EU hoan nghênh đề xuất mới nhất ứng phó cuộc khủng hoảng tị nạn
Trong khuôn khổ hội nghị, Bộ trưởng Di cư Hà Lan Klaas Dijkhoff phát biểu: “Các Bộ trưởng Nội vụ hoan nghênh đề xuất của Thổ Nhĩ Kỳ. Đề xuất này có thể giúp hạn chế số lượng lớn người di cư, đồng thời ngăn chặn người di cư đặt tính mạng của mình vào tay những kẻ buôn lậu tàn nhẫn”.
Ủy viên EU phụ trách các vấn đề di cư và đối nội Dimitris Avramopoulos cho biết, Ủy ban châu Âu đã đưa ra một kế hoạch dự phòng và ứng phó nhằm cung cấp lương thực cho 100 nghìn người có thể mắc kẹt tại Hy Lạp.
“Chúng tôi cũng tăng cường viện trợ khẩn cấp cho người tị nạn và người di cư với 275,5 triệu euro trong năm 2016; khoản tiền này sẽ giúp đỡ và hỗ trợ các nước thành viên đang phải đối mặt với sức ép lớn”, ông Dimitris cho biết.
Theo ông Dimitris, các nước thành viên mới chỉ cung cấp nơi trú ẩn cho 3.412 người xin tị nạn và chỉ có 885 người đã được tái phân bổ; một số quốc gia vẫn chưa đề xuất kế hoạch tái phân bổ người xin tị nạn.
Cũng trong cuộc họp này, các bộ trưởng đã xem xét đề xuất thành lập một lực lượng bảo vệ biên giới và bờ biển của châu Âu. Cơ quan này sẽ phối hợp các nguồn lực từ Cơ quan Giám sát biên giới EU (Frontex) và các nước thành viên để theo dõi dòng người di cư, xác định các điểm yếu và ứng phó khi biên giới vòng ngoài của EU gặp nguy hiểm.
Video đang HOT
Theo thông tin đăng tải trên truyền thông, EU và Thổ Nhĩ kỳ ngày 7-3 đã thông qua một thỏa thuận tạm thời. Theo đó, Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị sẽ tiếp nhận lại tất cả những người tị nạn và người di cư từng vào châu Âu từ nước này, đổi lại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được tăng hỗ trợ tài chính, đẩy nhanh tiến trình đàm phán gia nhập EU cũng như miễn thị thực cho công dân nước này.
H.H
Tân Hoa xã
Theo_Báo Nhân Dân
Hy Lạp cuống quýt ban bố tình trạng khẩn cấp vì khủng hoảng di cư
Hy Lạp đã ban bố tình trạng khẩn cấp về vấn đề biên giới với Cộng Hòa Macedonia nơi có khoảng 12 nghìn người di cư và tị nạn đang mắc kẹt, không thể tiếp tục cuộc hành trình của mình.
Trước việc chính quyền các nước chỉ cho phép một số ít người đi qua, Apostolos Tzitzikostas, Thống đốc khu vực Central Macedonia của Hy Lạp lên tiếng muốn hành động: "Cộng hòa Macedonia cần mở cửa biên giới ngay lập tức và Liên minh Châu Âu cần áp dụng những biện pháp cứng rắn đối với các quốc gia đang đóng cửa biên giới." Ông là người đã kêu gọi ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia.
Rào chắn tại biên giới đã khiến người di cư và tị nạn ùn tắc tại biên giới Hi Lạp.
Taher là một người Syria, anh cùng cô con gái đã trốn chạy khỏi cuộc chiến tranh tàn phá trong nước để tham gia vào hành trình dài và nguy hiểm. Đây chỉ là một trong số 35 nghìn dâ di cư và tị nạn hiện đang kẹt ở Hy Lạp. Taher hi vọng sẽ đoàn tụ với gia đình mình, với vợ và con trai hiện đã ở Thụy Điển.
Anh chia sẻ: "Chúng tôi đã cố gắng để vượt qua trước những điều kiện vô cùng khó khăn và khắc nghiệt. Chúng tôi đã bị cướp trên đường đi và đã mất mọi thứ. Thậm chí hộ chiếu của chúng tôi cũng chẳng còn."
Áo và các nước dọc theo tuến đường đi cư vùng Balkan đã áp đặt hạn chế tại biên giới họ, giới hạn số người di cư đi qua, điều này dẫn đến tình trạng tồn đọng tại Hy Lạp.
Trẻ em xếp hàng nhận thức ăn tại biên giới Hi Lạp và CH Macedonia.
Mặc dù khó khăn như vậy nhưng khi được hỏi liệu Taher có nghĩ đến việc trở lại Syria không, anh nói: "Không, tôi đang nghĩ đến việc tự tử."
Trong khi liên minh Châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tìm kiếm sự đồng thuận tại hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp diễn ra vào ngày mai (thứ Hai 7-3) nhằm tìm ra giải pháp ngăn chặn dòng người di cư, Hy Lạp có vẻ như vẫn là một "phòng chờ" của Châu Âu trong vài tháng tới.
Cơ quan tị nạn LHQ đã cảnh báo rằng Châu Âu đang hết dần thời gian để giải quyết cuộc khủng hoảng. Filippo Grandi, Cao ủy LHQ về người tị nạn đã đưa ra một kế hoạch chi tiết để quản lý và ổn định tình hình người tị nạn.
Nỗi ám ảnh trên "phòng tuyến" Hy Lạp Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ nhất tại Châu Âu kể từ Chiến tranh Thế giới thứ II chưa có dấu hiệu lắng dịu, việc kiểm soát biên giới chặt chẽ hơn của các nước thuộc khu vực Balkan và Áo đã khiến gần 32.000 người, trong đó có nhiều trẻ em bị mắc kẹt tại Hy Lạp. Theo Minh Long/CAND
Theo_Hà Nội Mới
Hội nghị cấp cao Anh - Pháp: Nóng vấn đề người tị nạn và Brexit Trước thềm hội nghị cấp cao Anh - Pháp, kịch bản Brexit và cuộc khủng hoảng nhập cư đã khiến hai nước không hài lòng với nhau. Ngày 3/3 tại thành phố Amiens, miền Bắc nước Pháp đã diễn ra Hội nghị cấp cao hàng năm Anh- Pháp lần thứ 34. Đây là một sự kiện được dư luận châu Âu quan tâm...