EU khẳng định không sử dụng ứng dụng truy dấu COVID-19 để giám sát công dân

Theo dõi VGT trên

Ủy viên Tư pháp của Liên minh châu Âu (EU) Didier Reynders ngày 14/5 tuyên bố các ứng dụng truy dấu nguồn tiếp xúc dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 chỉ được sử dụng trong đại dịch và sẽ phải tự động hủy kích hoạt ngay khi cuộc khủng hoảng kết thúc.

EU khẳng định không sử dụng ứng dụng truy dấu COVID-19 để giám sát công dân - Hình 1
Cảnh sát Bỉ tiến hành kiểm tra tại khu vực biên giới với Pháp ở Quevy, ngày 19/4/2020, trong bối cảnh nước này thực hiện giãn cách xã hội nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan. Ảnh: AFP/TTXVN

Ông Reynders đưa ra phát biểu trên tại phiên họp toàn thể các nghị sĩ EU nhằm xoa dịu những lo ngại liên quan tới việc giám sát nhà nước, khi các nghị sĩ một lần nữa bày tỏ quan ngại về những nguy cơ mà những ứng dụng này có thể gây ra đối với quyền riêng tư của người dân. Ông nêu rõ các ứng dụng trên không được sử dụng để giám sát hàng loạt và các cá nhân sẽ kiểm soát dữ liệu của mình. Các ứng dụng truy dấu chỉ được sử dụng trong cuộc khủng hoảng y tế và sẽ bị hủy kích hoạt ngay khi đại dịch kết thúc. Theo Ủy viên tư pháp của EU, việc hủy kích hoạt cần tự diễn ra dù người dùng quên không gỡ ứng dụng.

Hiện các nước trên thế giới đang thúc đẩy và áp dụng các ứng dụng truy dấu trên điện thoại với hy vọng công nghệ điện thoại thông minh có thể giúp mở lại biên giới và hoạt động kinh tế mà không đi kèm với nguy cơ gây ra một đợt bùng phát dịch mới.

Tham vọng Schengen trước thách thức COVID-19

Hiệp ước Schengen, thỏa thuận không chỉ có ý nghĩa về mặt chính trị mà còn đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế châu Âu, chuẩn bị đón "sinh nhật" lần thứ 35 trong bầu không khí u ám khi dịch COVID-19 tràn qua các nước thành viên, làm tê liệt các hoạt động kinh tế - xã hội, phá vỡ chuỗi cung ứng và khiến hầu hết người dân phải ở nhà.

Tham vọng Schengen trước thách thức COVID-19 - Hình 1
Cảnh sát Bỉ tiến hành kiểm tra tại khu vực biên giới với Pháp ở Quevy, ngày 19/4/2020, trong bối cảnh nước này thực hiện giãn cách xã hội nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan. Ảnh: AFP/TTXVN

Video đang HOT

Việc các nước Schengen áp đặt quy định hạn chế đi lại, đóng cửa biên giới nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus một lần nữa đặt Hiệp ước Schengen, vốn cho phép bãi bỏ kiểm soát biên giới, miễn thị thực xuất nhập cảnh và bảo đảm quyền đi lại tự do đối với công dân các thành viên, trước thách thức lớn. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thậm chí còn cho rằng hồi kết của khu vực Schengen đang ở tương lai gần.

Bắt nguồn từ một thỏa thuận được 5 nước châu Âu là Pháp, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg và CHDC Đức ký ngày 14/6/1985 tại thị trấn nhỏ Schengen của Luxembourg ở ngã 3 biên giới Pháp, Luxembourg và Đức, đến nay, tổng số quốc gia công nhận hoàn toàn Hiệp ước Schengen là 26, bao gồm Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein cùng 22 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU).

Mục tiêu ban đầu của hiệp ước xuất phát từ nhu cầu tạo lập một thị trường chung để đảm bảo sự di chuyển tự do hàng hóa, con người, dịch vụ và dòng vốn nhằm hình thành cộng đồng kinh tế châu Âu. Dần dần, khi quá trình hội nhập châu Âu phát triển, nhu cầu bãi bỏ các quy định về kiểm soát hộ chiếu và thị thực cũng tăng theo.

