EU đẩy mạnh tìm kiếm nguồn cung vaccine phòng COVID-19
Liên minh châu Âu (EU) đang đẩy mạnh tìm kiếm các nguồn cung vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong bối cảnh làn sóng dịch bệnh thứ 2 đang lây lan mạnh tại nhiều nước ở châu lục này.
Ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân và gây tổn hại lớn về kinh tế toàn khu vực – vốn chưa thể phục hồi sau làn sóng dịch bệnh đầu tiên hồi tháng 3.
Nhân viên kiểm tra vaccine phòng COVID-19 tại Anagni,đông nam thủ đô Rome, Italy, ngày 11/9/2020. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết EU đã có hợp đồng mua vaccine ngừa COVID-19 tiềm năng của 3 công ty dược phẩm AstraZeneca, Sanofi và Johnson&Johnson, đồng thời đang tiếp tục đàm phán để mua thêm vaccine từ 4 công ty dược phẩm khác gồm Moderna, CureVac, Pfizer và BionTech.
Cùng ngày, Chủ tịch EU Charles Michel cho biết các nhà lãnh đạo của khối đã nhất trí sẽ phân phối đồng đều vaccine ngừa COVID-19 cho các nước thành viên ngay khi có vaccine. Đây là kết quả cuộc họp trực tuyến của lãnh đạo các nước EU ngày 29/10 bàn về các cách thức chung ứng phó với đại dịch.
Mặc dù trên thế giới hiện có gần 200 loại vaccine ngừa COVID-19 tiềm năng đang được phát triển, trong đó có nhiều loại đang ở giai đoạn thử nghiệm sau cùng, song cho đến nay chưa có một loại vaccine nào được chứng minh lâm sàng có khả năng đẩy lùi virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Kết quả thử nghiệm các loại vaccine tiềm năng nhất dự kiến có sớm nhất vào cuối năm nay.
Video đang HOT
Chuyên gia dịch bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ, Tiến sĩ Anthony Fauci – Giám đốc Viện các bệnh truyền nhiễm và dị ứng Mỹ, ngày 29/10 cho rằng triển vọng khả quan nhất là các liều vaccine ngừa COVID-19 an toàn và hiệu quả đầu tiên sẽ được cung cấp cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao tại Mỹ vào cuối tháng 12 hoặc đầu tháng 1 tới khi hai công ty dược phẩm của Mỹ Moderna và Pfizer hoàn tất quá trình thử nghiệm vaccine tiềm năng.
Công ty dược phẩm Moderna ngày 29/10 thông báo hãng đang chuẩn bị công bố dữ liệu tạm thời về tiến trình thử nghiệm vaccine vào tháng 11 tới, trong khi đó Pfizer dự kiến công bố dữ liệu về thử nghiệm trong tháng 10 này, song có khả năng không kịp vì chỉ còn 1 ngày nữa là hết tháng và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ diễn ra 3 ngày sau đó.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Mỹ có trách nhiệm đánh giá những dữ liệu được công bố và khuyến nghị các đối tượng ưu tiên tiêm phòng vaccine này một khi kết quả thử nghiệm thành công.
Morderna ngày 29/10 thông báo trong quý III/2020, công ty đã nhận được tổng cộng 1,1 tỷ USD tiền đặt cọc từ các đối tác trên thế giới muốn mua vaccine ngừa COVID-19 tiềm năng mRNA-1273 đang được hãng thử nghiệm.
Trung Quốc áp dụng chiến lược 'ngoại giao vaccine' tại Mỹ Latinh?
Trong khi khả năng sản xuất thuốc tại Mỹ Latinh đang còn hạn chế, giới chuyên gia đánh giá các công ty dược phẩm Trung Quốc sẽ đẩy mạnh xuất khẩu vaccine phòng dịch COVID-19 tới khu vực này là để tăng cường sự ảnh hưởng ở đây.
Nhân viên y tế kiểm tra chất lượng vaccine phòng COVID-19 thử nghiệm của công ty Sinovac Biotech. Ảnh: Reuters
Theo tờ Nikkei Asia, khi ông Joao Doria, Thống đốc bang Sao Paulo, tuyên bố sẽ tiêm chủng bắt buộc vaccine Sinovac Biotech của Trung Quốc cho tất cả người dân ở bang đông nhất tại Brazil. Tổng thống Jair Bolsonaro đã chỉ trích rằng vaccine này cần phải "chứng minh khoa học" trước khi được phân phối cho người dân.
