EU kéo dài lệnh cấm vận đối với Crimea thêm một năm
Ngày 17-6, Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố sẽ kéo dài các biện pháp cấm vận đối với Crimea và Sevastopol đến ngày 23-6-2017, tức thêm một năm nữa.
Theo tuyên bố vừa được EU đưa ra, các biện pháp hạn chế này được áp dụng đối với các cá nhân EU và các công ty có trụ sở tại EU, đồng thời cấm nhập khẩu các sản phẩm có xuất xứ từ Crimea hoặc Sevastopol vào EU.
Các biện pháp hạn chế trên còn cấm đầu tư vào Crimea hoặc Sevastopol, có nghĩa là không có công ty châu Âu cũng như công ty có trụ sở tại châu Âu có thể mua bất động sản hoặc các tài sản tại Crimea, các công ty tài chính ở Crimea hoặc cung cấp các dịch vụ có liên quan.
EU kéo dài lệnh cấm vận đối với Crimea thêm một năm (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, các biện pháp này còn cấm các dịch vụ du lịch tại Crimea hoặc Sevastopol, đặc biệt là các tàu du lịch châu Âu cập cảng tại bán đảo Crimea, ngoại trừ những trường hợp khẩn cấp.
Video đang HOT
Các lệnh cấm vận cũng cấm xuất khẩu những hàng hóa và công nghệ nhất định cho các công ty của Crimea hoặc để sử dụng tại Crimea trong các lĩnh vực vận tải, thông tin liên lạc và năng lượng và liên quan đến việc thăm dò và sản xuất dầu, khí và khoáng sản, cũng như không được cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, môi giới, xây dựng hoặc thiết kế liên quan đến cơ sở hạ tầng trong những lĩnh vực này.
Tuyên bố còn khẳng định rằng, “EU tiếp tục lên án việc Liên bang Nga sáp nhập Crimea và Sevastopol và vẫn thực thi đầy đủ chính sách không công nhận của mình”.
Nước cộng hòa tự trị Crimea và thành phố Sevastopol đã được sáp nhập vào Nga hồi tháng 3-2014 sau một cuộc trưng cầu dân ý được Moscow thừa nhận, nhưng bị Ukraine và các cường quốc phương Tây bác bỏ.
Theo_An ninh thủ đô
Bỏ cấm vận vũ khí: Dấu ấn Tái cân bằng của Obama
Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa chính thức tuyên bố gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam, một trong những nội dung quan trọng của chuyến công du này.
Mỹ áp đặt lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam từ năm 1984 tới nay. Dù hai nước đã bình thường hoá quan hệ và và nâng cấp lên mức Đối tác toàn diện, việc Washington duy trì lệnh cấm vận được coi là sự "phân biệt" của Mỹ trong quan hệ đối với Việt Nam.
Trước thềm chuyến thăm, Thượng nghị sĩ John McCain kêu gọi Mỹ bỏ lệnh cấm vận vì "ngày nay, Việt Nam là đối tác ngày càng quan trọng ở khu vực cam kết duy trì các nguyên tắc để đảm bảo trật tự theo luật lệ ở châu Á-Thái Bình Dương: Tự do trên biển, thương mại cởi mở, giải quyết hoà bình các tranh chấp".
Bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam sẽ trở thành dấu ấn lớn trong nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: AP
Trở ngại đối với việc bỏ cấm vận là một số nhóm bảo thủ trong chính quyền Mỹ muốn gây sức ép với Việt Nam trên một số vấn đề.
Trong khi các đồng minh Mỹ ở Đông Á phàn nàn về việc Washington đã chuyển sự chú ý của Mỹ về Đông Âu và Trung Đông trong 3-4 năm gần đây, chính sách chuyển trục về châu Á của Nhà Trắng vẫn thể hiện cụ thể và xuyên suốt ở Việt Nam và Philippines.
Từ năm 2013, Tổng thống Obama và Ngoại trưởng John Kerry đã tuyên bố về việc tài trợ tàu tuần tra và viện trợ nâng cấp năng lực trên biển cho Việt Nam. Năm 2015, hai nước ký tuyên bố chung về tầm nhìn quốc phòng nhân chuyến thăm của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter.
Ở Philippines, Mỹ đã tái ký thoả thuận phòng thủ chung (MDT) vào năm 2014 và cung cấp thêm tàu chiến cho Manila trong năm 2015.
Cũng trong năm 2015, Mỹ đã công bố sáng kiến An ninh hàng hải (MSI) trị giá 500 triệu USD để xây dựng năng lực trên biển cho các nước Đông Nam Á. Giới quan sát nhận định những diễn biến ở biển Đông đẩy nhanh hơn nữa quá trình Mỹ trở lại và gắn kết ở khu vực này.
Báo Los Angeles Times gọi Việt Nam là "đối tác chính" của tái cân bằng ở châu Á. Murray Hiebert, chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu và Chiến lược Quốc tế (CSIS) ở Washington cũng nói với Zing.vn: "Việt Nam cần hiện đại hoá dần lực lượng quân sự của họ và Việt Nam đánh giá cao công nghệ quân sự Mỹ, coi các vũ khí này có giá trị chiến lược lớn."
16 năm trước, khi tổng thống Mỹ Bill Clinton hạ cánh xuống Hà Nội, mục tiêu của ông là đưa quan hệ Việt - Mỹ vượt qua cuộc chiến đau thương cách từ vài thập kỷ trước. Chuyến thăm trở thành một trong những dấu ấn quan trọng nhất của nhiệm kỳ Clinton.
Với Obama, tới Việt Nam để bỏ cấm vận vũ khí là điểm nhấn quan trọng nữa của Tái cân bằng về châu Á. Cùng với TPP, đây là một trong những di sản nổi bật nhất của ông ở châu lục.
Thanh Tuấn
Theo Zing News
Nga tuyên bố không cung cấp vũ khí tấn công cho Iran Ngày 3-6, ông Sergey Chemizov, giám đốc điều hành tập đoàn Rostec của Nga tuyên bố, nước này sẽ không cung cấp những loại vũ khí tấn công như xe tăng chiến đấu chủ lực và máy bay ném bom cho Iran, theo các lệnh cấm vận của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. "Tuân thủ lệnh trừng phạt của Hội đồng...