Hiệp ước Schengen đã giúp các nước thành viên hình thành được những mối quan hệ đối tác thương mại gần gũi hơn, thúc đẩy mạnh mẽ cả nhập khẩu lẫn xuất khẩu và thu hút khách du lịch. EU coi Hiệp ước Schengen là một biểu tượng cho sự đoàn kết, hội nhập và thống nhất của khu vực. Đây cũng là cơ sở cho quan điểm về một "châu Âu phi biên giới".

COVID-19 đã làm thay đổi tất cả. Vài ngày sau khi chỉ trích tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump cấm nhập cảnh từ châu Âu vào Mỹ trong vòng 30 ngày vì lo ngại liên quan đến COVID-19, ngày 17/3, EU đã quyết định áp đặt lệnh cấm nhập cảnh trong 30 ngày với những người không phải công dân EU. Ngày 8/5, Ủy ban châu Âu (EC) tuyên bố tiếp tục ủng hộ việc hạn chế nhập cảnh thêm 30 ngày, tức là đến giữa tháng 6, để ngăn chặn nguy cơ lây lan của virus SARS-CoV-2.

Tuy nhiên, nhiều nước thành viên EU đồng thời cũng tham gia Hiệp ước Schengen đã "đi trước một bước" và đơn phương thực hiện các biện pháp nhằm tự bảo vệ mình trước cơn bão COVID-19. Trước thời điểm EU có những động thái tập thể đầu tiên, Đức tuyên bố áp dụng các quy định hạn chế đi lại dọc theo hầu hết các khu vực biên giới, cho biết sẽ chủ động thực hiện và không cần thông báo cho các nước láng giềng. Nối bước Đức, hàng loạt nước trong khu vực Schengen như Áo, Cộng hòa Séc, Slovakia, Hungary và Ba Lan cũng nhanh chóng có các động thái tương tự.

Ít nhất 17 trên tổng số 26 nước thành viên khối Schengen đã nhanh chóng áp đặt các biện pháp quản lý biên giới khi nhận thức được nguy cơ của dịch COVID-19, dẫn đến hàng dài những xe tải chờ đợi được thông quan tại biên giới, và khiến nhiều công dân EU gặp khó khăn trong việc di chuyển từ nơi làm việc về nhà và ngược lại. Dường như chỉ sau một đêm, chiếc đồng hồ thời gian đã bị quay ngược về giai đoạn châu Âu chưa có các thỏa thuận về hội nhập và tự do dịch chuyển. Giấc mơ hội nhập châu Âu dường như đang phai nhạt vì COVID-19.

Tham vọng Schengen trước thách thức COVID-19 - Hình 2
Cảnh sát Đức tiến hành kiểm tra tại trạm kiểm soát biên giới giữa nước này và Áo ở khu vực gần làng Oberaudorf, bang Bayern (Đức) ngày 7/5/2020, thời điểm dịch COVID-19 lây lan mạnh tại châu Âu. Ảnh: AFP/TTXVN

Mâu thuẫn giữa mối lo ngại về y tế, an ninh và tự do đi lại vốn luôn là vấn đề nhức nhối từ khi Hiệp ước Rome (1957) - nền tảng cho EU - hình thành. Điều 45 Hiệp ước Lisbon, có hiệu lực từ năm 2009, quy định rằng việc di chuyển tự do của công dân có thể bị hạn chế vì lý do sức khỏe cộng đồng. Điều 29 trong Chỉ thị 2004/38 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu cũng quy định cơ chế cho phép các quốc gia thành viên yêu cầu trình chứng chỉ y tế từ những người muốn đến thăm hoặc làm việc trong lãnh thổ của họ.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, biên giới quốc gia hiện nay dường như đang trở thành một "bộ lọc" ngăn chặn những người mang virus SARS-CoV-2. Các quốc gia thành viên hiện mới là bên có "quyền" kiểm soát các lựa chọn được đưa ra trong cuộc chiến chống dịch COVID-19. Việc các nước thành viên thực thi các biện pháp để đảm bảo sức khỏe cộng đồng và bảo vệ người dân của mình là điều hoàn toàn hợp lý.

