EU ‘đau đầu’ với lộ trình chuyển lương thực Ukraine qua Belarus để tránh phong tỏa của Nga
Các nhà lãnh đạo EU đang xem xét tất cả các biện pháp khả thi để vượt qua lệnh phong tỏa xuất khẩu lương thực của Nga đối với Ukraine.
Hiện có 20 triệu tấn lúa mì bị mắc kẹt ở Ukraine, quốc gia cùng với Nga, cung cấp tới một phần ba lượng ngũ cốc xuất khẩu của thế giới. Ảnh: Euractiv.com
Khi các nhà lãnh đạo EU gặp nhau vào ngày 31/5, ngày thứ 2 của hội nghị thượng đỉnh bất thường, họ sẽ thảo luận về cuộc khủng hoảng lương thực đang rình rập và các cách vượt qua sự phong tỏa của Nga đối với hàng xuất khẩu của Ukraine.
Các nhà lãnh đạo EU sẽ xem xét mọi cách để lách lệnh phong tỏa xuất khẩu lương thực do Nga áp đặt đối với các cảng của Ukraine, bao gồm cả nhiệm vụ hải quân hộ tống các tàu chở hàng, nhưng sẽ không chấp nhận yêu cầu của Nga về việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, theo các nguồn tin trong EU.
Trong suốt cuộc xung đột Nga-Ukraine, bắt đầu vào ngày 24/2, chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu đã bị cản trở bởi sự không chắc chắn – đặc biệt là liên quan đến lúa mì, ngũ cốc và dầu ăn.
Nông dân Ukraine hiện có ước tính khoảng 22 triệu tấn ngũ cốc bị mắc kẹt trong các kho chứa. Toàn bộ các quốc gia, đặc biệt là ở Trung Đông và châu Phi, phụ thuộc vào nhập khẩu lúa mì, ngô và dầu hướng dương của Ukraine.
Video đang HOT
Liên hợp quốc cảnh báo về một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu nếu các kho dự trữ của Ukraine vẫn bị phong tỏa.
Theo các nguồn tin, các nhà ngoại giao EU đã thảo luận về tuyến đường qua Belarus – chuyển lương thực từ Ukraine đến Biển Baltic, thay vì Biển Đen. Ưu điểm của giải pháp như vậy là Belarus có chiều rộng đường ray tàu hỏa ngang với Ukraine, kế thừa từ thời Liên Xô.
Belarus là một quốc gia không giáp biển nhưng đã từng xuất khẩu một lượng lớn kali bằng đường sắt đến cảng Klaipeda của Litva. Litva cũng là một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ được thừa hưởng các đường ray tiêu chuẩn của Liên Xô.
EU đã cấm tất cả các hoạt động nhập khẩu kali của Belarus, một loại phân bón quan trọng mà phần lớn ở châu Âu bị thiếu hụt. Quyết định này được đưa ra nhằm trả đũa việc Minsk bị cáo buộc hỗ trợ Nga trong chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Các biện pháp trừng phạt kinh tế nhắm vào hoạt động xuất khẩu kali của Belarus đã được đưa ra hồi tháng 6 năm ngoái sau vụ buộc hạ cánh một chuyến bay của Ryanair ở Minsk, dẫn đến việc nhà hoạt động đối lập Roman Protasevich và bạn gái Sofia Sapega của ông này bị bắt, cả hai đều đang đi du lịch đến Litva.
Theo bình luận của Thủ tướng Latvia và Bỉ, một trong những cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng lương thực thế giới đang rình rập là chuyển hàng triệu tấn ngũ cốc bị mắc kẹt ở Ukraine qua Belarus. Tuy nhiên, khó khăn là về vấn đề chính trị: EU sẽ cần dỡ bỏ các lệnh trừng phạt mà họ áp đặt gần đây đối với Belarus.
Khi được hỏi về tuyến đường vận chuyển lương thực của Ukraine qua Belarus, Thủ tướng Latvia Krijānis Kariņ cho biết tất cả các phương án cần được đưa ra, nhưng tất cả đều tiềm ẩn những khó khăn.
