EU đẩy mạnh nhập dầu diesel Nga trước khi lệnh trừng phạt có hiệu lực

Theo dõi VGT trên

Liên minh châu Âu (EU) và Anh đã nhập khẩu một lượng lớn dầu diesel của Nga vào tháng 12 để tìm cách tích trữ trước khi lệnh cấm mới có hiệu lực vào tháng 2/2023.

EU đẩy mạnh nhập dầu diesel Nga trước khi lệnh trừng phạt có hiệu lực - Hình 1
Cơ sở sản xuất dầu của Gazprom tại vùng Yamal, Nga. Ảnh: AP

Đài Sputnik (Nga) dẫn phân tích dữ liệu theo dõi hàng hóa năng lượng trên biển của phương tiện truyền thông Mỹ cho biết EU và Anh đã nhập khẩu lượng dầu diesel khoảng 16 triệu thùng từ ngày 1 đến 10/12. Lượng nhập khẩu này gần đạt kỷ lục được thiết lập vào đầu năm 2016.

Dầu diesel Nga chiếm gần một nửa trong số đó. Cụ thể, Moskva đã xuất khẩu trung bình 749.300 thùng/ngày trong tổng số 1,6 triệu thùng/ngày cho Anh và các quốc gia EU. Saudi Arabia, Ấn Độ, Mỹ và Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) nằm trong top 5, lần lượt nhập khẩu 298.300, 156.400, 60.800 và 28.000 thùng/ngày từ Nga.

Báo cáo trên được đưa ra trong bối cảnh các thị trường năng lượng toàn cầu đang chuẩn bị cho cú sốc chi phí nhiên liệu mới vào đầu năm tới. Khi đó, EU sẽ cấm nhập khẩu tất cả các sản phẩm dầu mỏ của Nga, bao gồm cả dầu diesel. Lệnh cấm sẽ có hiệu lực từ ngày 5/2/2023.

Quyết định trên là một trong hàng loạt đòn trừng phạt của EU nhằm đáp trả chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga đang diễn ra ở Ukraine. Tuy nhiên, theo một số nhà phân tích, biện pháp này đang gây “tác dụng ngược” với phương Tây, đẩy nhanh các cuộc khủng hoảng năng lượng và lạm phát trên khắp châu Âu và Bắc Mỹ, đồng thời đe dọa đưa thế giới đến gần cuộc suy thoái nghiêm trọng vào năm 2023.

Trong khi đó, Nga đã chuyển nguồn năng lượng mà nước này từng cung cấp cho phương Tây sang các thị trường ở Nam bán cầu – đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Moskva cũng đã giảm giá sâu giá dầu cho các quốc gia này. Trong bối cảnh giá toàn cầu cao hơn, Nga đã đạt được kết quả khả quan. Giới chuyên gia ước tính Nga dự kiến sẽ thu được 337,5 tỷ USD từ xuất khẩu năng lượng vào năm 2022, cao hơn 38% so với năm 2021.

Video đang HOT

Tuy nhiên, dữ liệu xuất khẩu dầu diesel tháng 12 cho thấy xuất khẩu dầu diesel của Nga sang châu Âu vẫn tăng đều đặn kể từ tháng 9, đạt mức cao nhất kể từ tháng 3, khi doanh số bán hàng đạt trung bình 766.100 thùng/ngày. Dữ liệu xuất khẩu cũng cho thấy EU và Anh tiếp tục chiếm hơn một nửa tổng xuất khẩu dầu diesel trên tàu của Nga, chiếm 694.300 thùng/ngày trong mức xuất khẩu trung bình 1,2 triệu thùng/ngày trong tháng 11.

Giá dầu đã tăng mạnh vào tuần trước khi nhóm G7 đồng ý áp giá trần dầu thô của Nga ở mức 60 USD/thùng. Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố rằng mức giá trần không ảnh hưởng đến Nga và Moskva sẽ không chịu tổn thất dù bất kể điều gì xảy ra.

Hôm 13/12, truyền thông đưa tin Chính phủ Nga đang dự thảo nghị định cấm xuất khẩu dầu sang các nước đang tìm cách mua dầu của nước này theo cơ chế giá trần. Sắc lệnh được cho là đang trong giai đoạn hoàn thiện. Điện Kremlin cho biết bản dự thảo sắc lệnh sẽ được công bố trong những ngày tới.