Mặc dù vậy, rõ ràng dịch bệnh COVID-19 đã bộc lộ những góc khuất trong hình ảnh châu Âu đoàn kết và thống nhất. Đây cũng được coi là phép thử mới đối với EU, sau cuộc khủng hoảng di cư và tị nạn năm 2015, khi làn sóng người Trung Đông - Bắc Phi cố gắng xâm nhập vào các nước EU (chủ yếu là qua Hy Lạp và Italy) để xin tị nạn tại các quốc gia đích đến cuối cùng ở Bắc Âu. Ý tưởng về một châu Âu cùng chung chính sách trên thực tế không hề dễ triển khai và tương lai của Hiệp ước Schengen lại được đưa ra bàn cãi.

Thực tế thì EU cũng đã có những nhận thức và kinh nghiệm nhất định từ cuộc khủng hoảng 2015, bởi vậy, khi dịch COVID-19 ập đến, sau giai đoạn thiếu hợp tác và không thống nhất, các nước EU đã phối hợp chặt chẽ hơn, với bằng chứng là những hướng dẫn của EC liên quan khuyến nghị về y tế công cộng, và cả lệnh cấm nhập cảnh tới EU đối với công dân bên ngoài (trừ một số trường hợp). Khu vực cũng đã có những cải tổ nhất định trong hoạt động, như xây dựng Cơ chế Bảo vệ dân sự liên minh và kích hoạt một quỹ khẩn cấp. Mục tiêu của các biện pháp này là tạo ra nguồn cung y tế ở cấp độ châu Âu để hỗ trợ các quốc gia thành viên bị ảnh hưởng và mở rộng việc xét nghiệm y tế quy mô lớn.

Tuy nhiên, tất cả các biện pháp này thực sự không thể thỏa mãn những đòi hỏi về tinh thần đoàn kết. Những chính sách y tế công riêng biệt của các quốc gia đã dẫn đến một sự lúng túng khi khu vực cần có phản ứng chung trước đại dịch, vô hình trung kích động cuộc cạnh tranh, và thậm chí là giành giật nguồn cung y tế giữa các nước thành viên. Những thực trạng ấy rõ ràng đã khiến câu hỏi về tương lai của EU nói chung, hay Schengen nói riêng trở nên nổi bật hơn bao giờ hết.

Dịch COVID-19 đã có dấu hiệu tạm lắng ở một số khu vực, và nhiều nước châu Âu bắt đầu nới lỏng phong tỏa, khôi phục lại hoạt động, cùng hướng tới mục tiêu chung là phục hồi kinh tế, đặc biệt là ngành du lịch. Một số quốc gia đã đề xuất tiến hành những biện pháp tạm thời. Áo cân nhắc xét tiếp nhận khách du lịch từ những quốc gia trong khối Schengen có tỷ lệ nhiễm COVID-19 thấp; Hy Lạp xem xét cho phép khách du lịch nhập cảnh với "Hộ chiếu y tế", trong đó có xác nhận khách du lịch không nhiễm SARS-CoV-2; trong khi Bỉ dự kiến cấp thẻ cho phép du khách tới một số bãi biển...

Tuy nhiên, Tây Ban Nha đã thông báo từ ngày 15/5 sẽ vẫn hạn chế số người đến từ các nước Schengen, đồng thời áp đặt cách ly 14 ngày đối với tất cả những người đến nước này nhằm tránh khả năng lây nhiễm mới virus SARS-CoV-2 từ những người nhập cảnh.

Tham vọng Schengen trước thách thức COVID-19 - Hình 3
Cảnh sát và lực lượng dân phòng Tây Ban Nha tiến hành kiểm tra tại trạm kiểm soát biên giới với Pháp ở khu vực Dancharia, gần Ainhoa (Pháp), ngày 17/3/2020, trong bối cảnh nước này thực hiện lệnh phong tỏa nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan. Ảnh: AFP/TTXVN

Chắc chắn việc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đi lại sẽ diễn ra trong tương lai, song nó không thể là một sớm một chiều. Khu vực cần một cách tiếp cận thống nhất. EC đã xây dựng một bộ nguyên tắc chung cho các nước thành viên trong quá trình nới lỏng phong tỏa, đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại trạng thái bình thường. Trong đó, việc bãi bỏ các biện pháp kiểm soát biên giới sẽ được áp dụng tại những điểm được xác định là hội tụ đủ các yêu cầu về mặt dịch tễ. Ở khía cạnh này, cuộc khủng hoảng COVID-19 có thể là cơ hội để châu Âu cùng nhau tìm lời giải cho nhiều vấn đề chung, là bước ngoặt để EU khôi phục hoàn toàn khu vực Schengen.

