EU gia tăng trừng phạt, Nga vẫn đứng vững
Tờ Politico của Mỹ trích dẫn nguồn tin từ 5 nhà ngoại giao châu Âu cho biết, các đại diện thường trực của họ tại Brussels (Bỉ) đang hướng tới mục tiêu hoàn thành gói trừng phạt thứ 11 nhằm vào Nga.
Tuy nhiên, hiện chưa rõ họ có đạt được mục tiêu hay không khi cuộc thảo luận về các biện pháp trừng phạt đã bị hoãn lại một tuần cho đến ngày 14/6.
Hồi tháng 5 vừa qua, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell đã nhiều lần tuyên bố rằng, gói trừng phạt thứ 11 sẽ tập trung vào việc thắt chặt các cơ chế thực thi lệnh trừng phạt. Mục đích là ngăn chặn nỗ lực của Nga trong phá vỡ lệnh phong tỏa, trừng phạt. Theo các quan chức EU, các biện pháp trừng phạt nên được áp dụng đối với các công ty từ các nước thứ ba tái xuất hàng hóa bị trừng phạt sang Nga.
Các đoàn tàu chở hàng hóa nhập khẩu vào Nga tại Kaliningrad. Ảnh: Reuters
Cuối tháng 5, một số nguồn tin ngoại giao và truyền thông châu Âu đưa tin dự thảo ban đầu về gói trừng phạt của EC đã bị các nước thành viên EU bác bỏ và gửi lại để sửa đổi, lo ngại các biện pháp đó sẽ chỉ làm cô lập EU trên trường quốc tế. Như vậy, gói trừng phạt thứ 11 tập trung vào việc chống lách các lệnh trừng phạt hiện có và bao gồm một cơ chế mới để trừng phạt các quốc gia bên ngoài EU cho phép trốn tránh lệnh trừng phạt.
Tuy nhiên, điều này rất nhạy cảm đối với một số nước EU, bao gồm cả Đức, vốn lo ngại luật mới có thể làm tổn hại đến quan hệ với các nước như Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc. Để xoa dịu những lo ngại đó, EU đã giảm bớt một số đề xuất ban đầu từ EC. Trong khi đó, Hy Lạp và Hungary cho biết sẽ ngăn chặn thỏa thuận nếu Ukraine vẫn liệt một số công ty của họ vào danh sách “các nhà tài trợ chiến tranh”. Cụ thể, Budapest và Athens đang yêu cầu loại bỏ một số công ty khỏi danh sách hỗ trợ các nỗ lực của Nga nhằm lách các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Tuy nhiên, các nước EU không có phản đối mang tính hệ thống nào đối với gói trừng phạt mới nhất do EC đưa ra.
Kể từ sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine cho tới nay, EU liên tục áp đặt và mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với Moscow. Nhìn bề ngoài, EU sẽ tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt mới vì những kế hoạch quân sự của Nga tại Ukraine không có dấu hiệu giảm nhiệt. Nhưng bất chấp các biện pháp trên diện rộng được áp đặt và cam kết của Brussels để duy trì chúng, một số nhà quan sát cho rằng, họ đã thất bại trong ý định làm suy yếu nước Nga.
Nền kinh tế Nga dường như kiên cường hơn dự kiến và quân đội Nga vẫn duy trì khả năng nhắm vào các mục tiêu ở Ukraine. Hơn nữa, hàng hóa bị trừng phạt vẫn đang tìm đường đến Nga và đến chiến trường ở Ukraine. Trong một báo cáo mới đây, Công ty tư vấn rủi ro Corisk có trụ sở tại Na Uy cho rằng các biện pháp trừng phạt không hoạt động theo cách như mong đợi chính là do các bên áp dụng đang tự phá hủy chúng.
Video đang HOT
Phân tích dữ liệu hải quan từ 12 quốc gia EU, Norway, Anh, Mỹ và Nhật Bản cho thấy việc lách lệnh trừng phạt xuất khẩu đối với Nga lên tới 8 tỷ euro (8,5 tỷ USD) vào năm 2022. Trong số các quốc gia được nghiên cứu, Đức dường như là nước xuất khẩu hàng hóa bị trừng phạt lớn nhất sang Nga; tiếp theo là Litva. Cả hai cung cấp một nửa số hàng hóa mà phương Tây không cho phép bán cho Moscow.
Nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp châu Âu, đặc biệt là các doanh nghiệp Đức, sử dụng các nước thứ ba để bán sản phẩm của họ cho Nga. Điều này thể hiện rõ qua việc phân tích dữ liệu xuất khẩu đối với hàng hóa bị trừng phạt, bao gồm các mặt hàng xa xỉ như đồ trang sức và nước hoa, công nghệ tiên tiến, như chất bán dẫn tiên tiến và máy tính lượng tử, máy móc và thiết bị vận tải. Đầu năm 2022, xuất khẩu các mặt hàng này của phương Tây sang Nga giảm mạnh, nhưng lại tăng vọt sang các nước láng giềng của Nga. Gần một nửa số hàng “xuất khẩu song song” này được chuyển qua Kazakhstan và phần còn lại được phân chia giữa Gruzia, Armenia, Kyrgyzstan và các nước khác.
Điều quan trọng, danh sách các sản phẩm bị trừng phạt bao gồm hàng hóa lưỡng dụng có thể được sử dụng cho cả mục đích dân sự và quân sự, chẳng hạn như máy bay không người lái, xe cộ và một số hóa chất. Trong vùng chiến sự, xe tải cỡ trung rất quan trọng để vận chuyển hàng hóa hậu cần đến tiền tuyến. Đó là lý do tại sao những chiếc xe như vậy được đưa vào danh sách trừng phạt. Do đó, xuất khẩu xe tải diesel của Đức sang Nga ở nhóm này đã giảm xuống 0 vào tháng 5/2022. Tuy nhiên, doanh số bán những chiếc xe tải tương tự cho Armenia đã tăng theo cấp số nhân và đạt mức gấp 5 lần so với những gì Đức đã bán cho Nga trước đó vào tháng 9.
Lithuania cũng xuất khẩu nhiều loại hàng hóa bị trừng phạt sang Nga, nhưng thông qua một tuyến đường khác là Belarus. Vilnius dường như đã tăng doanh số bán xe cho nước láng giềng gấp 10 lần trong khoảng thời gian từ tháng 5 – 9/2022. Do xuất khẩu sang Nga đã giảm xuống 0 và nhu cầu ôtô của Belarus khó có thể tăng đáng kể như vậy, có vẻ như những mặt hàng này sau đó được tái xuất sang Nga.
Sợi hóa học Polyamide là một sản phẩm lưỡng dụng khác đã đến Nga, “phá vỡ” lệnh trừng phạt. Chất liệu hóa học này có thể được sử dụng trong sản xuất áo giáp, áo dành cho phi công quân sự và nhiều mặt hàng quân sự và dân sự khác. Cho đến tháng 6/2022, Đức hầu như không xuất khẩu Polyamide sang Kazakhstan.
Sau khi các lệnh trừng phạt được đưa ra, nhu cầu của Kazakhstan đối với loại hàng này đã bùng nổ và đến tháng 10, Kazakhstan đã nhập khẩu 200 tấn từ các nhà sản xuất Đức. Điều đáng chú ý là Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev từng thể hiện quan điểm kêu gọi chấm dứt bạo lực ở Ukraine, từ chối công nhận việc Nga sáp nhập lãnh thổ Ukraine và cam kết hạn chế lách lệnh trừng phạt trên lãnh thổ Kazakhstan.
Chính phủ của ông Kassym-Jomart Tokayev được cho là đã đưa ra các biện pháp kiểm soát hải quan chặt chẽ hơn đối với hàng hóa điện tử nhập khẩu vào Nga và đang xem xét giám sát hải quan trực tuyến để theo dõi hàng hóa qua biên giới. Liệu những nỗ lực này có thực sự hạn chế dòng chảy của hàng hóa bị trừng phạt hay chỉ đơn thuần là các biện pháp mang tính hình thức vẫn chưa có câu trả lời.
Vị trí triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật Nga ở Belarus có thể gây leo thang căng thẳng
Ngày 2/4, Đại sứ Nga tại Belarus Boris Gryzlov cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ được triển khai gần biên giới phía tây của Belarus, trước cửa ngõ NATO.
Thành viên của Lực lượng Biên phòng Ukraine canh gác tại trạm kiểm soát Senkivka gần biên giới với Belarus và Nga ở vùng Chernihiv, Ukraine ngày 16/2/2022. Ảnh: Reuters
Theo ông Grizlov, việc Nga sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật đến biên giới phía tây Belarus là một phần của các động thái nhằm "đảm bảo an ninh".
