EU gia hạn trừng phạt Syria
Hội đồng châu Âu (EC) đã thông qua việc gia hạn các biện pháp trừng phạt đối với chính quyền Syria cho tới ngày 1/6/2017.
Các biện pháp trừng phạt tiếp tục có hiệu lực bao gồm đóng băng tài khoản và cấm nhập cảnh vào lãnh thổ Liên minh châu Âu (EU) đối với 200 quan chức Syria, trong đó có Tổng thống Bashar Assad và giới thân cận của ông. EU vẫn duy trì lệnh cấm vận vũ khí, cấm nhập khẩu dầu thô từ Syria và hạn chế xuất khẩu hàng loạt mặt hàng sang quốc gia Trung Đông này.
EU áp đặt lệnh trừng phạt đối với chính quyền Syria kể từ khi cuộc nội chiến tại quốc gia Trung Đông này bùng phát năm 2011. Kể từ đó, mỗi năm EU đều gia hạn các biện pháp trừng phạt này.
Theo_VTV
Video đang HOT
EU gia hạn trừng phạt kinh tế Nga thêm 6 tháng: Con dao hai lưỡi
Các nhà lãnh đạo EU ngày 21/12, đã nhất trí gia hạn thêm 6 tháng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga, liên quan khủng hoảng Ukraine.
Lệnh trừng phạt mới sẽ được áp dụng sau khi các lệnh trừng phạt hiện hành hết hiệu lực vào cuối tháng 1/2016. Động thái trên của Liên minh châu Âu đã ngay lập tức vấp phải sự phản ứng mạnh từ phía Nga.
Thông báo của Liên minh châu Âu cho biết, 28 quốc gia thành viên của khối này đưa ra quyết định trên sau khi nhận thấy Thỏa thuận hòa bình Minsk nhằm chấm dứt cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine chưa được thực thi một cách toàn diện trước cuối năm 2015 như yêu cầu.
Hình minh họa: KT.
Thông báo nêu rõ, lệnh trừng phạt Nga sẽ kéo dài thêm 6 tháng cho đến ngày 31/7/2016 và chủ yếu nhằm vào các lĩnh vực như tài chính, dầu mỏ và các lĩnh vực quân sự cũng như các cá nhân cụ thể. Trong thời gian áp dụng lệnh trừng phạt này, Liên minh châu Âu sẽ tiếp tục đánh giá sát sao tình hình thực hiện thỏa thuận Minsk.
Phản ứng trước quyết định trên của Liên minh châu Âu, Bộ Ngoại giao Nga cùng ngày tuyên bố, việc Liên minh châu Âu gắn các biện pháp trừng phạt Nga với việc giải quyết cuộc xung đột ở Đông Nam Ukraine là gượng ép, không có cơ sở và thiếu logic.
Bộ Ngoại giao Nga cũng nhấn mạnh, việc kéo dài trừng phạt chống Nga sẽ càng khuyến khích Ukraine vi phạm các điều khoản trong Thỏa thuận Minsk. Theo quan điểm của Bộ Ngoại giao Nga, quyết định của Liên minh châu Âu cho thấy, khối này không thực sự muốn cải thiện quan hệ với Nga trong việc chống lại những thách thức nghiêm trọng của thời đại chúng ta, chẳng hạn như chủ nghĩa khủng bố quốc tế.
Điều này đã được Tổng thống Nga Vladimir Putin đề cập trong một cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình RTR mới đây: "Liên minh châu Âu sẽ được lợi nếu hợp tác với Nga trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị và trong cuộc chiến chống khủng bố, trong cuộc chiến nhằm giải quyết các vấn đề môi trường và chống các hoạt động tội phạm có tổ chức. Chúng tôi đã sẵn sàng để hợp tác với Liên minh châu Âu".
Các biện pháp trừng phạt kinh tế của Liên minh châu Âu đối với Nga bắt đầu được áp dụng ngày 31/7/2014 với thời hạn hiệu lực một năm.
Mùa Hè vừa qua, Liên minh châu Âu đã quyết định gia hạn trừng phạt đến ngày 31/1/2016, đồng thời quyết định có thể xem xét dỡ bỏ những chế tài về thương mại và đầu tư nếu Thỏa thuận Minsk nhằm tháo gỡ khủng hoảng Ukraine được thực thi một cách toàn diện. Các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu nhằm vào Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine đã khiến quan hệ giữa Nga và phương Tây trở nên rất căng thẳng.
Theo ước tính sơ bộ của các chuyên gia kinh tế, các lệnh trừng phạt đã khiến Nga thiệt hại hàng trăm tỷ USD, đồng thời cũng gây tổn thất không nhỏ cho Liên minh châu Âu. Trước thực tế này, giới truyền thông đã từng ví von rằng Liên minh châu Âu đang tự dồn mình vào chân tường./.
Theo_VOV
Bỏ cấm vận vũ khí: Dấu ấn Tái cân bằng của Obama Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa chính thức tuyên bố gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam, một trong những nội dung quan trọng của chuyến công du này. Mỹ áp đặt lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam từ năm 1984 tới nay. Dù hai nước đã bình thường hoá...