể làm tăng thêm ảnh hưởng của các quốc gia này trong quá trình ra quyết định quốc tế.
Tóm lại, bà Dergham kết luận, chỉ vài tuần trước, ít ai có thể dự đoán rằng trật tự thế giới sẽ được định hình lại một cách quyết liệt và nhanh chóng như vậy. Nhưng với việc cuộc xung đột Nga-Ukraine chưa có dấu hiệu kết thúc, chúng ta có thể sẽ chứng kiến nhiều thay đổi trong quan hệ quốc tế trong thời gian tới.
Chuyện gì xảy ra nếu Nga vỡ nợ trái phiếu chính phủ Các cơ quan xếp hạng tín dụng quốc tế cho biết Nga đang có nguy cơ vỡ nợ trái phiếu chính phủ trị giá nhiều tỷ USD do các lệnh trừng phạt liên quan đến chiến dịch quân sự tại Ukraine. Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva dự Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Y tế G20 tại Rome tháng 10/2021. Ảnh:...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hơn 2.700 người chết sau động đất, lò hỏa táng Myanmar quá tải thi thể

Điểm đặc biệt trong đòn tập kích hỏa lực ban đêm của Nga vào Ukraine

Nga cáo buộc Ukraine tiếp tục tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng

Tàu cao tốc phát nổ ở Phuket, du khách hoảng loạn tháo chạy

Cười quá trớn ngày Cá tháng Tư, thương hiệu lớn ăn trái đắng

Mỹ thông qua thương vụ bán 20 chiếc F-16 cho Philippines

Mỹ điều oanh tạc cơ, tàu sân bay đến Trung Đông sau tuyên bố của ông Trump

Nổ lớn tại nhà máy pháo hoa lậu, hơn 20 người chết

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân

Thương chiến toàn cầu trước nguy cơ leo thang 'nóng'

Trung Đông sục sôi trước nhiều diễn biến mới

Nhiều nước lên tiếng về giải pháp cho khủng hoảng Ukraine
Có thể bạn quan tâm

Marcus Rashford có 'thỏa thuận chuyển nhượng' với MU
Sao thể thao
11:22:32 02/04/2025
Khẩn cấp di dời nhiều hộ dân ở TP Lào Cai
Tin nổi bật
11:21:33 02/04/2025
Bé trai 14 tuổi bị hoại tử nặng vì đắp thuốc nam chữa bỏng cồn
Sức khỏe
11:20:01 02/04/2025
Clip: 11 giây kinh hoàng khi em bé rơi khỏi chiếc cầu trượt rất cao, cảnh tượng sau đó khiến người mẹ day dứt
Netizen
11:18:57 02/04/2025
Đối thủ Triệu Lộ Tư làm 1 chuyện khiến 320 triệu người cãi nhau kịch liệt: Là vui hay vô duyên?
Sao châu á
11:14:24 02/04/2025
Giữa trận động đất 7,7 độ, ngôi chùa đứng cheo leo trên tảng đá vàng ở Myanmar vẫn không bị quật ngã
Lạ vui
11:11:04 02/04/2025
Mẹ bỉm sở hữu căn bếp 200 triệu đồ gì cũng có, nhưng bất ngờ lại thiếu 1 thứ khá quen thuộc
Sáng tạo
11:05:09 02/04/2025
Lừa hơn 1,6 tỷ đồng bằng chiêu thức cần tiền chữa bệnh
Pháp luật
10:57:20 02/04/2025
Đón đầu xu hướng với những chiếc túi xách 'làm mưa làm gió' ngày hè
Thời trang
10:44:40 02/04/2025
"Cha tôi, người ở lại" tập 21: Việt về nước, gặp lại mẹ ruột
Phim việt
09:38:29 02/04/2025