EU: Lạm phát cao kỷ lục, các nghiệp đoàn lên tiếng kêu gọi khẩn cấp, tránh thảm hoạ
Ngày 5/10, các nghiệp đoàn châu Âu đã tổ chức biểu tình, yêu cầu Liên minh châu Âu (EU) có hành động khẩn cấp để giải quyết cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt tại khu vực này.
Cờ của Liên minh châu Âu (EU). Ảnh minh hoạ: AFP
Cuộc biểu tình được tổ chức trước trụ sở Nghị viện châu Âu (EP) ở Strasbourg (Pháp), có sự tham gia của thành viên Liên minh Nghiệp đoàn châu Âu (ETUC), các nghiệp đoàn của Pháp, cùng một số liên đoàn và hiệp hội. Giới lãnh đạo các nghiệp đoàn châu Âu đã kêu gọi thực hiện các biện pháp khẩn cấp nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, bằng cách đảm bảo tăng lương, hỗ trợ khẩn cấp cho các gia đình gặp khó khăn, giới hạn giá cả, điều chỉnh chính sách thuế, phân phối lại lợi nhuận và của cải dư thừa.
Cuộc biểu tình diễn ra sau một cuộc họp liên quan tại EP, nơi đại diện các nghiệp đoàn đã trình bày kế hoạch 6 điểm của họ. Bản kế hoạch nêu rõ: “Các chính phủ và EU không thể đứng ngoài cuộc khủng hoảng này. Cái giá của việc không hành động hoặc hành động sai lầm – chẳng hạn như tăng lãi suất, đóng băng thanh toán hay quay trở lại chính sách ‘thắt lưng buộc bụng’ đã thất bại – sẽ là một thảm họa”.
Video đang HOT
Đại diện các nghiệp đoàn yêu cầu chính phủ các nước thành viên EU tăng lương cho người lao động nhằm giúp họ trang trải cuộc sống khi chi phí sinh hoạt gia tăng, đồng thời đảm bảo rằng người lao động nhận được khoản thù lao công bằng khi đã tăng năng suất. Các nghiệp đoàn cũng yêu cầu các khoản hỗ trợ dành cho những người đang gặp khó khăn trong việc trả tiền thuê nhà, chi phí năng lượng và đảm bảo lương thực. Các nghiệp đoàn kêu gọi chấm dứt chính sách cắt điện sinh hoạt, đồng thời nhấn mạnh rằng những người nghèo khó không thể bị buộc phải chi trả các hóa đơn mà họ không có đủ khả năng thanh toán.
Ngoài ra, các nghiệp đoàn cũng yêu cầu chính phủ các nước đưa ra mức trần giá nhiên liệu và đánh thuế cao các công ty năng lượng hưởng lợi từ giá năng lượng tăng cao.
Cơ quan thống kê của EU Eurostat cho biết trong tháng 9 vừa qua, tỷ lệ lạm phát tại Khu vực Đồng euro (Eurozone) ở mức 10% – mức cao kỷ lục kể từ khi đồng tiền này được đưa vào sử dụng năm 1999. Trong tháng 8, tỷ lệ lạm phát tại Eurozone là 9,1%.
Bỉ: Lạm phát tháng 9/2022 tăng lên mức cao nhất trong 47 năm
Tỷ lệ lạm phát của Bỉ trong tháng 9/2022 đã tăng lên 11,27% - mức cao nhất kể từ tháng 8/1975. Theo cơ quan thống kê Statbel của Bỉ, giá năng lượng tăng cao là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.
Trong đó, giá điện tăng tới 81,3% và giá khí đốt tăng tới 134,9% trong hơn một năm qua.
Thực phẩm được bày bán tại Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát của Bỉ trong tháng 7 và tháng 8 lần lượt là 9,62% và 9,94%.
Giữa tháng 9 vừa qua, Chính phủ Bỉ đã công bố một gói biện pháp hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp trong thời kỳ lạm phát gia tăng. Theo đó, đến cuối năm nay, các hộ gia đình ở nước này sẽ nhận được khoản hỗ trợ gần 400 euro (391 USD) cho hóa đơn thanh toán điện và khí đốt sinh hoạt.
Tại Tây Ban Nha, báo cáo sơ bộ của Văn phòng thống kê nước này (INE) công bố ngày 29/9 cho thấy tỷ lệ lạm phát của Tây Ban Nha đã giảm từ 10,5% trong tháng 8, còn 9% trong tháng 9.
Tháng 7/2022, lạm phát của Tây Ban Nha đã tăng lên mức cao kỷ lục trong 38 năm, ở mức10,8%.
Theo INE, giá điện, xăng dầu và chi phí giao thông vận tải giảm đã giúp "hạ nhiệt" lạm phát. Trước đó, Chính phủ Tây Ban Nha áp dụng biện pháp miễn phí cho hành khách đi tàu khu vực nội đô và giảm một nửa giá vé cho hành khách sử dụng tuyến dài hoặc liên tỉnh.
Sri Lanka đối mặt với thảm họa năng lượng và kinh tế Sri Lanka đang phải trải qua cả cuộc khủng hoảng kinh tế và năng lượng, với dự trữ ngoại hối ở mức thấp kỷ lục và nguồn cung cấp nhiên liệu có thể cạn kiệt bất cứ lúc nào. Biểu tình liên tiếp nổ ra tại Sri Lanka trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và năng lượng. Ảnh: Reuters Theo trang tin...