EU không nhất trí về lệnh trừng phạt mở rộng đối với Nga
Cuộc họp giữa các ngoại trưởng của các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) mới đây cho thấy nhiều nước thành viên không sẵn sàng việc gia tăng lệnh trừng phạt lên Nga, The New York Times cho biết.
Ngoại trưởng các nước châu Âu không nhất trí về lệnh trừng phạt mở rộng cho Nga – Ảnh: Reuters
“Cho hòa bình một cơ hội, quyết định trừng phạt Nga tính sau”, tờ báo Nga Russia Today giật dòng tít hôm 8.3, đồng thời khẳng định nội bộ EU đang “chia rẽ” về chuyện nên hay không nên trong quyết định về việc gia tăng lệnh trừng phạt lên Nga vì các vấn đề hòa bình ở Ukraine.
Xu hướng hòa hoãn
Cuộc họp của các nhà ngoại giao EU lần này cho thấy nhiều nước bắt đầu xuất hiện xu hướng hòa hoãn với Nga, đặt nền hòa bình ở Ukraine lên cao hơn.
Tờ The New York Times dẫn lời Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho rằng phương Tây “chưa sẵn sàng thắt chặt lệnh trừng phạt lên Nga bất chấp những biểu hiện khiêu khích từ phía Tổng thống Nga Vladimir Putin”.
Báo chí Nga như The Moscow Times và Russia Today cùng trích ý kiến từ các nhà ngoại giao cho thấy lập luận “chưa sẵn sàng” từ phía châu Âu.
Theo đó, mặc dù Anh, Ba Lan, Thụy Điển và các nước vùng Baltic vẫn giữ lập trường cứng rắn, một số thành viên EU khác như Ý, Áo, Síp, Tây Ban Nha và Hy Lạp có biểu hiện kêu gọi sự hòa hoãn.
Video đang HOT
“Theo tôi, chúng ta không nên thực hiện bất kỳ bước trừng phạt nào khác, hãy cho hòa bình một cơ hội. Các kế hoạch mở rộng (lệnh trừng phạt Nga) có thể xảy ra, nhưng chỉ khi tình hình không cải thiện”, Russia Today dẫn lời Ngoại trưởng Tây Ban Nha Jose Manuel Garcia-Margallo nói với hãng tin RIA Novosti.
Ý kiến này giống với lời của đại diện các nước Ý và Áo, trong đó Ngoại trưởng Ý Paolo Gentinoli nói ông nhìn thấy “tín hiệu đáng khích lệ” ở miền đông Ukraine.
Ngoại trưởng Hy Lạp Nikos Kotzias cho rằng “không phải bất cứ lệnh trừng phạt nào cũng mang tính xây dựng”, trong khi phía Đức mang lập trường: “điều này phụ thuộc vào thành công của cuộc họp đa phương ở Minsk sắp tới”, theo lời Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier.
Mối lo lợi ích
Diễn biến và các phát biểu tại cuộc họp các ngoại trưởng khối EU cho thấy, các ý kiến không ủng hộ lệnh trừng phạt Nga đa phần xuất phát từ bối cảnh thực tế, rằng EU ít nhất chưa đủ sự đoàn kết để bảo đảm các biện pháp cứng rắn không gây hậu quả lâu dài.
“Chúng ta phải xem cuộc khủng hoảng Ukraina là cái gì đó giống như một sự giáo dục” cho cả châu Âu về hậu quả nghiêm trọng đối với các nước khác trong khu vực, The New York Times trích lời ông Donald Tusk.
Ông Donald Tusk cảnh báo tình trạng hiện tại của EU không thích hợp cho việc trừng phạt Nga – Ảnh: Reuters
Trên thực tế, các ý kiến của ông Donald Tusk do tờ The New York Times trích dẫn vẫn thể hiện thái độ cứng rắn xung quanh vấn đề Nga. Tuy nhiên, ông lại nhấn mạnh rằng muốn trừng phạt Nga sâu hơn, EU phải cải thiện khả năng kiểm soát, ít nhất về kinh tế và quân sự.
