EU đề xuất đàm phán thương mại với Mỹ
Liên hiệp châu Âu (EU) nhất trí khởi động các cuộc đàm phán thương mại chính thức với Mỹ sau nhiều tháng trì hoãn.
Động thái nêu trên được đưa ra trong bối cảnh, Mỹ đe dọa áp thuế đối với một số hàng hóa của EU liên quan các khoản trợ cấp trái quy định của khối này cho hãng sản xuất máy bay Airbus và phía EU cũng chuẩn bị biện pháp trả đũa với Mỹ.
Mỹ cáo buộc EU trợ cấp Airbus trái quy định. Ảnh: ROI-TƠ
Tại cuộc họp của Ủy ban châu Âu (EC) tại Brúc-xen (Bỉ), phần lớn các nước thành viên EU đã bỏ phiếu thông qua đề xuất tiến hành đàm phán thương mại với Mỹ. Trong khi đó, Bỉ bỏ phiếu trắng và Pháp bỏ phiếu chống do lo ngại tiến hành các cuộc đàm phán thương mại thời điểm này sẽ ảnh hưởng tới quá trình bầu cử Nghị viện châu Âu (EP).
Video đang HOT
Trong cuộc họp tại Brúc-xen, EC đã thống nhất hai lộ trình trong cuộc đối thoại sắp tới với Mỹ: Một mặt giảm thuế nhập khẩu hàng hóa công nghiệp, mặt khác nới lỏng các quy định cho phép các doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn của Mỹ và EU. Tuy nhiên, EU đã loại trừ lĩnh vực nông nghiệp ra khỏi các cuộc đàm phán, dẫn tới bất đồng giữa khối này và Mỹ bởi Oa-sinh-tơn luôn yêu cầu các cuộc đàm phán phải bao gồm các mặt hàng nông sản.
Phát biểu tại buổi họp báo sau cuộc họp của EC, Ủy viên phụ trách thương mại của EU X.Man-xtrom cho biết, bà đang nỗ lực liên hệ với Đại diện Thương mại Mỹ R.Lai-thi-dơ để thu xếp thời điểm khởi động lại các cuộc đàm phán thương mại. Bà X.Man-xtrom nêu rõ, EU sẵn sàng tiến hành các cuộc đàm phán nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại với Mỹ và đặt mục tiêu hoàn tất tiến trình đàm phán trong năm 2019. Dù vậy, bà X.Man-xtrom vẫn khẳng định, lĩnh vực nông nghiệp là “giới hạn đỏ” với châu Âu cho nên chắc chắn sẽ không nằm trong nội dung các cuộc đàm phán.
Về phía Mỹ, người phát ngôn của ông R.Lai-thi-dơ đã từ chối bình luận về phát biểu nêu trên của bà X.Man-xtrom, song Thượng nghị sĩ Mỹ C.Grát-lây, Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ về thuế và thương mại, cho biết một thỏa thuận thương mại Mỹ – EU không bao gồm lĩnh vực nông nghiệp sẽ khó có thể nhận được sự phê chuẩn tại Quốc hội Mỹ.
Hồi tháng 7-2018, EU và Mỹ đã nhất trí ngừng các động thái gây căng thẳng sau khi Tổng thống Mỹ Đ.Trăm quyết định không áp thuế đối với ô-tô nhập khẩu EU. Tuy nhiên, căng thẳng giữa hai bờ Đại Tây Dương lại gia tăng khi Mỹ mới đây đe dọa áp thuế một số hàng hóa của EU với tổng giá trị lên tới 11 tỷ USD, trong đó có máy bay thương mại cỡ lớn, phụ tùng máy bay. Khoản tiền nêu trên tương đương với mức thiệt hại mà Mỹ cho rằng nước này phải hứng chịu do các khoản trợ cấp trái quy định của châu Âu với Airbus. EU cũng cảnh báo áp thuế trả đũa đối với hàng nhập khẩu từ Mỹ. EC đã đưa ra một danh sách các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ trị giá khoảng 20 tỷ USD có thể bị áp thuế, liên quan việc Mỹ trợ cấp trái quy định cho hãng sản xuất máy bay Boeing. EU và Mỹ được xem là đã trợ cấp hàng tỷ USD cho Airbus và Boeing để giành lợi thế trên thị trường máy bay toàn cầu. Hơn 10 năm qua, hai bên đã cáo buộc lẫn nhau trợ cấp trái quy định với Airbus và Boeing; đồng thời cũng khiếu nại lên WTO.
Việc EU “bật đèn xanh” khởi động các cuộc đàm phán thương mại chính thức với Mỹ được xem là động thái nhằm giảm bớt những căng thẳng thương mại giữa EU và Mỹ thời gian qua. Theo các chuyên gia, những “đòn ăn miếng trả miếng” đều tác động xấu đến sự tăng trưởng và thịnh vượng của hai bên. EU và Mỹ cần nhượng bộ và tìm kiếm một thỏa thuận hòa giải nhằm sớm cải thiện tình hình và tránh căng thẳng thương mại leo thang.
MINH ANH
Theo NDĐT
Tổng thống Mỹ quyết không công khai thuế
Ngày 24-4, hãng BBC đưa tin Nhà Trắng đã kiên quyết không cung cấp bản khai thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump, bất chấp thời hạn chót 23-4 mà Chủ tịch Ủy ban Tài chính và Thuế vụ Hạ viện Mỹ Richard Neal đưa ra để Sở Thuế vụ Mỹ (IRS) giao nộp bản khai thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp của ông Trump trong vòng 6 năm qua.
Theo Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin, bộ này sẽ đưa ra quyết định cuối cùng trước ngày 6-5 về việc này, đồng thời cảnh báo rằng đảng Dân chủ đang lợi dụng danh nghĩa của Ủy ban Tài chính và Thuế vụ Hạ viện Mỹ để tìm cách phơi bày bản kê khai hoàn thuế của Tổng thống.
Yêu cầu cung cấp bản khai thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp của ông Donald Trump trong giai đoạn 2013 - 2018 được Hạ nghị sĩ Neal đưa ra hôm 3-4, động thái được xem là châm ngòi cuộc chiến pháp lý với Nhà Trắng.
Trong một diễn biến khác, đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin của Mỹ sẽ đến Trung Quốc để tham gia cuộc đàm phán thương mại bắt đầu vào ngày 30-4 tới. Cuộc đàm sẽ tập trung vào các vấn đề như quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ ép buộc, rào cản phi thuế quan, nông nghiệp, dịch vụ, mua sắm và tuân thủ các quy định. Sau đó, ngày 8-5, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc dự kiến tới Mỹ để tiến hành đàm phán thêm.
VĂN ĐỖ
Theo SGGP
Hạn chót mới cho bản khai thuế của Tổng thống Donald Trump Ngày 13/4, Chủ tịch Ủy ban Tài chính và thuế vụ Hạ viện Mỹ Richard Neal đã yêu cầu Sở Thuế vụ Mỹ (IRS) cung cấp bản khai thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp của Tổng thống Donanl Trump muộn nhất là ngày 23/4 tới. Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại một sự kiện Grand Rapids, Michigan ngày 28/3/2019....