“Belarus bị trừng phạt cùng với Nga. Nếu Belarus đồng ý xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine, điều mà về mặt tự nhiên có thể làm khá dễ dàng qua các cảng Baltic, chúng tôi có rất nhiều điều kiện để thực hiện. Câu hỏi đặt ra là Belarus sẽ yêu cầu gì đổi lại. Và giá đó có thể quá cao”, ông Krijānis Kariņ nêu rõ.
Về phần mình, Thủ tướng Bỉ Alexander de Croo cho biết tuyến đường qua Belarus dường như không khả thi vì các lệnh trừng phạt.
Trong khi đó, Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel cho biết vấn đề này rất phức tạp và sẽ được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh. “Hãy nói về mọi thứ và tìm ra các giải pháp chung”, ông Bettel nói.
Nga ra điều kiện xuất khẩu lương thực ngăn khủng hoảng thế giới
Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga ông Dmitry Medvedev lưu ý Nga sẵn sàng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình, nhưng nước này cũng mong nhận được sự hỗ trợ từ các đối tác thương mại.
Một cánh đồng lúa mì tại Karpenkovo, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng thông tấn Nga (TASS), trong bài đăng trên tài khoản Telegram ngày 20/5, ông Medvedev cho biết Nga sẽ không xuất khẩu lương thực, thực phẩm nếu điều đó khiến thị trường trong nước gặp tổn hại.
"Thật là vô lý khi họ vừa áp đặt những lệnh trừng phạt điên rồ đối với chúng ta nhưng mặt khác họ lại yêu cầu chúng ta cung cấp thực phẩm. Tôi sẽ nhấn mạnh một lần nữa: không xuất khẩu lương thực, thực phẩm nếu ảnh hưởng đến thị trường trong nước. Thực phẩm cho người Nga, là điều quan trọng nhất", ông Medvedev viết.
Trước đó, trong một nỗ lực ngăn chặn khủng hoảng lương thực leo thang, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres cho biết tổ chức đang có các cuộc tiếp xúc với Nga, Ukraine, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Liên minh châu Âu và một số quốc gia khác, đồng thời bày tỏ hy vọng sẽ đạt thỏa thuận giúp nối lại xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine, lương thực và phân bón của Nga.
TTK Guterres kêu gọi các mặt hàng của các quốc gia bị trừng phạt như ngũ cốc và phân bón cần quay trở lại thị trường thế giới. Ông nhấn mạnh thực phẩm và phân bón từ Nga, Ukraine và Belarus phải được phép bán trên thị trường thế giới nếu cộng đồng toàn cầu muốn ngăn chặn cuộc khủng hoảng lương thực đang diễn ra.
Đầu tháng 5, ông Guterres cảnh báo 1/5 nhân loại có nguy cơ rơi vào cảnh đói nghèo khi tình hình thị trường ngũ cốc hiện nay thiếu nguồn cung và giá lúa mì tăng vọt sau các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga và Belarus. Tổng thống Nga Vladimir Putin gần đây đã tuyên bố rằng mối đe dọa về nạn đói toàn cầu là kết quả từ "nỗi ám ảnh trừng phạt" của phương Tây.
Về phần các nước phương Tây, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bác bỏ cáo buộc các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga là nguyên nhân khiến tình hình lương thực trên thế giới ngày càng xấu đi. Ông chỉ ra rằng Washington đã áp dụng các trường hợp ngoại lệ đối với phân bón và sản phẩm nông nghiệp khi trừng phạt Moskva, đồng thời nói thêm các tổ chức quốc tế và chính quyền của các quốc gia liên quan có thể phối hợp cùng nhau để mở ra các hành lang cho việc xuất khẩu thực phẩm an toàn từ lãnh thổ Ukraine trên đường bộ và đường biển.
Nga hối thúc giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 31/5 cho rằng việc giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu đang ngày càng tăng hiện nay phụ thuộc vào phương Tây và Ukraine. Ngũ cốc sau khi được thu hoạch tại một nông trang ở vùng Odessa, Ukraine, ngày 22/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu với báo giới trong chuyến thăm Bahrain, Ngoại trưởng Lavrov...