EU kêu gọi tái khởi động tiến trình hòa bình Trung Đông
Chủ tịch Ủy ban châu Âu tái khẳng định cam kết của EU đối với một giải pháp nhằm chấm dứt xung đột giữa Israel và Palestine.
Hôm qua (9/7), trong cuộc gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại Jerusalem, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso tái khẳng định cam kết của Liên minh châu Âu (EU) đối với một giải pháp nhằm chấm dứt xung đột giữa Israel và Palestine.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso
Ông Barroso nhắc lại lập trường của Liên minh châu Âu hướng tới các cuộc đàm phán hòa bình đã bị ngừng trệ giữa Israel và Palestine: “Chúng ta vừa thảo luận về những vấn đề chính trị quan trọng. Nhân dịp này, tôi muốn bày tỏ cam kết của Liên minh châu Âu đối với Israel, với những người dân nước này đang sống trong hòa bình. Chúng tôi ủng hộ một giải pháp hai nhà nước. Tôi nghĩ đây là thời điểm tốt để bắt đầu gieo lại hy vọng hướng tới cái gọi là tiến trình hòa bình Trung Đông”.
Mục đích chuyến thăm 3 ngày tới Trung Đông của Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso là cùng với các nhà lãnh đạo Israel và Palestine thảo luận về những diễn biến mới nhất trong thế giới Arab cũng như những vấn đề khu vực cùng quan tâm./.
Theo VOV
Nguy cơ Hy Lạp rời Eurozone: Châu Âu lên kế hoạch ứng phó khẩn cấp
Ủy ban châu Âu (EC) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang lên kế hoạch ứng phó khẩn cấp nếu Hy Lạp buộc phải rời khỏi khu vực đồng euro (Eurozone), ủy viên thương mại Liên minh châu Âu (EU) Karel De Gucht ngày 18-5 cho biết.
Nhiều người Hy Lạp tỏ ra bất an trước tương lai chính trị mờ mịt
Đây có lẽ là bình luận đầu tiên của một quan chức châu Âu nhằm xác nhận sự tồn tại của các kế hoạch dự phòng trong trường hợp Hy Lạp có thể rút khỏi Eurozone. Trước đây, tin này đã lan truyền nhưng chưa được xác nhận. Trả lời phỏng vấn tờ De Standaard của Bỉ, ông Gucht cho biết, cách đây 1 năm rưỡi, đã có lo ngại rằng việc Hy Lạp rời Eurozone có thể gây ra hiệu ứng domino. Hiện EU và ECB đang làm mọi cách để tình trạng này không xảy ra. Theo ông Gucht, việc Hy Lạp rút khỏi Eurozone không có nghĩa đồng euro sẽ sụp đổ.
Lo ngại về việc Hy Lạp có thể quyết định rút hoặc buộc phải rời khỏi Eurozone gia tăng do những rối ren chính trị tại Hy Lạp sau khi nước này không thể thành lập chính phủ mới do lãnh đạo Liên minh các lực lượng cực tả SYRIZA một mực phản đối gói cứu trợ và chương trình "thắt lưng buộc bụng" khắc khổ của EU và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Nếu SYRIZA giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lại vào ngày 17-6 tới, nhiều khả năng Hy Lạp sẽ rút khỏi Eurozone. Chính viễn cảnh này đã khiến đồng euro và các thị trường ở châu Âu sụt giảm mạnh mấy ngày qua. Trong tâm trạng bất an, nhiều người dân Hy Lạp đã đổ xô đến các ngân hàng rút số tiền gửi lên tới 800 triệu euro (1 tỷ USD) chỉ trong ngày 14-5. Những lo ngại về "sức khỏe" của các ngân hàng gia tăng khi ECB cho biết, tổ chức này đã tạm ngừng các hoạt động thanh toán bằng tiền mặt với một số ngân hàng Hy Lạp do khả năng thanh khoản của các ngân hàng này.
Mặc dù cho rằng, Hy Lạp sẽ ở lại Eurozone nhưng theo ông Karel De Gucht, vấn đề quan trọng hiện nay là ECB sẽ đặt ra những điều kiện gì để đảm bảo thanh khoản của các ngân hàng Hy Lạp. Ngày 18-5, trong cuộc điện đàm với Tổng thống Hy Lạp Karolos Papoulias, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bày tỏ hy vọng Hy Lạp sẽ sớm ổn định chính trị, và châu Âu đang nỗ lực để giữ nước này ở lại Eurozone.
Trong khi đó, ông Doug McWilliams, một trong những nhà bình luận kinh tế hàng đầu châu Âu ước tính, nếu Hy Lạp rút khỏi khối đồng euro thì khối này sẽ thiệt hại khoảng 1.000 tỉ USD.
Theo ANTD
EU cứu trợ lương thực khẩn cấp cho Triều Tiên Theo phóng viên TTXVN tại Brussels và nguồn tin nước ngoài, Ủy ban châu Âu (EC) ngày 4/7 cho biết cơ quan này sẽ cung cấp cho Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên khoản cứu trợ lương thực khẩn cấp trị giá 10 triệu euro. Tổ chức nhân đạo WFP viện trợ lương thực cho Triều Tiên. (Nguồn: Internet) Quyết định...