EU khuyến nghị thường xuyên xét nghiệm ở các trang trại nuôi chồn
Ngày 18/2, hai cơ quan của Liên minh châu Âu (EU) đã khuyến cáo các trang trại nuôi chồn ở châu Âu nên thường xuyên xét nghiệm virus SARS-CoV-2 cho các con vật này và thực hiện giải trình tự gene cho tới khi nguy cơ lây truyền virus sang con người được loại bỏ.
EU khuyến nghị thường xuyên xét nghiệm ở các trang trại nuôi chồn. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, Ủy ban châu Âu (EC) đã yêu cầu báo cáo về đợt bùng phát dịch COVID-19 tại các trang trại nuôi chồn ở một số nước châu Âu hồi năm ngoái, với các trường hợp xác nhận virus đang lây lan sang người. Báo cáo trên, do Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA) và Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu (ECDC) biên soạn, khuyến nghị “theo dõi và giám sát các trang trại nuôi chồn… nếu không thể loại trừ nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 sang người”, yêu cầu thực hiện các cuộc khảo sát và xét nghiệm hằng tuần đối với các con chồn đã chết.
Báo cáo cũng khuyến nghị thực hiện giải trình tự gene có hệ thống các biến thể của virus SARS-CoV-2 được phát hiện và kêu gọi chia sẻ giải trình tự gene từ tất cả các động vật nhiễm virus. Theo báo cáo, với sự lây lan nhanh chóng virus SARS-CoV-2 trong các con chồn, việc xét nghiệm ngẫu nhiên định kỳ nên được thực hiện thay vì người nông dân chờ đợi thấy các dấu hiệu của bệnh ở các con chồn.
Theo EFSA và ECDC, tính đến tháng 1 năm nay, virus SARS-CoV-2 đã được phát hiện tại 400 trang trại nuôi chồn ở 8 quốc gia trong EU. Trong đó, Đan Mạch có 290 trang trại, tiếp đến là Hà Lan (69), Hy Lạp (21), Thụy Điển (13), Tây Ban Nha (3), Lítva (2), Pháp (1) và Italy (1). Báo cáo cũng lưu ý số lượng chồn nuôi đã giảm mạnh và nhiều nước đã cấm nuôi thú để lấy lông do dịch bệnh bùng phát.
Đầu tháng 11 năm ngoái, Đan Mạch đã quyết định tiêu hủy toàn bộ chồn trong nước, khoảng 15-17 triệu con, sau khi phát hiện loài vật này mang biến thể của virus SARS-CoV-2 và đã lây sang người. Cũng trong tháng 11 năm ngoái, Đan Mạch tuyên bố biến thể mới mang tên “Cluster 5″ của virus SARS-CoV-2 phát hiện trên chồn đã bị xóa sổ và đây là động vật duy nhất được xác định có khả năng lây nhiễm virus gây bệnh đường hô hấp cấp COVID-19 và truyền sang người.
Video đang HOT
Đan Mạch là nước xuất khẩu lông chồn hàng đầu thế giới. Quyết định tiêu hủy toàn bộ số chồn trong nước vào tháng 11 vừa qua đã gây ra cuộc khủng hoảng chính trị vì việc tiêu hủy chồn không có cơ sở pháp lý. Bộ trưởng Nông nghiệp đã từ chức và Thủ tướng Mette Frederiksen cũng phải xin lỗi người dân. Tháng 12/2020, Chính phủ Đan Mạch thông báo sẽ thiêu hủy xác của 4 triệu con chồn đã được chôn lấp trong tháng 11 do có quan ngại về nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Doanh nghiệp thất vọng vì gói hỗ trợ COVID-19 không giúp được nhiều
Trước ảnh hưởng của đợt dịch COVID-19 lần thứ 2, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm mạnh lao động do không đảm bảo được dòng tiền.
Tuy nhiên, theo khảo sát, các doanh nghiêp không còn hào hứng đưa ra các kiến nghị về giải pháp hỗ trợ như trước. Thậm chí, đại diện một số hiệp hội còn bày tỏ sự thất vọng vì kiến nghị nhiều lần mà gần như không có thay đổi.
Đồng loạt cắt giảm lao động vì...bí tiền
Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) vừa tiến hành khảo sát ảnh hưởng của đợt dịch COVID-19 lần thứ 2 đến cộng đồng doanh nghiệp. Kết quả cho thấy tác động dịch bệnh lần này đặc biệt lớn.
Theo Ban IV, có 20% doanh nghiệp được khảo sát cho biết, đã phải dừng hoạt động, 76% không cân đối được thu chi, 2% đã giải thể và chỉ 2% tạm thời chưa bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp phải đối mặt trong tình hình hiện nay và 6 tháng tới là không có khách hàng/đơn hàng/hợp đồng. Trong khi việc đảm bảo trả lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn (chiếm 72%) cũng như trả tiền vay ngân hàng cả gốc và lãi (chiếm 53%) là những gánh nặng lớn tiếp theo đè lên doanh nghiệp.