Khi các biện pháp kiểm soát biên giới được gỡ bỏ, một thế hệ trẻ người châu Âu sẽ có trải nghiệm về một điều hoàn toàn mới mẻ, trong khi thực tế này có thể khiến nhiều người nhớ lại châu Âu đã từng thế nào trước Schengen. Giá trị của dòng dịch chuyển tự do tại châu Âu rất có thể sẽ là nguồn cảm hứng để các nhà lãnh đạo châu Âu tìm cách củng cố khu vực này hiệu quả hơn sau quá trình hồi phục chậm chạp và chưa hoàn thành từ sau cuộc khủng hoảng di cư giai đoạn 2015-2016.

Ý tưởng cải tổ mà Pháp và Đức đưa ra hồi năm 2017, sau khi cuộc khủng hoảng di cư bộc lộ những "lỗ hổng" của khu vực tự do đi lại châu Âu, có thể là xuất phát điểm cho nỗ lực "cứu" Hiệp ước Schengen thoát khỏi sự tấn công của các đại dịch tương tự như COVID-19.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào PanamaÔng Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama
04:56:46 23/12/2024
Ông Trump muốn đặt lại tên cho ngọn núi cao nhất nước MỹÔng Trump muốn đặt lại tên cho ngọn núi cao nhất nước Mỹ
23:44:25 23/12/2024
Trung Quốc bắt giữ quan chức tham nhũng nhiều kỷ lục trong năm 2024Trung Quốc bắt giữ quan chức tham nhũng nhiều kỷ lục trong năm 2024
14:54:58 23/12/2024
Vì sao nhiều ông trùm công nghệ Mỹ quay sang ủng hộ ông Trump?Vì sao nhiều ông trùm công nghệ Mỹ quay sang ủng hộ ông Trump?
23:23:32 23/12/2024
Mẹ Elon Musk tiết lộ về tình bạn giữa con trai và Tổng thống TrumpMẹ Elon Musk tiết lộ về tình bạn giữa con trai và Tổng thống Trump
22:33:55 23/12/2024
Syria hậu Assad: Bàn cờ địa chính trị giữa Israel và Thổ Nhĩ KỳSyria hậu Assad: Bàn cờ địa chính trị giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ
21:14:33 22/12/2024
Khám phá những truyền thống Giáng sinh độc đáo trên thế giớiKhám phá những truyền thống Giáng sinh độc đáo trên thế giới
14:46:50 23/12/2024
Những nguyên nhân khiến Iran gặp khủng hoảng năng lượngNhững nguyên nhân khiến Iran gặp khủng hoảng năng lượng
13:03:09 23/12/2024

Tin đang nóng

Nữ sinh trượt đại học, đi làm công nhân suốt 16 năm, năm 2020 lên mạng tình cờ tra ra sự thật chấn động, khiến 46 người bị bắt giam!Nữ sinh trượt đại học, đi làm công nhân suốt 16 năm, năm 2020 lên mạng tình cờ tra ra sự thật chấn động, khiến 46 người bị bắt giam!
06:29:29 24/12/2024
Bé sơ sinh bị bỏ rơi kèm lá thư ghi "sinh viên lỡ dại mang thai"Bé sơ sinh bị bỏ rơi kèm lá thư ghi "sinh viên lỡ dại mang thai"
06:29:50 24/12/2024
Nam ca sĩ được NSƯT Tân Nhàn 'cho mượn nhà để ở và ôn thi' là ai?Nam ca sĩ được NSƯT Tân Nhàn 'cho mượn nhà để ở và ôn thi' là ai?
06:00:32 24/12/2024
Như Quỳnh bị công kích vì Hồ Văn Cường: "Tôi cần đối diện với nó"Như Quỳnh bị công kích vì Hồ Văn Cường: "Tôi cần đối diện với nó"
06:51:21 24/12/2024
Đức Phúc tặng 1 món quà "ngã ngửa" dành cho Hoà Minzy: Đúng là thánh giải trí, đứng im cũng thấy buồn cười!Đức Phúc tặng 1 món quà "ngã ngửa" dành cho Hoà Minzy: Đúng là thánh giải trí, đứng im cũng thấy buồn cười!
06:36:38 24/12/2024
Người đàn ông thông minh nhất thế giới với chỉ số IQ 210 tuyên bố không ngờ về những gì xảy ra sau khi con người chếtNgười đàn ông thông minh nhất thế giới với chỉ số IQ 210 tuyên bố không ngờ về những gì xảy ra sau khi con người chết
00:53:48 24/12/2024
Căng: Trang Pháp bị producer tố đánh cắp chất xám, yêu cầu gỡ ngay MV mớiCăng: Trang Pháp bị producer tố đánh cắp chất xám, yêu cầu gỡ ngay MV mới
06:30:54 24/12/2024
Loài hoa lan độc nhất vô nhị trên thế giới, chỉ có ở Việt NamLoài hoa lan độc nhất vô nhị trên thế giới, chỉ có ở Việt Nam
00:54:02 24/12/2024

