EU đề cử nhân sự: Điềm không tốt lành
Chủ tịch Hiệp hội quốc tế về thiết bị và vật liệu chip bán dẫn (SEMI) tin rằng Bắc Kinh đủ cứng rắn để hủy bỏ các thỏa thuận với Washington trong tình trạng thương chiến Mỹ-Trung ngày một gia tăng.
Trong một cuộc phỏng vấn với đài CNBC, ông Ajit Manocha phát biểu nếu chính quyền Mỹ tiếp tục đơn phương áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Trung Quốc thì Bắc Kinh vẫn có thể tiếp tục phát triển quan hệ đối tác kinh doanh với các nước khác.
Đối với ông, viễn cảnh tương lai của ngành công nghệ gần như chỉ có một. Đó là việc các quốc gia trên thế giới sẽ “phụ thuộc nhiều hơn” vào các sản phẩm và dịch vụ công nghệ chất lượng cao với giả cả hợp lý của Trung Quốc.
Cụ thể, ông Manocha chỉ ra rằng trong tương lai gần, ngành mạng 5G và công nghệ IoT (hệ thống các thiết bị đồ dùng được kết nối với nhau qua mạng Internet) của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương có thể chiếm khoảng 50% thị trường thế giới.
Hiện Trung Quốc đang là quốc gia dẫn đầu cuộc đua 5G tại khu vực này.
“Đừng đánh giá thấp Trung Quốc. Tôi nghĩ họ đang chiếm thế thượng phong trong cuộc đua công nghệ hiện nay”, ông Manocha nhấn mạnh trong phát biểu của mình.
Ảnh: CNBC
Theo tờ Business Times, có thể ông Ajit Manocha đã dựa vào những phát biểu gần đây của các chuyên gia Trung Quốc. Theo đó, Trung Quốc cho rằng thị trường 5G của quốc gia này đã bỏ xa đối thủ trên “nhiều lĩnh vực”, cụ thể là lĩnh vực công nghệ tiên tiến như mạng 5G và IoT.
Video đang HOT
Gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei là nạn nhân đầu tiên bị ảnh hưởng bởi thương chiến Mỹ-Trung khi Nhà Trắng cáo buộc một số sản phẩm của công ty này có các lỗ hổng bảo mật.
Huawei liên tục bác bỏ luận điểm trên và đang cố gắng chống trả trong cuộc chiến pháp lý với Mỹ.
Không những vậy, giám đốc tài chính của Huawei, bà Mạnh Vãn Châu đang bị quản thúc tại thành phố Vancouver, Canada sau khi chính quyền Canada bắt giữ bà theo yêu cầu của Washington.
Trong khi đó, bất chấp thỏa thuận “đình chiến” mà Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đạt được ở Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka cuối tuần trước, một số công ty đang tháo chạy khỏi Bắc Kinh để tránh các mức thuế mà Washington đánh vào đất nước này.
(PLO)- Tổng thống Trump đang cần thỏa thuận này cho việc tranh cử vào Nhà Trắng sắp tới, trong khi Chủ tịch Tập Cận Bình cũng đau đáu hơn ai hết về nền kinh tế quốc gia.
THỊNH HUỲNH
Theo PLO
Dân Trung Quốc nói Tổng thống Trump quá khó đoán, nơm nớp lo thỏa thuận đình chiến bị đảo ngược
Thỏa thuận đình chiến được Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình thống nhất ở G-20 không làm vơi đi nỗi lo của nhiều người Trung Quốc.
Ngày 29/6 tại Osaka, Nhật Bản, sau hơn 1 giờ đàm phán, lãnh đạo Mỹ-Trung đồng ý nối lại đàm phán, Washington tạm ngừng áp thuế mới và đưa ra "lệnh ân xá" cho Huawei dù khá mơ hồ.
Truyền thông Trung Quốc không loan tin rầm rộ về cuộc đình chiến này cộng với lo ngại Tổng thống Trump sẽ đổi ý bất thường, người tiêu dùng, các nhà sản xuất và xuất khẩu của Trung Quốc không dám đặt quá nhiều kỳ vọng.
"Tôi và nhiều chủ nhà máy sản xuất giày ở Đông Hoản cùng tin rằng mặc dù vấn đề thuế quan đã phần nào bớt nghiêm trọng, chưa có triển vọng nào là chắc chắn cả. Liệu ông Trump có định hồi tâm chuyển ý lần nữa. Ông ấy quá khó đoán và không đáng tin cậy", Wang Jie, chủ công ty giày Yintong cho hay. Wang nói công ty của ông đã mất nhiều đơn đặt hàng từ Mỹ trong vài tháng gần đây.
Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình. (Ảnh: Gulftoday)
"Ông ấy luôn thay đổi vì vậy chúng tôi trở nên thận trọng hơn trước đây. Dù sao việc giảm đơn hàng cũng là 'xu hướng' đang diễn ra, chúng tôi chỉ có thể giảm chi phí hoạt động và chờ đợi", Wang thừa nhận.
Andy Xu, Giám đốc tiếp thị của một công ty công nghệ có trụ sở tại Quảng Châu có cùng lo ngại này.
"Ban đầu ông ấy gọi Huawei là mối đe dọa an ninh. Giờ thì lại nói Mỹ có thể tiếp tục bán linh kiện cho họ. Các cuộc đàm phán và lệnh đình chiến có vẻ cũng chẳng đáng tin cậy", Andy nói.
Chính phủ Trung Quốc vẫn khẳng định họ đang kiểm soát được tác động của thương chiến Mỹ-Trung trong khi đầu tư nước ngoài và thương mại vẫn duy trì ổn định trong nửa đầu năm nay.
"Một số doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi thương mại Mỹ-Trung, một số chuyển ra khỏi Trung Quốc nhưng con số này rất nhỏ", ông Chu Shijia, Giám đốc một bộ phận trong Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết.
Hoàn Cầu thời báo trong bài xã luận đăng tải hôm 30/6 thừa nhận vẫn còn nhiều thăng trầm trong các cuộc đàm phán thương mại trong tương lai.
"Chưa có gì là chắc chắn cả. Phải nhìn nhận vào sự thật là Mỹ rất hay lật lọng và đổi ý", bài xã luận có đoạn.
Một nhà bình luận độc lập với khoảng 30.000 người theo dõi trên ứng dụng di động hàng đầu Trung Quốc Wechat thừa nhận ông nắm được thông tin về lệnh đình chiến nhưng không nhiều, ngoại trừ tin tức đăng tải trên báo giới Trung Quốc.
"Tôi muốn viết một bài phân tích về các vấn đề liên quan, nhưng tôi không làm được vì nếu có viết và chia sẻ, rất có thể nó sẽ bị chặn", ông này nói. Theo SCMP, các tuyên bố về cuộc gặp giữa ông Trump và ông Tập đăng tải trên nhiều kênh thông tin của Trung Quốc đều cắt gọt phần "ân xá" với Huawei.
Các quan chức doanh nghiệp và người dùng mạng của Trung Quốc tỏ ra thận trọng trong việc bày tỏ ý kiến của mình, đặc biệt là những người làm việc tại các công ty xuất khẩu lớn của Trung Quốc.
"Chúng tôi phải tránh nhiều lời, không nên làm mất lòng bên nào. Thành thật mà nói việc chuyển khỏi thị trường Trung Quốc cũng khiến chúng tôi chịu tổn thất lớn do các chi phí bồi thường cho nhân công hay chuyển tiền", giám đốc một công ty sản xuất thiết bị ở Đài Loan cho biết.
Trong khi đó theo ông Liu Kaiming, người đứng đầu Viện Quan sát đương đại, cuộc chiến thương mại đã không còn tồi tệ như trước.
"Đó là tin tức tốt nhất cho Bắc Kinh. Nếu quan hệ song phương có thể duy trì ổn định, sẽ có khoảng thời gian 5-10 năm để ngành sản xuất Trung Quốc tiếp tục nâng cấp và chuyển đổi", ông Liu cho hay. Viện Quan sát đương đại là tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Quảng Đông được thành lập năm 2001. Viện này làm việc với các công ty toàn cầu để cải thiện việc làm tại hàng trăm công ty đối tác của họ trên thế giới.
(Nguồn: SCMP)
SONG HY
Theo VTC
Lý do chính của sự sụp đổ các đàm phán thương mại Mỹ - Trung Về bản chất, cuộc chiến thương mại không phải là về các thặng dư thương mại. Đó là một nỗ lực của Hoa Kỳ để thay đổi cách Đảng Cộng sản Trung Quốc điều hành các hoạt động kinh tế của quốc gia ở trong và ngoài nước. giáo sư Shi Yinhong. Theo giáo sư quan hệ quốc tế Shi Yinhong, Hoa Kỳ...