EU khởi động quy trình dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Burundi
Ngày 21/6, Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Burundi, Claude Bochu, thông báo EU đã bắt đầu quy trình dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với quốc gia Đông Phi này.
Ông Claude Bochu. Ảnh: theeastafrican.co.ke
Phát biểu trong một cuộc họp báo sau cuộc gặp với Tổng thống Burundi Evariste Ndayishimiye, ông Claude Bochu cho hay vào cuối tháng 5 vừa qua, các nhóm công tác của EU đã nhất trí đưa ra hướng dẫn cho các cơ quan tư pháp của liên minh thu hồi việc đình chỉ viện trợ tài chính cho Chính phủ Burundi. Ngoài ra, EU cùng với các đối tác khác như Ngân hàng Phát triển châu Phi sẽ tài trợ cho việc khôi phục lại cảng Bujumbura và vùng phụ cận trước cuối năm nay, góp phần thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp Burundi.
Hồi tháng 3/2016, EU đã đình chỉ hỗ trợ tài chính trực tiếp cho Chính phủ Burundi do khủng hoảng chính trị xảy ra sau khi Tổng thống khi đó là Pierre Nkurunziza tuyên bố giành thắng lợi trong cuộc bầu cử gây tranh cãi và bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống thứ ba. Cuộc khủng hoảng chính trị đã đẩy đất nước vốn đã nghèo khó này chìm sâu vào suy thoái.
Video đang HOT
Nằm ở phía Đông Châu Phi, Burundi là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Nền kinh tế nước này chủ yếu dựa vào nông nghiệp lạc hậu. Ước tính 90% dân số Burundi sống dựa vào nông nghiệp, trong khi dịch vụ, công nghiệp kém phát triển. Mặc dù xuất khẩu đóng góp tỷ trọng tương đối nhỏ trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nhưng 90% nguồn thu ngoại tệ của nước này lại xuất phát từ các mặt hàng xuất khẩu chính là cà phê và chè.
Tỷ lệ thất nghiệp tại Brazil trong quý I tăng kỷ lục
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, ngày 27/5, Viện Địa lý và thống kê Brazil (IBGE) cho biết, trong quý I, khoảng 14,8 triệu người trong độ tuổi lao động tại nước này không có việc làm.
IBGE cho biết với con số trên, tỷ lệ người thất nghiệp trong giai đoạn từ tháng 1-3 năm nay đã tăng lên 14,7%, mức cao kỷ lục kể từ khi số liệu này được công bố vào năm 2012.
Cảnh vắng vẻ trên đường phố tại Sao Paulo, Brazil, ngày 25/5/2020. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Thất nghiệp vẫn là lo ngại lớn khi Brazil cố gắng phục hồi nền kinh tế sau những tác động của đại dịch COVID-19, cùng với đó là nỗ lực đẩy lùi làn sóng lây nhiễm thứ hai với nguy cơ còn tồi tệ hơn làn sóng thứ nhất. Số người tử vong vì COVID-19 ở Brazil tính đến nay đã trên 450.000 người, mức cao thứ hai trên thế giới chỉ sau Mỹ.
Nền kinh tế Brazil đã suy giảm 4,1% vào năm ngoái. Đây được coi là một kết quả khả quan hơn nhiều so với những dự báo đưa ra trước đó, chủ yếu là nhờ việc chính phủ nước này đưa ra chương trình hỗ trợ khẩn cấp cho người nghèo khắc phục những tác động của đại dịch COVID-19.
Theo dự báo, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh này trong quý I có thể tăng 1,6% so với quý trước đó. Mức tăng trưởng này là do Chính phủ Brazil tìm cách nới lỏng các biện pháp y tế chống dịch COVID-19 mà theo như các nhà phân tích đánh giá là quá sớm, khiến quốc gia này có nguy cơ đối mặt với đợt bùng phát đợt thứ ba của dịch bệnh.
Cùng ngày, Không quân Brazil (FAB) thông báo Bộ Quốc phòng nước này quyết định xem xét cắt giảm hợp đồng đặt mua 28 chiếc máy bay vận tải quân sự KC-390 với Tập đoàn Embraer, trong bối cảnh ngân sách gặp khó khăn do cuộc khủng hoảng tài khóa hiện nay gây ra.
Đại diện của FAB cho biết Bộ Quốc phòng Brazil đã lên kế hoạch đàm phán với Embraer để xem xét lại hợp đồng và giảm số lượng máy bay KC-390 đã đặt hàng xuống một con số không được tiết lộ chi tiết. Theo các chuyên gia phân tích, FAB hiện tại chỉ có nhu cầu đặt hàng dưới 20 chiếc KC-390.
Hợp đồng ban đầu được hai bên ký kết vào năm 2014 với giá trị 7,2 tỷ real (khoảng 1,35 tỷ USD), cho phép hãng Embraer - đối tác lớn nhất của Không quân Brazil - tập trung vào việc phát triển và sản xuất một mẫu máy bay vận tải quân sự có khả năng thay thế cho phi đội C-130 Hercules do Mỹ sản xuất và đã gần hết thời hạn sử dụng. Máy bay KC-390, kết quả của sự hợp tác thiết kế và chế tạo giữa Embraer và Không quân Brazil, là một mẫu chuyên cơ vận tải quân sự cỡ lớn với khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, bao gồm hỗ trợ nhân đạo, chữa cháy, sơ tán và cứu hộ y tế. Sở hữu tốc độ tối đa 870 km/h và tầm bay tự động lên đến 6.019 km, KC-390 được trang bị cơ chế tự nạp đầy bình nhiên liệu và có khả năng tiếp liệu trên không cho các loại máy bay quân sự khác. Đây là chiếc máy bay quân sự lớn nhất từng được sản xuất tại Brazil, với khả năng vận chuyển lên tới 26 tấn hàng hóa.
Hãng Embraer vào tháng 10/2019 đã bàn giao cho Không quân Brazil chiếc máy bay vận tải quân sự KC-390 đầu tiên. Hãng cũng đã bán 5 chiếc KC-390 cho Bồ Đào Nha, nước cũng tham gia vào chương trình phát triển mẫu máy bay này.
Người dân Syria bầu chọn nhà lãnh đạo đất nước Sáng 26/5 (giờ địa phương, chiều cùng ngày - giờ Việt Nam), hàng triệu cử tri Syria đã đi bỏ phiếu để bầu chọn nhà lãnh đạo đất nước. Cử tri Syria bỏ phiếu tại điểm bầu cử ở Damascus ngày 26/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông - Bắc Phi, cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh xung...