Tin mới nhất

Hé lộ những ngày cuối cùng của Tổng thống Syria trước khi bị lật đổ

Hé lộ những ngày cuối cùng của Tổng thống Syria trước khi bị lật đổ

08:16:09 24/12/2024
Khi phe đối lập bắt đầu chiến dịch tấn công, cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad đang ở Nga để chuẩn bị dự lễ tốt nghiệp của con trai, buộc ông vội vã bay về nước.
Đức bàn giao hệ thống chống UAV mới nhất cho Ukraine

Đức bàn giao hệ thống chống UAV mới nhất cho Ukraine

08:01:54 24/12/2024
Đức tiếp tục cung cấp cho Ukraine một gói viện trợ quân sự lớn, bao gồm xe tăng, xe bọc thép, hệ thống phòng không và nhiều loại vũ khí hiện đại.
Nga chuyển khí tài quân sự, rút quân hoàn toàn khỏi Syria?

Nga chuyển khí tài quân sự, rút quân hoàn toàn khỏi Syria?

07:53:37 24/12/2024
Nga dường như đã giảm sự hiện diện ở Syria khi chuyển các khí tài quân sự sang các quốc gia khác trong khu vực.
Nga hiện đại hóa các hệ thống tên lửa dẫn đường 300mm cho Smerch và Tornado-S

Nga hiện đại hóa các hệ thống tên lửa dẫn đường 300mm cho Smerch và Tornado-S

07:51:11 24/12/2024
Những nỗ lực hiện đại hóa của NPO Splav nhằm kéo dài tuổi thọ và khả năng hoạt động của các hệ thống này, đáp ứng các yêu cầu về tầm bắn và độ chính xác ngày càng cao trong môi trường tác chiến hiện đại.
Nga huy động vũ khí từ thời Liên Xô cho cuộc chiến ở Ukraine

Nga huy động vũ khí từ thời Liên Xô cho cuộc chiến ở Ukraine

07:48:21 24/12/2024
Tháng trước, Karen Shakhnazarov - Giám đốc Mosfilm, hãng phim lớn nhất nước Nga đã đến gặp Tổng thống Vladimir Putin tại Điện Kremlin để trao tặng lại hàng chục xe tăng và xe bọc thép có từ những năm 1950.
Thái Lan siết chặt biên giới với Myanmar vì bệnh tả

Thái Lan siết chặt biên giới với Myanmar vì bệnh tả

06:02:33 24/12/2024
Theo Bộ Y tế Công cộng Thái Lan, dịch tả đang lây lan tại thành phố Shwe Kokko ở Myanmar gần với biên giới Thái Lan. Hiện Thái Lan đã ghi nhận 2 trường hợp mắc bệnh tả và đều ở tại huyện Mae Sot, tỉnh biên giới Tak.
Israel và Thổ Nhĩ Kỳ đang định hình một Syria mới từ vùng biên giới

Israel và Thổ Nhĩ Kỳ đang định hình một Syria mới từ vùng biên giới

05:48:33 24/12/2024
Một trong những ưu tiên chính của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan là đẩy lùi các nhóm người Kurd ở phía Bắc có liên hệ với PKK - một tổ chức từ lâu đã đấu tranh cho người Kurd tự trị ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Ukraine chỉ trích Thủ tướng Slovakia về vấn đề khí đốt