"Người dân Brazil không phải là chuột thử nghiệm của bất kỳ ai", ông Bolsonaro nói và nhấn mạnh rằng vaccine của công ty Trung Quốc vẫn chưa kết thúc thử nghiệm lâm sàng cuối cùng.
Trong khi đó, Tổng thống Bolsonaro, nhà lãnh đạo được cho là có mối quan hệ thân thiết với Mỹ, đang tìm cách mua vaccine từ nhà phát triển AstraZeneca của Anh, công ty đang hợp tác với chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Thống đốc Joao Doria được coi là ứng cử viên hàng đầu với ông Bolsonaro trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2022 của Brazil. Gần đây, ông đã kêu gọi chính phủ liên bang nhanh chóng phê chuẩn vaccine Sinovac của Trung Quốc.
Theo giới chuyên gia, Trung Quốc dường như đang tận dụng cuộc tranh giành quyền lực giữa Thống đốc Doria và Tổng thống Bolsonaro để đưa vaccine của mình đến Brazil.
Sinovac đã giành được sự ủng hộ của Thống đốc Doria và đang tìm cách xuất khẩu vaccine của mình sang nước này. Họ cũng cam kết sẽ chuyển giao công nghệ cho các cơ sở tại Sao Paulo với mục đích sản xuất theo hợp đồng địa phương. Sinovac khẳng định vaccine của họ cần thiết với tất cả người Brazil chứ không chỉ người dân Sao Paulo.
Ông Joao Doria, Thống đốc bang Sao Paulo. Ảnh: UOL Economia
Trong khi đó, ngành công nghiệp dược phẩm của Mỹ Latinh lại tạo ra một rào cản lớn cho khu vực trong việc đảm bảo vaccine COVID-19. Điều này càng khiến Trung Quốc dễ dàng đưa vaccine của họ xâm nhập vào thị trường này.
Sinovac và Sinopharm, hai công ty dược phẩm của Trung Quốc, đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng vaccine của họ ở Peru, Chile, Argentina và nhiều quốc gia khác trong khu vực. Trong đó, Peru đang lên kế hoạch thử nghiệm vaccine với khoảng 6.000 đối tượng. Tổng thống Peru Martin Vizcarra cũng đã đến thăm một bệnh viện tiến hành thử nghiệm vaccine giai đoạn cuối vào cuối tháng 9.
Hồi tháng 7, Chính phủ Trung Quốc thông báo sẽ cho các nước Mỹ Latinh vay 1 tỷ USD để mua vaccine. Điều này cũng khiến các quốc gia nghèo vùng Caribe càng trở nên phụ thuộc vào Trung Quốc.
Hiện tại, Trung Quốc cũng là quốc gia xuất khẩu lớn nhất của nhiều quốc gia Mỹ Latinh và đại dịch COVID-19 càng đẩy mạnh xu hướng đó. Hồi tháng 4, Trung Quốc đã vượt Brazil trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Argentina. Kim ngạch xuất khẩu của Brazil sang Trung Quốc trong ba quý đầu năm 2020 cũng đã tăng 34%, tăng mạnh so với mức 28% của năm trước đó.
Trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc với Mỹ và châu Âu đang leo thang căng thẳng, Bắc Kinh đang có xu hướng xích lại gần khu vực Mỹ Latinh hơn. Giáo sư Mauro Rochilin tại Tổ chức Getulio Vargas - một viện nghiên cứu tư nhân tại Brazil, nhận định dường như Trung Quốc đang can dự sâu hơn tại châu Phi và Mỹ Latinh. Ông cũng nhận định vai trò kinh tế của Trung Quốc trong khu vực này sẽ ngày càng gia tăng trong tương lai.
Trong khi đó, sự ảnh hưởng của Mỹ ở Mỹ Latinh lại đang suy yếu. Tổng thống Donald Trump mới đến thăm khu vực này một lần trong suốt nhiệm kỳ 4 năm của mình, tại hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại Argentina hồi năm 2018.
Nga bước đầu xây dựng hệ thống quốc gia đối phó với các bệnh truyền nhiễm mới Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 13/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh thành lập một ủy ban liên bộ trực thuộc Hội đồng An ninh quốc gia để lập ra một hệ thống đối phó với các bệnh truyền nhiễm mới ở cấp độ quốc gia. Nhân viên y tế tiêm thử nghiệm vaccine phòng COVID-19 trên tình...