EU đạt thỏa thuận mua 300 triệu liều vaccine được quảng cáo “hiệu quả 90%”
Đối với EU, đây cũng là thỏa thuận thứ ba mà khối này đạt được với các hãng dược phẩm nhằm đặt mua vaccine ngăn ngừa Covid-19 ngay sau khi các loại vaccine này được phép đưa vào sử dụng.
Liên minh châu Âu ngày 11/11 thông báo khối này đã đạt được thỏa thuận mua 300 triệu liều vaccine của các công ty dược phẩm Mỹ Pfizer và BioNTech của Đức, chỉ ít ngày sau khi hai công ty này thông báo loại vaccine đang được thử nghiệm của hai công ty này đạt hiệu quả đến 90% trong việc ngăn ngừa Covid-19.
Số ca tử vong vì Covid-19 tại Anh đã vượt con số 50.000 người. (Ảnh: Telegraph)
Theo thỏa thuận vừa đạt được, 27 quốc gia thành viên EU sẽ đặt mua 200 triệu liều vaccine do Pfizer và BioNTech sản xuất, đồng thời kèm thêm điều khoản được quyền mua tiếp 100 triệu liều nữa. Riêng Vương quốc Anh do đã rời EU nên cũng đã ký thỏa thuận riêng với hai công ty trên để mua 40 triệu liều vaccine.
Thỏa thuận này đạt được chỉ 2 ngày sau khi hai công ty Pfizer và BioNTech ra thông báo cho biết loại vaccine mà hai công ty này nghiên cứu sản xuất đạt hiệu quả đến 90% trong việc tạo miễn dịch ngăn ngừa virus Sars-CoV-2.
Thông tin này, mặc dù còn gây nhiều tranh cãi về khoa học nhưng đang tạo ra hy vọng lớn cho các nước phương Tây trong việc sớm chấm dứt đại dịch Covid-19 vốn đang gây ra các tổn thất nghiêm trọng về con người và kinh tế tại Mỹ và châu Âu.
Video đang HOT
Đối với EU, đây cũng là thỏa thuận thứ ba mà khối này đạt được với các hãng dược phẩm nhằm đặt mua vaccine ngăn ngừa Covid-19 ngay sau khi các loại vaccine này được phép đưa vào sử dụng. Trước đó, EU cũng đã ký các hợp đồng đặt mua với các hãng dược AstraZeneca, Sanofi và Johns&Johnson, đồng thời vẫn đang tiếp tục đàm phán với các công ty khác như Moderna, CureVac và Novavax về các loại vaccine của các hãng này.
Tuy nhiên, phát biểu khi thông báo về thỏa thuận đặt mua vaccine, Ủy viên phụ trách Y tế của Liên minh châu Âu, bà Stella Kyriakides tuyên bố, các nước EU vẫn cần hết sức thận trọng trong việc đối phó dịch, kể cả khi khả năng có vaccine sắp thành hiện thực.
“Ngay cả khi một loại vaccine an toàn và hiệu quả được sản xuất và sẵn sàng sử dụng, các nước vẫn cần phải tiếp tục duy trì các biện pháp an toàn, cho đến khi nào có một tỷ lệ lớn dân số đạt được miễn dịch. Hy vọng đã có nhưng tôi muốn gửi đi thông điệp đúng đắn cho tất cả mọi người rằng cần phải tiếp tục thực hiện các biện pháp đang được áp dụng”, bà Stella Kyriakides nhấn mạnh.
Hiện tại, các diễn biến dịch Covid-19 tại các nước châu Âu vẫn đang nghiêm trọng, dù tốc độ lây nhiễm tại các nước bắt đầu có dấu hiệu chậm lại sau khi các nước đều thực hiện việc phong tỏa hoặc giới nghiêm từ khoảng 10 ngày qua. Tại Anh, trong ngày 11/11, số ca tử vong vì Covid-19 tại nước này đã chính thức vượt qua con số 50.000 người khi có đến 595 người thiệt mạng trong vòng 24h, con số cao nhất từ ngày 12/5.
Trong khi đó, Italia là nước thứ 4 tại châu Âu có số ca nhiễm Sars-CoV-2 được thống kê chính thức vượt quá 1 triệu ca, sau Pháp, Tây Ban Nha và Anh. Tại Đức, Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 11/11 cũng họp báo và đưa ra nhận định, làn sóng dịch Covid-19 thứ hai tại Đức sẽ kéo dài trong suốt mùa Đông và nghiêm trọng hơn làn sóng dịch thứ nhất./.
Người làm nên phép màu vaccine Pfizer
Vợ chồng zlem Treci và Ugur Sahin, giám đốc công ty BioNTech phối hợp với hơn 500 nhà khoa học, cho ra đời loại vaccine hiệu quả ngừa Covid-19 đến 90%.
Khi lựa chọn An der Goldgrube (Mỏ vàng), một con phố nằm phía tây thành phố Mainz (Đức) để xây dựng trụ sở, hai vợ chồng quản lý Công ty Công nghệ Sinh học BioNTech không ngờ tên con đường lại trở thành lời tiên tri cho số phận của họ. Thành lập năm 2008, mục tiêu của BioNTech là phát triển liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư mới, dựa trên việc biến đổi tế bào T của người bệnh để tấn công vào các kháng nguyên ung thư đặc hiệu.
