EU lập chiến lược đối phó Trung Quốc ở Ấn Độ – Thái Bình Dương
EU lên kế hoạch hiện diện hải quân “có ý nghĩa” tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nhằm đối phó Trung Quốc trỗi dậy.
Tại cuộc họp của Hội đồng Ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) ngày 19/4, ngoại trưởng các nước thành viên dự kiến thông qua văn kiện đầu tiên đưa ra chiến lược toàn diện của tổ chức với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Dự thảo của văn kiện cho biết chiến lược của EU nhằm giải quyết sự trỗi dậy của Trung Quốc với các chủ đề gồm giảm phụ thuộc vào nước này và mở rộng vai trò của châu Âu trong số hóa khắp Đông Nam Á. Chiến lược mới cũng thừa nhận “tầm quan trọng của hiện diện hải quân có ý nghĩa của EU tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”.
Các nước thành viên EU được nhận định vẫn tồn tại “ác cảm” với chủ nghĩa phiêu lưu quân sự ở địa điểm cách nửa vòng Trái đất. Những hoạt động vượt quá các sứ mệnh hải quân là thay đổi mạnh mẽ về hướng địa chiến lược, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc gây áp lực quân sự với Philippines và đảo Đài Loan.
Trực thăng MH-60 và hộ vệ hạm HMAS Anzac của hải quân Australia (bên trái) diễn tập cùng tàu sân bay trực thăng Pháp FS Tonnerre tại vịnh Bengal ngày 7/4. Ảnh: US Navy .
Mỹ từ lâu đóng vai trò là cảnh sát hàng hải trong khu vực, tìm cách trở thành đối trọng với Trung Quốc và Triều Tiên. Trong khi đó, EU tới nay chỉ đóng vai trò rất nhỏ tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Video đang HOT
Một quan chức ngoại giao EU mô tả dự thảo chiến lược mới là “xoay trục”. Alessio Patalano, chuyên gia về xung đột Đông Á tại Đại học Hoàng gia ở London, cho biết đây là “mở rộng đáng kể” của EU. Tuy nhiên, mọi việc phụ thuộc vào liệu EU có thông qua dự thảo hay không, đặc biệt trong bối cảnh thiếu lực lượng hải quân sở hữu vũ khí hạt nhân sau khi Anh rời liên minh.
Đối với phần lớn các nước châu Âu, Biển Đông không phải điểm đến chính trong các sứ mệnh hải quân. Đức thông báo cử một khu trục hạm tới châu Á vào tháng 8, sau đó chiến hạm sẽ đi qua Biển Đông trong hải trình về nước.
Các quan chức ngoại giao EU nhận định khó xây dựng được thống nhất giữa 27 thành viên về chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, do nhiều nước không muốn tổn hại đến các lợi ích thương mại quan trọng với Trung Quốc. Khi soạn thảo tài liệu, các quan chức phải điều chỉnh để xử lý “những lo ngại rằng tài liệu bị coi là chống Trung Quốc”, một nguồn tin cho biết.
Dự thảo chiến lược mới của EU tập trung vào hợp tác hơn là đối đầu tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nhận định khu vực đang gặp rủi ro do “căng thẳng gia tăng về thương mại và chuỗi cung ứng, cũng như trong các lĩnh vực công nghệ, chính trị và an ninh”, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của EU.
Khu vực Biển Đông. Đồ họa: CSIS .
Tài liệu dự thảo phản ánh một số chiến lược của Mỹ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đặc biệt về hoạt động đảm bảo tuyến hàng hải “tự do và cởi mở”, an ninh và đa dạng hóa thương mại.
Cách tiếp cận của EU với khu vực tương đồng với Mỹ, trong bối cảnh nhiều quốc gia ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương thường xuyên bày tỏ quan ngại về “các hoạt động trên biển hung hăng của Trung Quốc”.
EU cho biết liên minh sẽ “thiết lập giám sát toàn diện về an ninh và tự do hàng hải theo luật pháp quốc tế”, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) mà Trung Quốc bị cáo buộc vi phạm tại Biển Đông.
Hải quân 'Bộ Tứ' lần đầu diễn tập chung
Hải quân Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Australia bắt đầu đợt diễn tập Malabar quy mô lớn tại Vịnh Bengal, tập trung vào phòng không và chống ngầm.
Tàu chiến, máy bay và lực lượng hải quân của nhóm "Bộ Tứ" gồm Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Australia ngày 3/11 bắt đầu cuộc diễn tập Malabar lần thứ 24, kéo dài 4 ngày trên Vịnh Bengal, ngoài khơi Ấn Độ.
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2007 Australia cử lực lượng hải quân tham gia Malabar, đợt diễn tập chiến lược do Ấn Độ đăng cai tổ chức, thường chỉ với sự tham gia của Mỹ và Nhật Bản. Đợt diễn tập hàng năm này nhằm tăng cường khả năng phối hợp, hiệp đồng giữa các nước tham gia.
"Cuộc diễn tập Malabar là cơ hội quan trọng để hợp tác với các quốc gia cùng chí hướng, nhằm hỗ trợ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương an toàn, rộng mở và hòa nhập", Bộ trưởng Quốc phòng Australia Linda Reynolds nói.
Tàu USS John S. McCain (trái) và HMAS Ballarat di chuyển trên Biển Đông hôm 27/10. Ảnh: US Navy.
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS John S. McCain của Mỹ, JS Onami của Nhật đã góp mặt trong cuộc tập trận lần này, bên cạnh HMAS Ballarat của hải quân Australia, tàu Shakti của hải quân Ấn Độ, cùng nhiều tàu và máy bay chiến đấu khác.
"Ấn Độ, Nhật Bản và Australia là các đối tác chiến lược nòng cốt của chúng tôi ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Việc hải quân của chúng tôi tham gia một cuộc tập trận cao cấp và phù hợp về mặt chiến thuật như Malabar là điều hoàn toàn đúng đắn. Đây cũng là cơ hội để tăng cường năng lực tổng hợp và nâng cao quan hệ đối tác của chúng tôi", đại tá Steven DeMoss, chỉ huy Hải đội Khu trục hạm 15 của Mỹ, nói.
Cuộc diễn tập năm nay gồm nhiều khoa mục huấn luyện chống ngầm và phòng thủ. Cuộc diễn tập cũng "thể hiện mức độ hiệp đồng và phối hợp giữa các lực lượng hải quân dựa trên các giá trị chung", theo hải quân Ấn Độ.
Cuộc diễn tập thường niên Malabar năm nay chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn sau dự kiến tổ chức vào giữa tháng này trên biển Arab.
Malabar 2020 diễn ra trong lúc quan hệ Mỹ - Trung căng thẳng vì Covid-19, chiến tranh thương mại, vấn đề Hong Kong và Đài Loan. Quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản cũng suy giảm vì tranh chấp chủ quyền nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, gần đây tiếp tục nghiêm trọng khi Tokyo coi hoạt động quân sự ngày càng tăng của Bắc Kinh là một mối "đe dọa an ninh". Quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc cũng căng thẳng vì tranh chấp biên giới trên dãy Himalaya.
Tiêm kích Mỹ lộ điểm yếu trên Biển Đông Để điều một tiêm kích F-16 từ Nhật tới Biển Đông, Mỹ cần triển khai ít nhất một máy bay tiếp liệu KC-135, làm tăng nguy cơ lộ vị trí. 4 tiêm kích F-16 của Mỹ đầu tuần trước mang theo đầy đủ vũ khí cất cánh từ căn cứ không quân Misawa, miền bắc Nhật Bản, vượt hàng nghìn km tới hội...