EU công bố kế hoạch nhận 160.000 người tị nạn
Liên minh châu Âu (EU) ngày 9.9 công bố kế hoạch nhận 160.000 dân tị nạn, trong khi đó Mỹ tuyên bố sẽ nhận thêm người tị nạn Syria nhằm xoa dịu áp lực từ cuộc khủng hoảng di cư nghiêm trọng nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ 2.
Người tị nạn Syria được đưa vào đảo Lesbos, Hy Lạp – Ảnh: Reuters
“Châu Âu phải nhận 160.000 người tị nạn”, ông Jean-Claude Juncker, Chủ tịch Ủy ban châu Âu cho hay giữa lúc các quốc gia thành viên EU chật vật vì phải tiếp nhận người tị nạn theo chỉ tiêu, theo AFP. Những quốc gia thành viên EU nào từ chối nhận người tị nạn theo mức phân bổ này có thể bị phạt.
Thủ tướng Slovakia, ông Robert Fico là một trong số những lãnh đạo các nước thành viên EU phản đối gay gắt hệ thống phân bổ này. “Tôi không muốn thức dậy vào ngày nào đó và tiếp nhận 50.000 người mà chúng tôi chẳng biết gì về họ”, ông Fico cho hay.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết Washington đang cân nhắc tiếp nhận thêm người tị nạn Syria để hỗ trợ EU. Úc tuyên bố sẽ nhận thêm 12.000 người tị nạn và một số quốc gia Nam Mỹ cũng đồng ý hỗ trợ tiếp nhận người tị nạn.
Video đang HOT
Châu Âu đang đối mặt với làn sóng người tị nạn ồ ạt; hoàn cảnh khó khăn của họ làm rung động trái tim nhiều người trên thế giới sau khi truyền thông đăng tải bức ảnh thi thể bé trai tị nạn 3 tuổi người Syria tên Aylan Kurdi trôi dạt vào bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ.
Những cuộc biểu tình chống chính phủ bùng nổ ở Syria vào tháng 3.2011. Cuộc nội chiến kéo dài từ đó đến nay đã khiến gần 250.000 người thiệt mạng và hàng triệu người mất nhà cửa, theo AFP.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
IS dùng ảnh bé trai chết đuối dọa người tị nạn Syria
Nhà nước Hồi giáo dùng hình ảnh bé trai người Kurd chết đuối để cảnh báo những người tị nạn muốn tháo chạy khỏi cuộc nội chiến Syria sẽ có số phận như thế nào.
Thi thể bé trai người Kurd ở Syria dạt vào bờ biển của Thổ Nhĩ Kỳ hồi đầu tháng. Ảnh: AP.
Bức ảnh chụp Alan Kurdi, ba tuổi, nằm úp mặt và không còn sự sống trên một bãi biển Thổ Nhĩ Kỳ gây phẫn nộ trên toàn cầu, tạo ra áp lực buộc các lãnh đạo châu Âu phải tiếp nhận người tị nạn Syria. Alan gặp nạn khi cùng gia đình tháo chạy khỏi Kobani, thị trấn biên giới Syria, đi tìm sự an toàn ở Canada.
Nhà nước Hồi giáo (IS) sau đó đăng tải bức ảnh trong một bài viết bằng tiếng Anh trên Dabiq, tạp chí cực đoan của nhóm phiến quân, với tiêu đề "Sự nguy hiểm khi từ bỏ Darul-Islam". Darul-Islam, hay vùng đất Hồi giáo, ám chỉ "đế chế" do IS tự thiết lập ở Iraq và Syria.
Người tị nạn Syria đang phạm "một tội lớn đầy nguy hiểm" khi tìm nơi trú ẩn ở phương Tây, thế chấp bằng sinh mạng và linh hồn của con cái,Guardian dẫn lại bài viết cho biết.
Ngoài bức ảnh Alan, IS còn dành hai trang trong Dabiq số mới nhất để đăng hình ảnh phá hủy đền cổ Bel ở thành phố Palmyra, công trình văn hóa được xây dựng từ năm 32.
IS cũng tuyên bố đang giữ hai con tin gồm Ole Johan Grimsgaard-Ofstad, 48 tuổi, người Na Uy, và Fan Jinghui, 50 tuổi, người Trung Quốc. Bức ảnh đăng trên Dabiq cho thấy hai con tin mặc đồ liền thân màu vàng. Nhóm phiến quân không nêu thời gian hay địa điểm bắt cóc hai người này.
Như Tâm
Theo VNE
Nga bất ngờ tuyên bố sẵn sàng đón người tị nạn Syria Nga có thể nhận một số lượng lớn người tị nạn Syria, như đã từng làm với thường dân chạy nạn chiến tranh từ Ukraine, một quan chức Nga tuyên bố. Người tị nạn Syria đang lũ lượt băng qua biên giới Hy Lạp từ Macedonia - Ảnh: Reuters "Lãnh thổ, văn hóa, lịch sử, và thậm chí là cả tình hình xã...