EU để ngỏ khả năng kéo dài thời gian kiểm soát biên giới
Động thái này được cho là để đối phó với dòng người di cư ồ ạt tới châu Âu đang vượt quá tầm kiểm soát.
Tại hội nghị Bộ trưởng Tư pháp và Nội vụ Liên minh châu Âu diễn ra ở thành phố Amsterdam, Hà Lan diễn ra ngày 25/1, một số nước thành viên Liên minh châu Âu đã đề nghị người đứng đầu khối này chuẩn bị cho việc kéo dài thời gian kiểm soát biên giới thêm hai năm nữa.
Dòng người nhập cư quá đông khiến các nước châu Âu buộc phải kéo dài thời gian kiểm soát biên giới. Ảnh DPA
Phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc họp, Bộ trưởng Di cư Hà Lan Klaas Dijkhoff cho biết, việc kéo dài thời gian kiểm soát biên giới là cần thiết vì châu Âu đang phải nỗ lực để đối phó với dòng người di cư ồ ạt đang đổ về mọi ngả của châu Âu, đặc biệt là làn sóng người di cư đang hướng về khu vực Bắc Âu từ Hy Lạp.
“Hiện tại, các biện pháp kiểm soát biên giới tạm thời chỉ được áp dụng trong thời gian 6 tháng. Tuy nhiên, dòng người xin tị nạn ào ạt đổ về châu Âu thời gian qua đã buộc các nước thành viên phải áp dụng các biện pháp kiểm soát ở tầm quốc gia, song cũng không giảm được áp lực.
Vì vậy, một số các quốc gia thành viên đã đề nghị Ủy ban châu Âu chuẩn bị các cơ sở pháp lý và thực tế cho việc thực thi các biện pháp kiểm soát biên giới tạm thời theo điều 26 hiệp ước Schengen”, ông Dijkhoff nói.
Theo quy định, lệnh kiểm soát biên giới hiện hành sẽ hết hiệu lực vào tháng 5/2016. Tuy nhiên, các Bộ trưởng Nội vụ Liên minh châu Âu có thể căn cứ vào các điều khoản trong Bộ quy tắc qua lại biên giới các nước tham gia Hiệp ước Schengen để kéo dài kiểm soát biên giới thêm 2 năm, tức là đến năm 2018, nếu xét thấy khu vực Schengen vẫn gặp nguy hiểm do thiếu sự đảm bảo ở khu vực biên giới vòng ngoài của Liên minh châu Âu.
Cho đến nay, chưa có quyết định chính thức nào được đưa ra sau cuộc họp của Bộ trưởng Tư pháp và Nội vụ Liên minh châu Âu diễn ra hôm qua song nhìn chung dư luận châu Âu dường như đồng tình với ý kiến kéo dài thời gian kiểm soát biên giới thêm hai năm nữa.
Video đang HOT
Cao ủy về người di cư châu Âu Dmitris Avramopoulos cho biết: “Nếu tình hình không thay đổi và những nguy cơ mà làn sóng di cư vẫn đặt ra đối với trật tự xã hội và an ninh quốc gia, một số các quốc gia thành viên mà tôi không tiện công bố ở đây sẽ vẫn cần tiếp tục biện pháp kiểm soát biên giới. Chúng tôi vẫn đang xem xét mọi khả năng theo đúng quy định của Liên minh châu Âu trước khi quyết định giải pháp được xem là khả thi nhất”.
Liên minh châu Âu hiện đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng người di cư lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, với hơn 1 triệu người tị nạn và di cư đến liên minh này chỉ trong năm ngoái, trong đó chủ yếu là những người chạy trốn chiến tranh và nạn đói tại Syria và những nước Trung Đông, Bắc Phi khác.
Để đối phó có không ít các nước thành viên Liên minh châu Âu đã phải áp dụng biện pháp thắt chặt biên giới. Đây được xem là giải pháp tạm thời nhằm đối phó với làn sóng người nhập cư ngày càng vượt tầm kiểm soát, dù được cho là đi ngược với quy định chung về tự do đi lại của hiệp ước Schengen, vốn được coi là “nguyên tắc quan trọng” và là một trong những “thành tựu” lớn nhất của Liên minh châu Âu.
Những thực tế này cho thấy hiệp định Schengen, vốn xóa nhòa biên giới cho người dân đi lại giữa 22 nước thành viên Liên minh châu Âu và 4 quốc gia ngoài Liên minh châu Âu, đang dần mất hiệu lực và có nguy cơ sụp đổ, nếu cuộc khủng hoảng người di cư hiện nay không được kiểm soát.
Khu vực Schengen gồm 26 quốc gia, trong đó đa phần là các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu. Trong khi chờ đợi một quyết định chính thức, cho đến nay đã có 6 quốc gia thuộc không gian tự do đi lại Schengen gồm Áo, Pháp, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy và Đức là đích đến hàng đầu của những người nhập cư vào châu Âu, đã quyết định khôi phục tạm thời các biện pháp kiểm soát biên giới./.
Hồng Nhung Tổng hợp
Theo_VOV
Schengen có thể gia hạn các biện pháp kiểm soát biên giới thêm 2 năm
Các nước thành viên EU sẽ họp khẩn để bàn việc gia hạn kiểm soát biên giới trong khu vực Schengen.
