EU kêu gọi Trung Quốc ngừng ủng hộ Nga trong cuộc xung đột Ukraine
Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-EU sắp diễn ra, bất đồng về thương mại và cuộc xung đột ở Ukraine dự kiến sẽ có trong chương trình nghị sự.
Theo trang tin Euobserver.com, Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với áp lực của Liên minh châu Âu (EU) để ngừng ủng hộ Nga khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc tổ chức một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến với các quan chức hàng đầu của EU vào ngày 1/4 tới.
Các nhà lãnh đạo EU và Trung Quốc tại một hội nghị trực tuyến. Ảnh: CEU
Đó là thông điệp từ các nhà lãnh đạo EU và NATO trong cuộc họp tại Brussels vào tuần trước.
“Trung Quốc có một lựa chọn. Đó là lựa chọn khá đơn giản: đứng về phía Nga đang tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine hay tìm cách hợp tác với châu Âu, với Mỹ và các nước phương Tây”, Thủ tướng Latvia Krijānis Kariņ nói tại Brussels.
Về phần mình, Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin cho rằng Trung Quốc là một cường quốc địa chính trị và EU cần phải đảm bảo rằng họ đang đi đúng hướng theo dòng chảy của lịch sử, nếu Trung Quốc hỗ trợ Nga, thì các biện pháp trừng phạt của phương Tây sẽ không hoạt động như mong muốn.
Video đang HOT
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng tuyên bố: “Thông điệp của chúng tôi với Trung Quốc là họ nên tham gia cùng phần còn lại của thế giới và không ủng hộ Nga”.
Mối quan hệ giữa EU và Trung Quốc đã xấu đi từ trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine vào tháng 2/2022.
Hiệp định đầu tư toàn diện giữa Trung Quốc và EU (CAI) rơi vào bế tắc sau khi EU áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc với cáo buộc vi phạm nhân quyền.
Trung Quốc cũng bị EU chỉ trích vì gây áp lực với Litva bằng các lệnh trừng phạt thương mại không chính thức vì mối quan hệ ngày càng chặt chẽ của Vilnius với Đài Loan (Trung Quốc).
ADVERTISING
Phản ứng của Trung Quốc liên quan đến cuộc xung đột Nga-Ukraine đã khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn sau khi Mỹ cáo buộc Bắc Kinh có kế hoạch hỗ trợ Moskva về quân sự và tài chính.
Đáp lại, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nêu rõ: “Chúng ta cần bình tĩnh để xoa dịu cuộc khủng hoảng thay vì đổ thêm dầu vào lửa”. Tuyên bố này được đưa ra sau khi Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg phàn nàn rằng Bắc Kinh đã hỗ trợ chính trị cho Nga.
“Chúng ta cần đối thoại để nối lại hòa bình thay vì sử dụng áp lực và ép buộc”, ông Vương Nghị nói thêm, ám chỉ rằng chính NATO, không phải Nga, chịu trách nhiệm cho cuộc khủng hoảng địa chính trị đang diễn ra.
Nga tái tập trung nguồn cung dầu sang châu Á
Dầu của Nga có thể được xuất khẩu nhiều hơn sang các nước châu Á, trong khi các nhà sản xuất dầu mỏ ở Trung Đông sẽ chuyển sang thị trường châu Âu.
Theo báo Izvestia (Nga), trong bối cảnh Mỹ áp dụng lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga, việc giao hàng cho các nước EU sẽ gặp khó khăn trong tương lai gần. Một số nhà phân tích dự đoán rằng khoảng 3 triệu thùng dầu và các sản phẩm dầu mỏ của Nga mỗi ngày sẽ bị loại bỏ khỏi thị trường toàn cầu, chiếm khoảng 3% sản lượng thế giới.
Nga sẽ gặp khó khăn khi nhập khẩu dầu và khí đốt sang châu Âu do các lệnh trừng phạt. Ảnh: RT
Tuy nhiên, có một khả năng khác: Nga sẽ tái định hướng nguồn cung cấp trên quy mô lớn sang châu Á. Chủ tịch Viện Năng lượng và Tài chính Nga Marcel Salikhov lưu ý rằng nguồn cung dầu của nước này sẽ được định hướng lại do các hạn chế hiện nay của phương Tây.
"Trung Quốc và Ấn Độ là những ứng cử viên tiềm tàng cho việc gia tăng dòng chảy của Nga sang châu Á. Về chất lượng, dầu Nga phù hợp với các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc, có khả năng thay thế tới 3 triệu thùng dầu thô mỗi ngày với chất lượng tương đương với nguồn cung mà Trung Quốc nhập khẩu từ các nước khác. Tuy nhiên, giải pháp này có thể khiến Trung Quốc rơi vào cuộc xung đột với các nước phương Tây", vị chuyên gia này nói.
Cũng theo chuyên gia trên, một lựa chọn khác đối với Moskva là Ấn Độ, quốc gia đang đẩy mạnh nhập khẩu dầu của Nga, lý do chính là vì mức chiết khấu kỷ lục, giúp tăng đáng kể lợi nhuận của người mua trong lĩnh vực lọc dầu.
Về phần mình, chuyên gia Ivan Timonin của công ty tư vấn chiến lược VYGON (Nga) nhận định, việc tìm kiếm thị trường mới trong trường hợp này sẽ không phải là vấn đề khó với Nga. Trong bối cảnh hiện nay, các nhà cung cấp khác, đặc biệt ở Trung Đông, cũng sẽ phải chuyển hướng xuất khẩu của họ sang châu Âu để thay thế Nga.
Do đó, đây sẽ là cơ hội để Nga tăng xuất khẩu sang châu Á, vì khu vực này được "giải phóng" nguồn cung bổ sung. Tuy nhiên, việc định hướng lại ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga về "phía Đông" (sang châu Á) sẽ cần một khoảng thời gian nhất định.
Cho đến nay, bất chấp lệnh cấm vận, xuất khẩu dầu của Nga sang Mỹ vẫn tiếp tục và thậm chí còn tăng. Ví dụ, trong tuần từ ngày 12-18/3, Mỹ đã mua 70.000 thùng dầu của Nga mỗi ngày, nhiều hơn 80% so với tuần trước. Con số này thậm chí còn cao hơn trong Liên minh châu Âu (EU), nơi các nước châu Âu hiện vẫn tránh đặt lệnh cấm vận nhập khẩu nguyên liệu thô của Nga.
Tác dụng ngược của việc Mỹ 'vũ khí hóa' các biện pháp trừng phạt Khi Mỹ vũ khí hóa các biện pháp trừng phạt, các mục tiêu bị áp đặt có thể liên kết với nhau để đối phó với Washington. "Quyền lực chính trị xuất phát từ nòng súng" - Mỹ dường như đã sử dụng cụm từ này để chỉ "quyền lực chính trị phát triển sau các lệnh trừng phạt". Đó là nhận định...