Azerbaijan kêu gọi LHQ can thiệp khi căng thẳng Nagorno - Karabakh leo thang

Lời kêu gọi trên được đưa ra trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng về một cuộc xung đột quân sự mới khi Baku cáo buộc Armenia đang triển khai vũ khí dọc theo tuyến đường duy nhất ra vào khu vực, nhưng Yerevan đáp lại rằng Azerbaijan đang tạo cớ.

Azerbaijan kêu gọi LHQ can thiệp khi căng thẳng Nagorno - Karabakh leo thang - Hình 1
Azerbaijan và Armenia đã nổ ra xung đột năm 2020 liên quan đến khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh. Ảnh: Anadolu

Theo mạng tin Trung Á Eurasianet.com, các nhà ngoại giao hàng đầu của Azerbaijan mới đây đã kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) can thiệp trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng với nước láng giềng Armenia, quốc gia mà họ cáo buộc đã triển khai hàng nghìn quả mìn đến Nagorno - Karabakh, trái với các thỏa thuận giúp chấm dứt cuộc chiến năm 2020 giữa hai bên.

Với một loạt thông cáo, các quan chức Azerbaijan nói rằng các bãi mìn sát thương đã được phát hiện dọc theo tuyến đường quanh Nagorno - Karabakh. Ngoài ra, họ tuyên bố đã xác định được một số bẫy mìn ở hai ngôi làng mới được trao trả cho Azerbaijan trong những tháng gần đây.

Trong một công hàm gửi HĐBA, Bộ trưởng Ngoại giao Azerbaijan Jeyhun Bayramov cho biết chính quyền nước này đã phát hiện hơn 2.700 quả mìn do Armenia sản xuất trên lãnh thổ Azerbaijan kể từ tháng 8/2022.

"Tất cả chúng đều được sản xuất tại Armenia vào năm 2021 và do đó đã được Armenia triển khai cài đặt sau khi nước này thực hiện các cam kết theo tuyên bố ba bên ngày 10/11/2020 về việc ngừng mọi hoạt động quân sự chống lại Azerbaijan", công hàm nêu rõ.

Trong một báo cáo khác chưa từng công bố trước đây, được gửi tới HĐBA vào đầu tháng 11, Azerbaijan thông báo rằng 44 binh sĩ và dân thường của họ đã thiệt mạng, hơn 200 người khác đã bị thương vì mìn kể từ sau thỏa thuận năm 2020. Số liệu thống kê được thu thập bởi Nhóm Khủng hoảng Quốc tế (International Crisis Group), một tổ chức phi chính phủ đa quốc gia theo dõi cuộc xung đột, cũng ghi nhận gần 140 người bị thương vong do mìn ở cả hai bên trong cùng giai đoạn.

Ông Bayramov nhấn mạnh rằng Armenia đã từ chối cung cấp các bản đồ đầy đủ và chính xác về các bãi mìn đã được triển khai, đồng thời kêu gọi HĐBA "ủng hộ việc huy động hỗ trợ quốc tế cho Azerbaijan" để giải quyết mối đe dọa từ mìn.

Tuyên bố về việc tiếp tục triển khai các bãi mìn mới chưa được xác minh độc lập và Armenia đã liên tục phủ nhận rằng họ đang triển khai vũ khí quân sự đến Nagorno - Karabakh. Thay vào đó, Yerevan khẳng định rằng những quả mìn trên được lấy từ bên trong lãnh thổ của chính họ trong một cuộc tấn công của lực lượng Azerbaijan vào tháng 9 khi lực lượng này di chuyển qua biên giới Armenia.

"Những quả mìn mà Azerbaijan công bố không được phát hiện ở Nagorno - Karabakh, mà là ở các vùng lãnh thổ có chủ quyền của Armenia bị chiếm đóng vào năm 2021 - 2022. Bây giờ họ (Azerbaijan) đang tìm cách sử dụng những quả mìn này cho mục đích tuyên truyền", Bộ trưởng Ngoại giao Armenia Ararat Mirzoyan cho biết trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Armenpress.

Ông Mirzoyan lưu ý Yerevan đã bàn giao các bản đồ bố trí bãi mìn trên vùng lãnh thổ hiện do Azerbaijan kiểm soát ở Karabakh, đồng thời nói thêm rằng: "Chúng tôi không phủ nhận việc các lực lượng vũ trang của Armenia đã tiến hành rải mìn trên lãnh thổ có chủ quyền của mình và điều này là do nguy cơ cao xảy ra các cuộc tấn công quân sự mới của Azerbaijan".