Ông Tusk cho rằng việc châu Âu đạt được sự nhất trí cần thiết để áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung là “bất khả thi”. “Để xây dựng sự đồng thuận giữa 28 nước dân chủ là rất khó khăn vì nó phải là sự dân chủ thực sự chứ không phải chỉ dân chủ qua tuyên bố miệng”, ông nói.
Một khi còn chưa giải quyết được các vấn đề riêng về sự đoàn kết, lợi ích hòa bình và kinh tế, việc trừng phạt Nga lúc này không nên đặt lên làm ưu tiên, ông Tusk cho biết.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Tình báo Mỹ: 'Trung Quốc mở rộng tiền đồn ở Biển Đông'
Tình báo Mỹ hôm qua tuyên bố Trung Quốc đang mở rộng các tiền đồn ở Biển Đông để tạo bến đỗ cho tàu thuyền và có thể xây dựng các sân bay, trong nỗ lực "hung hăng" nhằm hiện thực hóa yêu sách chủ quyền.
Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper tại cuộc họp ngày 26/2. Ảnh: AP
"Mặc dù Trung Quốc đang tìm kiếm mối quan hệ ổn định với Mỹ, nước này sẵn sàng chấp nhận những căng thẳng song phương và khu vực để theo đuổi lợi ích, đặc biệt là về vấn đề chủ quyền biển", AP dẫn lời Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper hôm qua phát biểu tại một buổi điều trần Ủy ban Quân vụ Thượng viện về các mối đe dọa trên toàn thế giới. Ông mô tả yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc là "quá đáng".
Bình luận của Clapper nhấn mạnh mối lo ngại của Mỹ rằng hoạt động bồi đắp đá của Bắc Kinh có thể làm trầm trọng hóa căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng có tranh chấp. Mỹ không phải là nước có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông nhưng Washington tuyên bố có lợi ích quốc gia trong việc giải quyết hòa bình tranh chấp ở khu vực này. Trung Quốc phản đối cái mà Bắc Kinh cho là sự can thiệp của Mỹ.
Chủ tịch ủy ban, Thượng nghị sĩ John McCain, đưa ra những hình ảnh vệ tinh thương mại cho thấy Trung Quốc tiến hành hoạt động mở rộng đá Gaven, quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) trong năm qua. Ông cho biết động thái của Trung Quốc có thể cho phép Bắc Kinh triển khai các loại vũ khí, bao gồm phòng không và các khả năng khác.
Clapper cho biết Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn xây dựng nên hiện chưa rõ nước này có thể triển khai vũ khí hoặc lực lượng nào đến khu vực này. Ông cho rằng hoạt động của Trung Quốc trong 1,5 năm qua, kết hợp với việc triển khai giàn khoan trái phép tại thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam là "xu hướng đáng lo ngại".
Trung Quốc có quân đồn trú tại đá Gaven từ năm 2003. Bắc Kinh bắt đầu xây đảo nhân tạo, với quy mô hơn 70.000 m2 vào năm ngoái. Các tòa nhà chính trên đảo nhân tạo dường như có tháp phòng không, tài liệu củaTrung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế của Mỹ tuần trước cho biết.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông, bất chấp phản đối của Việt Nam và các nước như Philippines, Brunei, Malaysia. Hà Nội hồi tháng một yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt ngay việc cải tạo, xây dựng công trình, phá vỡ nguyên trạng tại quần đảo Trường Sa. Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của mình tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy phía Trung Quốc đang ráo riết mở rộng đáng kể các tiền đồn trong khu vực tranh chấp với nhiều quốc gia trên Biển Đông. Hình trái là một công trình Bắc Kinh xây dựng trên bãi đá Gaven thuộc quần đảo Trường Sa vào cuối tháng 3 năm ngoái. Trong hình phải, công trình này đã được nối với một đảo nhân tạo mới thông qua một con đường đắp cao. Ảnh: IHS Jane's
Phương Vũ
Theo VNE
Mỹ tạm ngừng mở rộng quan hệ quốc phòng với Trung Quốc Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố sẽ không có thêm trao đổi quân sự lớn nào với Trung Quốc cho đến khi hai bên đạt được sự nhất trí nhằm hạn chế những vụ đụng độ trên không. Các máy bay P-8A và P-3C Orion của Mỹ. Ảnh: US Navy Theo Wall Street Journal, các quan chức hải quân hàng đầu của Mỹ...