"Vũ khí hạt nhân của Nga sẽ được triển khai tới biên giới phía tây của quốc gia đồng minh của chúng tôi và sẽ tăng cường năng lực an ninh của chúng tôi. Kế hoạch này sẽ được thực hiện bất chấp sự phản đối của châu Âu và Mỹ", hãng tin Reuters (Anh) dẫn lời Đại sứ Nga tại Belarus Grizlov nói với kênh truyền hình của Belarus hôm 2/4.
Ông Grizlov cũng nhắc lại tuyên bố của Tổng thống Putin rằng cơ sở lưu trữ vũ khí hạt nhân sẽ hoàn thành trước ngày 1/7, nhưng không tiết lộ chính xác địa điểm lưu trữ loại vũ khí này.
Đại sứ Nga cho hay điều quan trọng là cần đảm bảo sự công bằng về việc triển khai vũ khí hạt nhân toàn cầu.
"Nếu Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân của họ ở các nước châu Âu như Italy, Bỉ, Hà Lan, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, chúng tôi cũng phải thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường an ninh cho quốc gia đồng minh của chúng tôi", ông Grizlov nói.
Ông Grizlov cũng nhấn mạnh Nga và Belarus là các quốc gia đồng minh, khác với lãnh thổ của các quốc gia mà Mỹ đang triển khai vũ khí hạt nhân.
Bình luận của đại sứ Nga được đưa ra sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tháng trước công bố kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus. Ông Putin cho biết Nga đã đạt thỏa thuận với Belarus về việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ của quốc gia láng giềng. Tổng thống Putin khẳng định động thái này sẽ không vi phạm các thỏa thuận không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Đồng thời, người đứng đầu Điện Kremlin nói thêm Mỹ đã triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của các đồng minh châu Âu. Ông nói: "Không có gì bất thường ở đây cả. Thứ nhất, Mỹ đã làm điều tương tự trong nhiều thập kỷ. Họ từ lâu đã triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ của các nước đồng minh. Chúng tôi đã nhất trí rằng chúng tôi sẽ làm điều tương tự".
Giới chuyên gia nhận định động thái triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật gần biên giới phía tây của Belarus, cửa ngõ của NATO, có khả năng sẽ khiến căng thẳng giữa Moskva và phương Tây leo thang hơn nữa.
Theo hãng tin AP, Belarus có chung đường biên giới dài 1.250 km với các thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) - Latvia, Litva và Ba Lan.
Trong khi đó, vũ khí hạt nhân chiến thuật được sử dụng để tiêu diệt quân địch và vũ khí ngay trên chiến trường. Chúng có tầm bắn tương đối ngắn và năng suất thấp hơn nhiều so với đầu đạn hạt nhân trang bị cho tên lửa chiến lược tầm xa vốn có khả năng hủy diệt toàn bộ thành phố.
Giới chức phương Tây lo ngại việc Nga đưa vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga tới biên giới Belarus sẽ đưa lực lượng lượng nước này đến gần hơn với các mục tiêu tiềm năng ở Ukraine và các thành viên NATO ở Đông và Trung Âu.
Về phần mình, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko ngày 31/3 cáo buộc các quốc gia phương Tây "có âm mưu xâm chiếm và phá hủy" Belarus. Do đó, vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ giúp nước này bảo đảm an toàn trước nguy cơ này.
Bộ Ngoại giao Belarus cũng cáo buộc các biện pháp cưỡng ép đơn phương về chính trị và kinh tế đang được thực hiện cùng với việc xây dựng tiềm lực quân sự ngày càng tăng của các nước láng giềng NATO ở gần biên giới của Belarus. Trước những tình huống này, cũng như tất cả các lo ngại chính đáng về an ninh quốc gia, Belarus buộc phải thực hiện các biện pháp đáp trả để tăng cường an ninh và quốc phòng.
Bộ Ngoại giao Belarus khẳng định việc cho phép Nga triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ Belarus không trái với luật pháp quốc tế, đặc biệt là hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Chuyên gia nhận định Nga khó xây xong cơ sở hạt nhân chiến thuật ở Belarus trước 1/7 Sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus trước 1/7, một số chuyên gia cho rằng mốc thời gian này là khó đạt được. Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc gặp ở Vostochny Cosmodrome (Nga) ngày 12/4/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Theo tờ The Guardian,...