EU giải quyết tranh chấp liên quan đến thỏa thuận hạt nhân Iran
Ngày 14-1, 3 nước Anh, Pháp và Đức tuyên bố triển khai cơ chế giải quyết tranh chấp theo thỏa thuận hạt nhân Iran ký kết năm 2015 giữa Nhóm P5 1 (gồm: Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc, Đức) và Iran (gọi tắt là JCPOA). Động thái đang dấy lên sự phản đối mạnh mẽ từ Tehran.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani thăm cơ sở hạt nhân Bushehr tại Iran năm 2015. Ảnh: REX
Quyết định của 3 nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) được đưa ra sau khi căng thẳng leo thang nhanh chóng giữa các nước phương Tây và Iran liên quan đến vụ sát hại Tướng Qasem Soleimani – chỉ huy hàng đầu của Iran trong một cuộc không kích của Mỹ và vụ Tehran thừa nhận vô tình bắn hạ một máy bay dân dụng của Ukraine.
Trong Thỏa thuận JCPOA có điều khoản quy định một bên tuyên bố trước một cơ quan quốc tế chung rằng một bên khác đang vi phạm thỏa thuận. Nếu hai bên không thể giải quyết tại cơ quan chung, vấn đề tranh chấp sẽ được đưa lên một ban cố vấn chung và cuối cùng là tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc – nơi có thể ban hành các biện pháp trừng phạt.
Ngoại trưởng Đức, Pháp và Anh cho biết, Iran đang dần vi phạm các cam kết trong thỏa thuận JCPOA bắt đầu từ tháng 5 năm ngoái. Theo đó, Iran đã tăng cường các hoạt động làm giàu uranium – chất được sử dụng để chế tạo vũ khí hạt nhân nhằm đáp trả việc Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi thỏa thuận JCPOA. Ngay trong tháng 1 năm nay, Iran tiếp tục tuyên bố từ bỏ giới hạn quy định về số lượng máy ly tâm để làm giàu uranium.
Trong tuyên bố chung, 3 nước Đức, Pháp và Anh đều bày tỏ cam kết đối với thỏa thuận JCPOA và hy vọng Iran quay trở lại tuân thủ đầy đủ cam kết. Cơ chế giải quyết tranh chấp được triển khai là nhằm hạn chế tham vọng hạt nhân của Iran – điều mà các nước phương Tây lo ngại. Bên cạnh đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson còn cho biết, nước này ủng hộ một thỏa thuận toàn diện mới giữa Iran và các nước, trong đó có Mỹ để thay thế cho thỏa thuận JCPOA.
Video đang HOT
Các nhà phân tích nhận định, việc khởi động cơ chế giải quyết tranh chấp theo thỏa thuận JCPOA sẽ mang lại cho châu Âu lợi thế trong việc kiểm soát quá trình leo thang căng thẳng, tuy nhiên các nhà phân tích cũng c ảnh báo, động thái của châu Âu có thể gây ra tác động ngược lại.
Trong những tuần qua, căng thẳng giữa Iran và Mỹ đã leo thang lên mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng bắt cóc con tin tại Đại sứ quán Mỹ ở Tehran năm 1979. Iran đáp trả vụ Mỹ không kích sát hại Tướng Qasem Soleimani bằng các cuộc tấn công bằng tên lửa nhằm vào các căn cứ của Mỹ tại Iraq. Cuộc tấn công kéo theo vụ việc Iran vô tình bắn nhầm một máy bay của Ukraine tại vùng ngoại ô Tehran khiến 176 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.
Hà Thu
Theo bienphong.com.vn
Iran "nổi đóa" với Anh, Pháp, Đức, mạnh mẽ cảnh báo "hậu quả"
Iran mạnh mẽ cảnh báo Anh, Pháp và Đức về "nhưng hậu quả" liên quan đến quyết định của họ trong việc kích hoạt một cơ chế tranh chấp chống lại nước này theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015.
Anh, Pháp và Đức hôm 14/1 kích hoạt "cơ chế tranh chấp" được quy định trong thỏa thuận hạt nhân với Iran ký năm 2015 nhằm buộc Iran tôn trọng các cam kết của mình theo thỏa thuận. Các nước này cũng cáo buộc Iran vi phạm các điều khoản trong thỏa thuận năm 2015, có thể dẫn đến việc áp dụng các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp quốc.
Các nước trên tuyên bố đang hành động để tránh một cuộc khủng hoảng về phổ biến hạt nhân bên cạnh một cuộc đối đầu leo thang ở Trung Đông.
Đáp lại, Iran giận dữ tuyên bố việc kích hoạt cơ chế là một "sai lầm chiến lược".
"Việc sử dụng cơ chế tranh chấp là vô căn cứ về mặt pháp lý và là một sai lầm chiến lược từ quan điểm chính trị", Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif tuyên bố.
Các nhà phân tích nói rằng động thái này có thể đặt dấu hết cho hiệp ước hạt nhân năm 2015 với Iran.
"Tất nhiên, nếu người châu Âu ... tìm cách lạm dụng (cơ chế này) thì họ cũng phải sẵn sàng chấp nhận hậu quả", Bộ Ngoại giao Iran nhấn mạnh trong một tuyên bố.
Trước đó, Mỹ đã đơn phương rút khỏi hiệp định hạt nhân đa phương với Iarn vào tháng 5/2018 và áp đặt lại các biện pháp trừng phạt đối với Iran.
Iran từ lâu cáo buộc người châu Âu từ bỏ lời hứa bảo vệ nền kinh tế nước này khỏi các lệnh trừng phạt của Mỹ. Sau quyết định rút khỏi hiệp định của Washington, Iran bắt đầu dần dần từ bỏ các cam kết theo thỏa thuận hạt nhân.
Vào ngày 6 tháng 1, vài ngày sau khi Mỹ ám sát một vị tướng hàng đầu của Iran, Tehran đã tiến thêm một bước bằng cách tuyên bố sẽ loại bỏ giới hạn làm giàu uranium, mặc dù sẽ tiếp tục hợp tác với cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hợp Quốc.
Ba nước châu Âu hiện tuyên bố rằng họ "không có lựa chọn" nào ngoài việc kích hoạt cơ chế này. Tuy nhiên, Nga - cũng là một bên ký kết thỏa thuận hạt nhân năm 2015 - đã lên án động thái của Liên minh châu Âu và cho rằng không cần thiết phải kích hoạt cơ chế tranh chấp.
"Chúng tôi không loại trừ rằng những hành động thiếu suy nghĩ của người châu Âu có thể dẫn đến một sự leo thang mới xung quanh hiệp định hạt nhân Iran", Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo.
Theo danviet.vn
Châu Âu kích hoạt quy trình giải quyết tranh chấp trong thỏa thuận hạt nhân Iran Ngày 14/1, ba quốc gia châu Âu tuyên bố triển khai cơ chế giải quyết tranh chấp theo thỏa thuận hạt nhân Iran ký kết năm 2015 giữa Nhóm P5 1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức) và Iran sau khi Tehran liên tục vi phạm thỏa thuận. Thỏa thuận hạt nhân Iran, có tên gọi đầy đủ là Kế...