Theo khảo sát, ngành du lịch là ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất, các doanh nghiệp, đại lý tour, bán vé... sa thải phần lớn lao động
Theo kết quả khảo sát, có tới 76% doanh nghiệp cho biết hiện không cân đối được thu chi, trong đó hơn một nửa doanh nghiệp có dòng tiền vào chỉ đáp ứng dưới 50% chi phí. Chỉ 7% doanh nghiệp trả lời có dòng tiền đáp ứng trên 75% chi phí.
Ban IV cho rằng, trước ảnh hưởng của đợt dịch COVID-19 lần hai, số lượng doanh nghiệp xin tạm dừng hoạt động kinh doanh trong các tháng tiếp theo của năm 2020 sẽ tăng mạnh. Đồng thời, nếu số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh không cơ cấu lại được hoạt động sản xuất, kinh doanh và bối cảnh dịch bệnh còn kéo dài thì dự báo số lượng doanh nghiệp chờ giải thể có thể tăng cao tương ứng khoảng 40% vào các tháng cuối năm và đầu năm tới.
Đợt bùng phát dịch COVID-19 lần này cũng khiến hơn 47% doanh nghiệp tham gia khảo sát phải cắt giảm lao động. Tỷ lệ doanh nghiệp cắt giảm trên 50% lao động chiếm tới 1/3 số doanh nghiệp trả lời. Ngành du lịch là ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất, các doanh nghiệp siêu nhỏ/nhỏ làm dịch vụ đại lý tour, bán vé thì phần lớn sa thải 100% lao động. Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế sa thải khoảng 80% còn con số của những doanh nghiệp du lịch lớn trung bình ở khoảng 40 - 50%.
Thất vọng vì chính sách hỗ trợ chậm trễ
Trước tình hình trên, hầu hết các doanh nghiệp và hiệp hội đều đề xuất với Chính phủ việc xây dựng, thực hiện các gói chính sách giúp doanh nghiệp tiết giảm được dòng tiền chi ra để duy trì hoạt động tối thiểu trong vòng 6 - 12 tháng tới.
Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện gói hỗ trợ đảm bảo an sinh xã hội dành cho người lao động, và cắt giảm mạnh các quy trình, thủ tục hành chính và các điều kiện bất hợp lý, đẩy mạnh trực tuyến quá trình này để doanh nghiệp và người lao động tiếp cận chính sách thuận lợi hơn.
Ban IV cho biết, một vấn đề hết sức đáng lưu tâm là đã có sự suy giảm niềm tin của nhiều doanh nghiệp và hiệp hội về hiệu quả của các chính sách đã ban hành cũng như hướng đề nghị các chính sách mới.
Nhiều doanh nghiệp bày tỏ sự thất vọng vì kiến nghị chính sách hỗ trợ nhiều lần mà gần như không có thay đổi
Doanh nghiệp cho biết còn khó tiếp cận các chính sách bởi nhiều điều kiện chưa hợp lý, mất nhiều thời gian chờ đợi. "Họ không còn hào hứng đưa ra giải pháp, kiến nghị cho Chính phủ và thậm chí đại diện một số hiệp hội còn bày tỏ sự thất vọng vì "kiến nghị nhiều lần mà gần như không có thay đổi". Đây cũng là một phần hệ luỵ của việc nhiều doanh nghiệp đang chịu thiệt hại nặng bởi dịch. Đứng trước áp lực về dòng tiền, về sự bất định tương lai khiến góc nhìn của doanh nghiệp có xu hướng tiêu cực hơn", Ban IV chỉ rõ.
Ban IV đề xuất chính sách Chính phủ trong gói hỗ trợ tới đây cần hướng tới việc củng cố niềm tin và tạo động lực cho doanh nghiệp. Quá trình làm chính sách phải thực sự đặt mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp làm ưu tiên hàng đầu.
Thay vì các chính sách hỗ trợ khi doanh nghiệp đã kiệt quệ và đổ vỡ thì nên hướng tới những chính sách giúp doanh nghiệp tiết giảm được dòng tiền chi ra để cân đối, sử dụng dòng vốn còn rất mỏng cho các khoản chi tối thiểu nhằm duy trì lao động, sản xuất, kinh doanh và tái cấu trúc doanh nghiệp.
Ukraine thông báo số ca mắc bệnh COVID-19 mới cao nhất trong 1 ngày Ngày 5/9, Ukraine thông báo nước này đã ghi nhận thêm 2.836 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, tăng so với mức 2.723 ca ghi nhận 1 ngày trước đó. Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở Lviv, Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN Đây là ngày có số ca nhiễm cao nhất tại...