Tổng thống Ukraine chỉ trích Thủ tướng Slovakia về vấn đề khí đốt

05:46:29 24/12/2024
Tổng thống Ukraine nhận định Thủ tướng Slovakia không thể hiện sự quyết tâm muốn chấm dứt sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên của Nga. Ông cho rằng đây là một vấn đề an ninh lớn đối với cả châu Âu và chính Slovakia.
Mỹ: Điều tra ngành công nghiệp chip của Trung Quốc

Mỹ: Điều tra ngành công nghiệp chip của Trung Quốc

05:44:33 24/12/2024
Trước đó, trong nhiệm kỳ đầu làm Tổng thống từ năm 2017-2021, ông Donald Trump cũng sử dụng mục trên để áp dụng các biện pháp thuế quan đối với sản phẩm của Trung Quốc.
Công tác cứu hộ, cứu nạn trong vụ sập cầu tại Brazil gặp khó khăn

Công tác cứu hộ, cứu nạn trong vụ sập cầu tại Brazil gặp khó khăn

05:40:53 24/12/2024
Được xây dựng từ năm 1960, cầu Juscelino Kubitschek de Oliveira dài 0,5 km là một tuyến giao thông huyết mạch nối thủ đô Brasilia với thành phố Belem ở miền Bắc. Nguyên nhân vụ sập cầu đang được điều tra, làm rõ.
Căng thẳng tại Trung Đông: Iran cam kết ủng hộ chủ quyền của Syria

Căng thẳng tại Trung Đông: Iran cam kết ủng hộ chủ quyền của Syria

05:29:06 24/12/2024
Phát biểu sau cuộc gặp Ngoại trưởng Qatar Mohammed Bin Abdulrahman bin Jassim Al-Thani, ông Sharaa cho biết đã mời Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al-Thani sang thăm Syria.
Pháp: Quốc tang tưởng nhớ các nạn nhân của bão Chido

Pháp: Quốc tang tưởng nhớ các nạn nhân của bão Chido

05:27:24 24/12/2024
Cờ rủ được treo trên khắp cả nước. Chính phủ và người dân đã dành 1 phút mặc niệm để tưởng nhớ những nạn nhân xấu số. Trên mạng xã hội X, Tổng thống Emmanuel Macron bày tỏ chia buồn với người dân tại Mayotte.

Có thể bạn quan tâm

Khai quật tử thi, đưa một vụ án đánh chết người ra ánh sáng

Khai quật tử thi, đưa một vụ án đánh chết người ra ánh sáng

Pháp luật

08:22:45 24/12/2024
Trên đường về, Dương gặp lại anh H. rồi xảy ra xô xát. Dương kéo anh H. ngã xuống đường, đánh liên tiếp vào mặt và đạp mạnh vào mạng sườn làm nạn nhân ngã ra đường, bất tỉnh.
Chợ Giáng sinh đặc sắc ở châu Âu

Chợ Giáng sinh đặc sắc ở châu Âu

Du lịch

08:21:01 24/12/2024
Chợ Giáng sinh lần đầu xuất hiện ở nước Đức và phía Đông Bắc nước Pháp vào cuối thế kỷ 14. Kể từ đó, chợ Giáng sinh trở thành nét văn hóa đặc sắc của hầu hết các nước châu Âu.
Xác minh clip hai nữ sinh ở Vĩnh Long bị đánh hội đồng

Xác minh clip hai nữ sinh ở Vĩnh Long bị đánh hội đồng

Netizen

08:13:55 24/12/2024
2 nữ sinh được cho là đang học ở trường THCS Lộc Hòa bị nhóm học sinh mặc đồng phục thể dục in tên trường THCS-THPT Phú Quới đánh tới tấp. Clip được học sinh ghi lại rồi phát tán lên mạng xã hội.
5 không sau khi massage để tránh phản tác dụng