Hôm 9/11, đại diện BioNTech cùng đối tác dược phẩm Mỹ Pfizer công bố vaccine BNT162b2 đạt hiệu quả 90% ở giai đoạn 3. Dấu mốc này cho thấy thành công của hướng đi khoa học mà Pfizer và BioNTech theo đuổi. BNT162b2 là sản phẩm tiên phong cho công nghệ hoàn toàn mới. Vaccine được điều chế dựa trên phân tử di truyền RNA, có khả năng kích thích tế bào người tạo ra protein virus. Sau đó, hệ miễn dịch tiếp xúc với protein và sinh ra kháng thể, các tế bào miễn dịch nhận biết và tiêu diệt mầm bệnh.
Đứng đằng sau thành công của vaccine là công sức và tầm nhìn của hai nhà khoa học zlem Treci và Ugur Sahin. Họ là hậu duệ của những người nhập cư Thổ Nhĩ Kỳ tới Đức vào những năm 1960. Sahin sinh ra ở Thổ Nhĩ Kỳ, chuyển đến sống tại Cologne khi ông 4 tuổi, còn Treci, giám đốc y khoa, sinh ra ở Saxony.
Hai người gặp nhau tại đại học Saarland ở Homburg và đã kết hôn năm 2002. Hiện cả hai mang quốc tịch Đức và có một cô con gái. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Sddeutsche Zeitung , Treci cho hay vào ngày cưới, hai vợ chồng vẫn mặc áo choàng phòng thí nghiệm và quay trở lại nghiên cứu ngay sau khi đăng ký kết hôn.
Khi Covid-19 xuất hiện hồi đầu năm, BioNTech, với 1.300 nhân viên, đã lập tức tái phân bổ nguồn lực để ứng phó tình hình. Khi đọc được thông tin về dịch Covid-19 tại Vũ Hán, Ugur Sahin nhận định: "Đến tháng 4, các trường học tại đây sẽ phải đóng cửa".
Ugur Sahin, giám đốc điều hành công ty BioNTech. Ảnh: Reuters
Sự thật là Đức đã thực hiện phong tỏa toàn quốc từ tháng 3, sớm hơn so với dự đoán của ông. Đến tháng 5, khi dịch đạt đỉnh, hai vợ chồng cảm thấy cần "cung cấp một thứ gì đó cho xã hội", bằng những hiểu biết mà họ tích lũy trong hai thập kỷ qua. Họ và cả công ty đã nghiên cứu song song hơn 20 loại vaccine Covid-19. Năm trong số đó tiếp tục được thử nghiệm về phản ứng miễn dịch trong một chương trình hợp tác với 500 nhà khoa học có tên Lightspeed.
Sahin được các đồng nghiệp mô tả là một người "khiêm tốn và nhẹ nhàng". Matthias Kromayer, thành viên hội đồng quản trị của Công ty đầu tư MIG AG, nhà tài trợ chính cho BioNTech, nhận xét: "Dù đạt được nhiều thành tựu, anh ấy không bao giờ thay đổi, là một người khiêm nhường và dễ mến".
Tính cách đó thể hiện rõ ràng khi Sahin nói về cuộc chạy đua toàn cầu ngăn ngừa Covid-19. Hôm 10/11, ông khẳng định sản phẩm của BioNTech/Pfizer sẽ "không phải vaccine duy nhất chống lại dịch bệnh", nhấn mạnh rằng rất nhiều "ứng viên" tiềm năng đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng.
Trước đó, các thông tin về vaccine BioNTech/Pfizer không được công bố rầm rộ như các hãng dược đối thủ. Đến cuối tháng 10, công ty tiết lộ các nhà khoa học vẫn chưa phân tích hiệu quả của sản phẩm. Hãng cũng bày tỏ lập trường thẳng thắn, rằng sẽ tuyệt đối tuân thủ các quy chuẩn an toàn và khoa học, thay vì chính trị hóa vaccine.
Theo Ugur Sahin, BioNTech có thể tự phát triển vaccine nhưng sẽ gặp khó khăn với khâu phân phối. Công ty quyết định hợp tác với ông lớn dược phẩm Pfizer từ Mỹ. Pfizer chi 185 triệu USD cho dự án phát triển vaccine Covid-19. Sau khi BioNTech hoàn thành nghiên cứu, Pfizer sẽ cấp thêm 563 triệu USD nữa.
Hiện công ty BioNTech được định giá 21,9 tỷ USD, gấp 4 lần so với trị giá hãng hàng không Lufthansa. Đây là một tin tích cực đối với công ty mới chỉ lên sàn chứng khoán Mỹ một năm trước.
Nhật báo quốc gia Đức Tagesspiegel ca ngợi thành công của vợ chồng zlem Treci và Ugur Sahin là "sự xoa dịu tinh thần" cho những người Đức gốc Thổ Nhĩ Kỳ sau hàng thế kỷ sống với định kiến là những người buôn bán rau củ thu nhập thấp. Câu chuyện của nhà sáng lập BioNTech cũng là điểm sáng, đánh dấu sự tham gia vào đời sống xã hội Đức của những người gốc Thổ Nhĩ Kỳ, vốn là đề tài được quan tâm trong suốt gần một thập kỷ qua. Truyền thông Đức gọi họ là "người làm nên phép màu vaccine".
Câu hỏi bỏ ngỏ với vaccine của Pfizer Đối với vaccine BNT162b2 của hãng Pfizer và BioNTech, giới khoa học tỏ ra lạc quan một cách thận trọng với câu hỏi "tác dụng bảo vệ con người đến mức nào". Giới khoa học đánh giá đây là niềm hy vọng trong cuộc đua phát triển vaccine, song cũng nhấn mạnh chưa thể khẳng định liệu vaccine từ Pfizer và các ứng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga và Mỹ bắt đầu đàm phán về các dự án kim loại đất hiếm