Nagorny - Karabakh nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan, song có đa số dân cư là người gốc Armenia nên muốn ly khai để sáp nhập khu vực này vào Armenia. Điều này đã gây ra tranh chấp chủ quyền giữa 2 nước láng giềng qua nhiều thập kỷ.

Trong một cuộc tấn công năm 2020, lực lượng Azerbaijan đã chiếm lại nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn trước khi một thỏa thuận hòa bình ba bên do Nga làm trung gian tạm dừng giao tranh. Thỏa thuận đó cũng quy định việc triển khai khoảng 2.000 binh sĩ gìn giữ hòa bình của Nga để giữ nguyên hiện trạng và giám sát Hành lang Lachin - con đường duy nhất nối Armenia và Nagorno - Karabakh.

Gần đây, Azerbaijan đã thực hiện một nỗ lực lớn để rà phá bom mình ở các vùng lãnh thổ mà họ giành lại được, vốn do cả hai bên đã đặt các bãi mìn trong suốt ba thập kỷ. Hiện cả Armenia và Azerbaijan đều từ chối ký kết các thỏa thuận quốc tế về bom mìn và cả hai đều không tham gia Công ước về Cấm sử dụng, tàng trữ và chuyển giao mìn sát thương. Một số đối tác quốc tế, trong đó Mỹ, Anh và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc đã đề nghị hỗ trợ Azerbaijan trong việc đào tạo và trang bị cho các đội xử lý bom mìn còn sót lại.

Thứ trưởng Ngoại giao Azerbaijan Elnur Mammadov cho biết: "Bom mìn đã đe dọa sinh mạng của những người dân vô tội. Hàng trăm nghìn gia đình người Azerbaijan vẫn chưa thể trở về nhà vì những mối nguy hiểm đang diễn ra". Hơn 600.000 người Azerbaijan đã phải di dời khỏi các vùng lãnh thổ do Armenia kiểm soát vào những năm 1990.

Tuy nhiên, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cảnh báo rằng việc Azerbaijan ngày càng tập trung vào vấn đề trên là một nỗ lực "tạo cớ để đóng Hành lang Lachin, bao vây người Armenia ở Nagorno - Karabakh với lý do Armenia không thực hiện nghĩa vụ của mình".

Hy vọng về một giải pháp ngoại giao cho bế tắc kéo dài ba thập kỷ giữa hai nước đã quay trở lại sau khi ông Pashinyan và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev gặp nhau để đàm phán ở Praha, CH Séc vào tháng 10/2022, với việc nhà lãnh đạo Azerbaijan nói rằng một giải pháp được chờ đợi từ lâu có thể được thống nhất "về nguyên tắc vào cuối năm nay". Nhưng kể từ đó, các cuộc đàm phán đã chững lại, với việc Baku rút khỏi một cuộc họp do Yerevan kiên quyết yêu cầu Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phải tham gia vào các cuộc thảo luận.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não
22:26:44 18/11/2024
Kịch tính đánh chặn ở Ukraine: Hệ thống Patriot đối đầu tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga
12:13:39 19/11/2024
Ông Trump sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp để trục xuất người nhập cư trái phép?
15:54:21 19/11/2024
Haiti rơi vào vòng xoáy bạo lực mới
22:01:23 18/11/2024
Israel và Hezbollah tiếp tục 'ăn miếng trả miếng'
06:52:21 19/11/2024
Nga phản ứng về vụ Ukraine tấn công bằng tên lửa ATACMS
16:29:06 20/11/2024
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'
16:40:17 19/11/2024
Câu chuyện cảm động về chú cá heo cô đơn ở biển Baltic
15:22:01 20/11/2024

Tin đang nóng

Truy tìm "cò" xin việc vào ngành Công an
15:08:53 20/11/2024
Chân dung mẹ vợ hào phóng nhất miền Tây: Tặng con 1.000 cây vàng làm của hồi môn, đám cưới không nhận tiền mừng, khách tới dự còn có vàng mang về
15:14:08 20/11/2024
1 cặp đôi phim giả tình thật công bố kết hôn làm sập MXH, nhà gái hot đến mức khiến nhà trai thành kẻ tội đồ
15:20:24 20/11/2024
Bạn gái mới của Hồng Thanh bị check VAR lối sống "phông bạt", sáng công bố tình yêu chiều vội khoá trang cá nhân
17:24:20 20/11/2024
Quang Minh khoe cận nhóc tỳ mới chào đời, thừa nhận 1 điều khi có con ở tuổi 65
17:40:11 20/11/2024
Hà Tĩnh: Đến xin quần áo cũ "cuỗm" luôn 1,2 cây vàng của chủ nhà
15:47:16 20/11/2024
Lương chồng 12 triệu/tháng mà ép vợ nghỉ việc, tôi đưa ra cuốn sổ tiết kiệm 2 tỷ và sổ đỏ nhà đất khiến anh xám ngoét mặt mày
19:06:23 20/11/2024
1 cặp sao hàng đầu vướng tin rạn nứt vì đàng gái phải lòng "bạn trai quốc dân hot 6000%" trong showbiz?
17:35:42 20/11/2024