5 không sau khi massage để tránh phản tác dụng

Sức khỏe

08:13:47 24/12/2024
Massage là liệu pháp chăm sóc sức khỏe phổ biến, giúp giảm căng thẳng, thư giãn cơ thể và cải thiện tuần hoàn máu. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối đa và tránh những tác động không mong muốn, bạn cần lưu ý một số điều sau khi massage:
Tôi đã 28 tuổi, bố vẫn "cành cao" đặt ra quá nhiều tiêu chuẩn chọn rể

Tôi đã 28 tuổi, bố vẫn "cành cao" đặt ra quá nhiều tiêu chuẩn chọn rể

Góc tâm tình

08:08:37 24/12/2024
Tôi biết bố tôi đặt ra nhiều tiêu chuẩn chọn rể vì nhiều lý do. Gia đình tôi không giàu. Từ nhỏ, tôi đã chứng kiến bố mẹ vất vả kiếm tiền, phải vay mượn để lo cho tôi ăn học.
Con ngõ bất ổn thường xuyên xảy ra tai nạn ở Hà Nội

Con ngõ bất ổn thường xuyên xảy ra tai nạn ở Hà Nội

Tin nổi bật

08:05:57 24/12/2024
Ngõ 2 Nguyễn Viết Xuân trở thành con ngõ bất ổn nhất Hà Nội, khi liên tiếp xảy ra các vụ va chạm xe, nhẹ thì trầy xước, nặng có người gãy chân đi cấp cứu.
Mẹ ác ma, cha thiên sứ - Tập 13: Ông ngoại luyện thi lớp 1 cho cháu gái bằng kỷ luật thép

Mẹ ác ma, cha thiên sứ - Tập 13: Ông ngoại luyện thi lớp 1 cho cháu gái bằng kỷ luật thép

Phim việt

08:04:41 24/12/2024
Tập 13 phim Mẹ ác ma, cha thiên sứ tập trung vào câu chuyện ông ngoại rèn bé Trâm Anh để thi vào lớp 1 trường tốt.
1 cặp đôi phim giả tình thật vừa bí mật kết hôn: Nhà gái đẹp như tiên nữ, nhà trai bị ghét vì EQ thấp cùng cực

1 cặp đôi phim giả tình thật vừa bí mật kết hôn: Nhà gái đẹp như tiên nữ, nhà trai bị ghét vì EQ thấp cùng cực

Sao châu á

07:49:18 24/12/2024
Tối 23/12, cư dân mạng Trung Quốc xôn xao trước thông tin hai diễn viên trẻ Lý Lan Địch và Trương Tân Thành đã bí mật kết hôn trong chuyến du lịch tới New Zealand hồi đầu tháng 11.
Phản ứng không ngờ của Cát Phượng khi nghe tên Kiều Minh Tuấn giữa sự kiện, nói 1 câu mà ai cũng khen

Phản ứng không ngờ của Cát Phượng khi nghe tên Kiều Minh Tuấn giữa sự kiện, nói 1 câu mà ai cũng khen

Hậu trường phim

07:45:35 24/12/2024
Cát Phượng không hề tỏ ra ái ngại khi bị nhắc đến người cũ, thêm việc cô không tiếc lời khẳng định Kiều Minh Tuấn phải đẹp chứ cũng khiến nữ diễn viên nhận được điểm cộng trong mắt khán giả.
Bom tấn đang khuynh đảo màn ảnh Hàn hiện tại: Dàn cast siêu xịn sò, nam chính đẹp mê mẩn còn là "vua phim bộ"

Bom tấn đang khuynh đảo màn ảnh Hàn hiện tại: Dàn cast siêu xịn sò, nam chính đẹp mê mẩn còn là "vua phim bộ"

Phim châu á

07:16:19 24/12/2024
Thời điểm hiện tại, bộ phim Firefighters (tạm dịch: Lính Cứu Hỏa) hiện đang khuynh đảo phòng vé Hàn Quốc với sự góp mặt của Joo Won
Một nữ ca sĩ Vpop đáp trả tin đồn bị đòi 1,5 tỷ đồng

Một nữ ca sĩ Vpop đáp trả tin đồn bị đòi 1,5 tỷ đồng

Nhạc việt

06:48:38 24/12/2024
Sau tin đồn bị đòi nợ hơn 1,5 tỷ, Liz Kim Cương đáp trả bằng một bản ballad ngọt ngào mang tên Tình Yêu Không Như Phim Hàn Quốc