Bộ trưởng Nội vụ 28 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định nhóm họp khẩn vào ngày mai (25/1) tại thủ đô Brussels, Bỉ để thảo luận về khả năng gia hạn các biện pháp kiểm soát biên giới khẩn cấp trong không gian tự do đi lại Schengen.
Điều này được xem là cần thiết trong bối cảnh hiện nay để hạn chế luồng người nhập cư từ Trung Đông và Bắc phi vào khu vực.
Khu vực Schengen. Ảnh: BBC.
Theo các số liệu thống kê mới nhất, hơn 1 triệu người đã vào Liên minh châu Âu trong năm 2015 vừa qua, trong đó chủ yếu là những người chạy trốn chiến tranh và nạn đói tại Syria và những nước Trung Đông, Bắc Phi khác.
Trước làn sóng người nhập cư ngày càng vượt tầm kiểm soát, 6 quốc gia thuộc không gian tự do đi lại Schenghen đã quyết định khôi phục tạm thời các biện pháp kiểm soát biên giới.
Cuộc họp ngày mai là nhằm thảo luận những bước đi tiếp theo sau khi những biện pháp này hết hiệu lực có thể là vào tháng 5 tới.
Theo quy định của khối Schengen, việc thay đổi tạm thời các quy định về kiểm soát biên giới có thể kéo dài trong thời gian tối đa 2 năm. Tuy nhiên, theo Ủy ban châu Âu, để có thể làm được điều này, các nước thành viên Liên minh châu Âu phải đạt được sự nhất trí rằng, "những thiếu sót nghiêm trọng và những tồn tại" trong kiểm soát biên giới bên ngoài Schengen đang đe dọa tự tồn tại của chính Liên minh châu Âu.
6 quốc gia thuộc không gian Schengen đã khôi phục các biện pháp kiểm soát biên giới gồm Áo, Pháp, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy và Đức - đích đến hàng đầu của những người nhập cư vào châu Âu.
Theo các số liệu chính thức công bố mới đây của Cơ quan kiểm soát biên giới châu Âu, tháng 12/2015, đã có 108.000 người nhập cư tới Hy Lạp, nâng tổng số người nhâp cư mà quốc gia cửa ngõ vào châu Âu phải tiếp nhận trong năm 2015 vượt qua con số 1 triệu người, tức là cao gấp 5 lần so với năm 2014.
Để hạn chế dòng người đang ngày càng vượt tầm kiểm soát này, Thủ tướng Hungary Viktor Orban hôm 24/1 đã đề nghị xây dựng hàng rào tại biên giới giữa Macedonia và Bulgaria với Hy Lạp: "Bảo vệ Không gian tự do đi lại Schengen chỉ bằng lời nói thôi là không đủ. Hiện nay châu Âu đang chia làm 2 phe, giữa một bên là bảo vệ Schengen bằng lời nói với 1 bên là bằng hành động. Chúng tôi thuộc bên thứ 2. Những nước không làm gì để bảo vệ các biên giới bên ngoài Liên minh châu Âu thì không thực sự là bạn bè của Schengen, mà đang phá hoại nó. Bởi vì, nếu chúng ta tiếp tục không làm gì, Schengen sẽ đổ vỡ."
Trong khi đó, Thủ tướng Slovenia Miro Cerar đã phải thừa nhận, tình hình nhập cư đã hoàn toàn vượt tầm kiểm soát: "Tôi kêu gọi tất cả các nước châu Âu hãy giúp đỡ Hy Lạp nhằm tìm ra một giải pháp chung ngăn chặn dòng người nhập cư đã vượt tầm kiểm soát tại khu vực biên giới giữa Macedonia và Hy Lạp, để bảo vệ không gian Schengen. Điều này sẽ đảm bảo sự ổn định tại khu vực Balkan, ngăn chặn xung đột tại biên giới các nước Balkan trong trường hợp làn sóng di cư vượt kiểm soát có thể làm gia tăng căng thẳng ở khu vực."
Đã đến lúc Mỹ cần hợp tác thực chất với Nga trong vấn đề Syria
VOV.VN - Căn bệnh "Nhà nước Hồi giáo IS" cộng với làn sóng di cư chưa từng có sang châu Âu đòi hỏi Mỹ cần hợp tác tích cực hơn với Nga trong vấn đề Syria.
Hồi giữa tuần, Slovenia đã theo chân Áo thông báo từ chối tất cả người nhập cư, trừ những người muốn xin tị nạn ở Đức và các nước châu Âu khác. Bản thân Slovenia cũng đã xây dựng một hàng rào dài 160 km ở biên giới phía Nam với Croatia để buộc những người nhập cư chỉ có thể vào nước này từ những trạm kiểm soát biên giới chính thức. Chính phủ Slovenia đã cam kết sẽ dỡ bỏ những biện pháp này ngay khi các nước Liên minh châu Âu tìm được một giải pháp chung cho cuộc khủng hoảng./.
Thu Hoài
Theo_VOV
Cách lập luận của NATO đặt vũ khí khủng ở Baltic Nhằm đối phó với những nguy cơ tiềm tàng từ phía Nga, NATO đã liên tiếp công bố những kế hoạch tăng cường phòng thủ của mình tại sườn Đông. Theo Interfax ngày 19/1, NATO đang xem xét khả năng bổ sung các hệ thống phòng không cho các quốc gia vùng Baltic nhằm đối phó trước những diễn biến mới. Theo Phó...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tên lửa Nhật Bản phát nổ ngay sau khi cất cánh