Tin mới nhất

Sáng kiến 'đột phá' tại G20 hướng tới thế giới công bằng và bền vững

20:08:11 20/11/2024
Ngoài tài chính khí hậu, G20 cũng kêu gọi giảm dần các khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả, song không đề cập đến việc chấm dứt hoàn toàn sử dụng loại nhiên liệu này.

Tấn công liều chết tại Pakistan, ít nhất 12 binh sĩ tử vong

20:06:07 20/11/2024
Quân đội không nêu rõ nhóm đứng sau vụ đánh bom liều chết trên. Tuy nhiên, nhóm phiến quân Hồi giáo cực đoan Hafiz Gul Bahadur đã nhận là thủ phạm.

1.000 ngày chiến sự và dự báo tương lai xung đột Nga - Ukraine

19:52:21 20/11/2024
Trong suốt hơn 3 năm xung đột, quy mô thiệt hại đã quá lớn đến mức không thể khôi phục toàn bộ công suất của hệ thống năng lượng trước khi bắt đầu mùa sưởi mới.

Iran chuẩn bị ngừng mở rộng kho dự trữ uranium làm giàu cao

19:50:20 20/11/2024
Theo nguồn thạo tin, tổng kho dự trữ uranium đã được làm giàu của Iran ước tính lên tới 6.604,4 kg tính đến ngày 26/10 vừa qua, tăng 852,6 kg so với báo cáo quý gần nhất vào tháng 8.

Du lịch Nhật Bản bùng nổ

19:48:26 20/11/2024
Ngành du lịch đang nhanh chóng trở thành một trong những ngành công nghiệp chủ lực của Nhật Bản, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của đất nước "Mặt Trời mọc" này.

Trung Quốc kêu gọi kiềm chế sau khi Nga đưa ra học thuyết hạt nhân sửa đổi

19:42:28 20/11/2024
Cũng theo ông Lâm Kiếm, Trung Quốc giữ nguyên lập trường khuyến khích tất cả các bên hạ nhiệt tình hình và cam kết giải quyết khủng hoảng tại Ukraine bằng biện pháp chính trị thông qua việc tiếp tục đóng vai trò xây dựng trong vấn đề nà...

EU phát triển chung hệ thống chống UAV, tên lửa và tàu chiến

19:29:08 20/11/2024
Các dự án này tập trung vào việc mua sắm hệ thống chống thiết bị bay không người lái (C-UAV), tên lửa phòng không (GBAD) và đạn dược.

Chính phủ Nhật phải bồi thường cho người dân do tiếng ồn từ máy bay Mỹ

19:27:42 20/11/2024
Tuy nhiên, các nguyên đơn sống tại tám thành phố lân cận, bao gồm Yamato và Ayase, cho biết ô nhiễm tiếng ồn vẫn tiếp diễn khi máy bay chiến đấu và máy bay vận tải Osprey của Mỹ vẫn đến căn cứ này.

Nga cáo buộc Mỹ tìm cách kéo dài cuộc chiến tại Ukraine

19:26:00 20/11/2024
Hai tuyến cáp viễn thông bị cắt ở biển Baltic trong 48 giờ đã khiến các quan chức châu Âu nghi vấn về hành động phá hoại và chiến tranh hỗn hợp có liên quan đến cuộc chiến của Nga tại Ukraine.

Iran phản đối các nước châu Âu về nghị quyết mới tại IAEA

19:23:42 20/11/2024
Các cường quốc phương Tây đang tìm cách gây sức ép với Iran với cáo buộc nước này không hợp tác đầy đủ với IAEA trong việc giám sát và kiểm soát chương trình hạt nhân của mình.

Argentina trở thành quốc gia đầu tiên rút quân khỏi UNIFIL

18:58:06 20/11/2024
Argentina trở thành quốc gia tài trợ đầu tiên cho UNIFIL rút quân khỏi phái bộ gìn giữ hòa bình này, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở biên giới Israel - Liban và các cuộc tấn công vào các vị trí của UNIFIL.