Thái Lan: Sơ tán hàng loạt vì nhiều tòa nhà ở Bangkok rung lắc, xuất hiện vết nứt

Vai trò nổi bật của căn cứ Mỹ ở Greenland trong cạnh tranh với Nga và Trung Quốc

Mỹ khẳng định thuế đối ứng áp dụng với tất cả các quốc gia

Israel xây dựng tuyến đường chia cắt Bờ Tây

Tổng thống Trump 'ám chỉ' về nhiệm kỳ thứ ba

Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản nhất trí thúc đẩy thương mại khu vực

Tổng thống Mỹ Trump lên kế hoạch thăm quốc gia đã tổ chức 4 cuộc đàm phán với Nga, Ukraine

Mỹ thu hồi giấy phép cấp cho các đối tác nước ngoài của công ty dầu khí PDVSA

Thủy thủ Trung Quốc mất tích ngoài khơi Ghana, nghi ngờ bị cướp biển tấn công

Tổng thống Trump thông báo về lịch điện đàm với Tổng thống Putin

Truyền thông Mỹ tiết lộ cảm giác lẫn lộn ở Washington khi Ukraine đánh chìm soái hạm của Nga
Có thể bạn quan tâm

IU gặp biến căng vì Kim Soo Hyun
Sao châu á
1 phút trước
Chung kết FVPL Spring 2025: NK tiếp tục bảo vệ ngôi vương, cộng đồng cũng bùng nổ cảm xúc
Mọt game
51 phút trước
Grand Pioneers tiên phong mở lối 'Hành trình di sản' trên vịnh Bái Tử Long
Du lịch
1 giờ trước
Chạy trốn cảnh sát, rapper Mỹ gặp chấn thương đến mất mạng
Sao âu mỹ
1 giờ trước
Bộ mặt thật của Triệu Lệ Dĩnh: Giở thủ đoạn chèn ép bạn diễn, dung túng cho fan làm loạn?
Hậu trường phim
1 giờ trước
Hoà Minzy ứng xử 10 điểm khi sản phẩm Bắc Bling đạt 100 triệu view bị chê "nhảm nhí hổ lốn"
Sao việt
1 giờ trước
Xuyên đêm mật phục, bắt quả tang 'điểm nóng' khai thác cát lậu
Pháp luật
1 giờ trước
Cháy nhà trong đêm ở Hà Nội, một bé trai tử vong
Tin nổi bật
1 giờ trước
Viral video Chu Thanh Huyền mệt mỏi ngồi cạnh Quang Hải bên bàn nhậu sau loạt drama, sự thật là gì?
Netizen
1 giờ trước
Yêu cầu chuyển nhượng của Bruno Fernandes khi Real Madrid hỏi mua với giá 90 triệu bảng
Sao thể thao
1 giờ trước