Nga cảnh báo Mỹ về nguy cơ thảm họa hạt nhân

Giọt nước mắt của bảo mẫu làm việc tại trại trẻ mồ côi

Nga cảnh báo quan chức châu Âu trở thành mục tiêu quân sự hợp pháp

2 phi công có nồng độ cồn vượt ngưỡng cho phép, chuyến bay bị trễ 3 tiếng

Đặc phái viên của ông Trump lên tiếng về vụ tướng cấp cao Nga bị ám sát

NATO lập bộ chỉ huy quân sự hỗ trợ Ukraine

Tướng Nga bị sát hại ở Moscow: Tín hiệu nguy hiểm cho cuộc chiến ở Ukraine?

Cựu Tổng thống Pháp Nicholas Sarkozy bị kết án tù vì tham nhũng

Lực lượng nắm quyền muốn giải tán mọi nhóm vũ trang ở Syria

Thế giới thiệt hại 25 nghìn tỷ USD mỗi năm do môi trường bị hủy hoại

Trung Quốc lên tiếng sau khi ông Trump nói Covid-19 khiến mối quan hệ xa cách
Có thể bạn quan tâm

Cuộc sống của 3 thành viên trong căn hộ vỏn vẹn 10m đã "phơi bày" một sự thật đáng sợ, nhiều người phải bật khóc
Netizen
23:15:54 19/12/2024
Diệp Lâm Anh bạc cả tóc sau khi chạm mặt chồng cũ một cách "sượng trân"
Nhạc việt
23:15:11 19/12/2024
Phú bà quyền lực nhất showbiz đóng phim Chị dâu: "Ca sĩ trẻ sao dám lấy cây đập lên đầu tôi"
Sao việt
23:09:53 19/12/2024
Vụ cháy 11 người chết: Hà Nội truy trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan
Pháp luật
23:07:20 19/12/2024
Quyền Linh vỡ òa khi bố đơn thân chinh phục được cô giáo tiểu học
Tv show
23:06:38 19/12/2024
Về quê bạn gái, tôi sững sờ khi nhìn thấy bức ảnh treo trên tường nhà
Góc tâm tình
23:05:05 19/12/2024
Tìm cách giải cứu khỉ mắc bẫy "hàm của quỷ" trên núi Sơn Trà
Tin nổi bật
23:02:41 19/12/2024
6 lỗi thiết kế nội thất khiến nhà bạn luôn bừa bộn, luộm thuộm
Trắc nghiệm
23:00:17 19/12/2024
'Mufasa': Phần tiền truyện 'Vua sư tử' nặng hình thức, yếu nội dung
Phim âu mỹ
22:57:32 19/12/2024
'Nữ hoàng ngoại hình' của các nhóm nhạc nữ Kpop thế hệ mới là ai?
Sao châu á
22:54:47 19/12/2024