Campuchia có Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao mới

18:29:44 20/11/2024
Ông Sokhonn, 70 tuổi, trước đó từng giữ cương vị Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia. Tại phiên bỏ phiếu, toàn bộ 112 nghị sĩ, bao gồm cả Thủ tướng Hun Manet, đã nhất trí bỏ phiếu tín nhiệm cho ông Sokhonn.

Có thể bạn quan tâm

Minh Hằng: Tôi và Tóc Tiên có những cuộc chiến trên bài hát chứ không phải đố kỵ

Sao việt

20:37:55 20/11/2024
Minh Hằng chia sẻ về việc bị so sánh với Tóc Tiên, cân bằng giữa hai vai trò là một người mẹ và một người nghệ sĩ khi tham gia Chị Đẹp Đạp Gió.

Lisa (BLACKPINK) ấn định ngày ra mắt album solo

Nhạc quốc tế

20:35:53 20/11/2024
Sau một loạt teaser bí ẩn, Lisa - thành viên nhóm nhạc BLACKPINK - cuối cùng cũng hé lộ ảnh bìa cho album solo sắp tới của mình.

Một Anh Trai Chông Gai lên tiếng nói về bài rap diss của HIEUTHUHAI: Sợ bị chửi

Nhạc việt

20:32:45 20/11/2024
Vốn nổi tiếng trên MXH qua những video reaction, từ tranh cãi hát - rap, dân mạng bắt đầu mổ xẻ luôn chuyên môn của Neko Lê ở lĩnh vực này.

Tốp học sinh đầu trần đi mô tô, cầm cờ 'diễu phố' gây bức xúc

Tin nổi bật

20:06:00 20/11/2024
Nhóm này đi từ 5 - 6 xe mô tô nhãn hiệu Honda Wave, Honda Vision... có xe chở ba người, xe đi 2 người, tất cả đều không đội mũ bảo hiểm , anh M.H.M. cho biết.

Tử hình đối tượng mang 25kg ma túy bơi qua sông biên giới về Long An

Pháp luật

20:01:04 20/11/2024
Đối tượng Trần Văn Mển vận chuyển trái phép chất ma túy qua biên giới ở Long An với khối lượng 25kg vừa bị toà tuyên phạt tử hình.

Hot: Song Joong Ki vừa lên chức bố lần 2!

Sao châu á

19:52:23 20/11/2024
Vào chiều ngày 20/11, Song Joong Ki thông báo anh đã lên chức bố lần 2. Được biết, con thứ 2 của vợ chồng tài tử là 1 bé gái. Cả mẹ và em bé đều có sức khỏe ổn định.

Cô giáo cho vay 17 triệu, hẹn 10 năm sau mới cần trả lại: Lời của con trai cô và luật sư khiến tôi bàng hoàng

Netizen

19:51:34 20/11/2024
Tôi là một cậu bé miền núi bình thường với điều kiện gia đình trung bình. Cha tôi là công nhân, còn mẹ tôi kiếm sống bằng nghề nông ở làng

Độc đạo - Tập cuối: Kết đẹp dành cho Hồng và Diễm

Phim việt

19:48:48 20/11/2024
Trải qua muôn vàn thử thách của số phận, Hồng và Diễm thực sự hiểu nhau, thấu hiểu từng nỗi đau của đối phương mà từ đó cũng dành tình yêu cho nửa kia.

Rời Trung Quốc, Oscar sẽ đối đầu Messi?

Sao thể thao

19:35:08 20/11/2024
LA Times đưa tin ban lãnh đạo LAFC muốn biến Oscar trở thành một trong những ngôi sao hưởng lương cao nhất tại giải Nhà nghề Mỹ (MLS) ở mùa giải 2025.

Đối phó với da sần vỏ cam

Làm đẹp

19:14:27 20/11/2024
Hút thuốc, sử dụng rượu bia gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nói chung và làn da nói riêng. Chính vì vậy, hãy từ bỏ những thói quen xấu để duy trì làn da khỏe đẹp, ngăn ngừa lão hóa sớm.

Căng thẳng tại Trung Đông: Trở ngại trong viện trợ nhân đạo của LHQ

18:27:23 20/11/2024
Cơ quan này cũng kêu gọi chính quyền Israel mở thêm cửa khẩu chuyển hàng viện trợ vào Dải Gaza và cho phép sử dụng các tuyến đường mới trong Dải Gaza để vận chuyển hàng viện trợ.