EU công bố các mục tiêu về việc làm và bình đẳng giới vào năm 2030
EC nêu rõ, EU cần tăng tỷ lệ lao động từ mức 73% năm 2019 lên 78% vào năm 2030, thu hẹp chênh lệch về giới trong tỷ lệ lao động, giảm bớt số người trẻ thất nghiệp hoặc không đi học từ 12,6% xuống 9%.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Maros Sefcovic. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 4/3, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố các mục tiêu của khối về giảm nghèo đói, bất bình đẳng, thúc đẩy đào tạo và tăng việc làm vào năm 2030.
Đây là một phần trong kế hoạch phục hồi kinh tế hậu đại dịch COVID-19 với nguồn tài chính từ các quỹ vay mượn chung.
EC nêu rõ Liên minh châu Âu (EU) cần tăng tỷ lệ lao động từ mức 73% vào năm 2019 lên 78% vào năm 2030, thu hẹp chênh lệch về giới trong tỷ lệ lao động, giảm bớt số người trẻ thất nghiệp hoặc không đi học từ 12,6% xuống 9%.
Video đang HOT
EC nhận định trong bối cảnh tình trạng thất nghiệp và bất bình đẳng có xu hướng tăng lên do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, việc tập trung vào các chính sách tạo thêm việc làm chất lượng, tăng cường đào tạo nghề và giảm bớt nghèo đói, tình trạng phân biệt đối xử sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối nguồn lực đến những nơi cần nhất.
Các mục tiêu cũng bao gồm việc tăng số người trưởng thành được đào tạo mỗi năm để thích ứng với việc EU chuyển đổi sang nền kinh tế số hóa và xanh hơn.
Trong 10 năm tới, EU cần giảm số người có nguy cơ rơi vào nghèo đói hay bị phân biệt đối xử trong xã hội từ 91 triệu người năm 2019 xuống còn 15 triệu người.
Theo EC, đây đều là những mục tiêu tham vọng nhưng mang tính thực tiễn. Các mục tiêu này sẽ cần có sự chấp thuận của các nhà lãnh đạo EU.
Các mục tiêu trên nằm trong 20 quyền về xã hội mà EU đã nhất trí vào năm 2017 để giúp khối này nhận được sự ủng hộ của cử tri và chống lại xu hướng hoài nghi trên khắp khu vực.
Theo đó, tất cả mọi người đều có quyền học tập trong suốt cuộc đời, nam nữ cần được bình đẳng về cơ hội trong mọi lĩnh vực và nhận được mức lương ngang bằng trong cùng công việc.
Trong khi đó, những người thất nghiệp có quyền được nhận sự hỗ trợ lâu dài và mang tính cá nhân, trong khi người lao động có quyền nhận mức lương công bằng, giúp đảm bảo chất lượng cuộc sống.
Bộ trưởng Đức tức giận với chiến lược vaccine của châu Âu
Bộ trưởng Tài chính Scholz cho biết "rất tức giận" khi nhiều vaccine Covid-19 không được đặt hàng vào năm 2020 do quyết định của Ủy ban châu Âu.
Các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) tới nay mới chỉ tiêm mũi vaccine Covid-19 đầu tiên cho chưa đầy 4% dân số, thấp hơn tỷ lệ 11% ở Mỹ và gần 17% ở Anh, theo thống kê của Our World in Data. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen bị chỉ trích vì việc triển khai chậm chạp chương trình tiêm chủng của EU.
"Tôi rất tức giận về một số quyết định được đưa ra năm ngoái", Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz nói trên kênh BBC ngày 6/2. "Tôi đã nghĩ rằng có cơ hội đặt mua nhiều loại vaccine hơn".
Khi được hỏi về trách nhiệm của von der Leyen với tình trạng chậm triển khai vaccine Covid-19, Bộ trưởng Scholz nói "bất cứ ai cũng cần phải được một bài học và điều này đúng với châu Âu, tôi nghĩ EU rất mạnh".
Bộ trưởng Tài chính Olaf Scholz trong phiên họp của hạ viện Đức tại Berlin, tháng 12/2020. Ảnh: Reuters .
Scholz là đảng viên Dân chủ Xã hội và von der Leyen thuộc đảng Dân chủ Cơ đốc giáo, cùng nhau phục vụ trong liên minh cầm quyền của Đức tới năm 2019, khi von der Leyen thôi làm phó lãnh đạo liên minh để đảm nhận chức Chủ tịch Ủy ban châu Âu.
Trong bài viết đăng trên tờ Frankfurter Allgemeine Sonntagszeitung hôm 31/1, von der Leyen cho biết "thật sai lầm" khi nói việc ký các hợp đồng sớm hơn sẽ đẩy nhanh hơn tiến trình giao vaccine của các hãng sản xuất.
"Điểm nghẽn nằm ở chỗ khác. Việc sản xuất một loại vaccine mới là một quá trình vô cùng phức tạp", von der Leyen viết và cho biết "trong số hàng trăm thành phần cần thiết cho vaccine, những thứ quan trọng đang thiếu hụt trên toàn thế giới".
Von der Leyen mô tả cuộc chiến chống lại Covid-19 "không phải cuộc đua nước rút mà là marathon", đồng thời bày tỏ lo lắng về các biến chủng nCoV mới. "Chúng ta ngay hôm nay cần chuẩn bị cho kịch bản mà vaccine hiện tại không đủ khả năng ức chế virus", von der Leyen viết.
Covid-19 bùng phát hồi tháng 12/2019, xuất hiện tại 219 quốc gia và vùng lãnh thổ với gần 106 triệu ca nhiễm, hơn 2,3 triệu ca tử vong và gần 78 triệu người đã bình phục. Đức là vùng dịch lớn thứ 10 thế giới với gần 2,3 triệu ca nhiễm và gần 62.000 ca tử vong.
EU đạt được thỏa thuận mua thêm 300 triệu liều vaccine Covid-19 Liên minh châu Âu đã đạt được thỏa thuận mua thêm 300 triệu liều vaccine Covid-19 từ Pfizer/ BioNTech vào ngày 8/1 Liên minh châu Âu đạt được thỏa thuận mua thêm 300 triệu liều vaccine Covid-19, Chủ tịch Ủy ban châu Âu cho biết, Liên minh châu Âu đã đạt được thỏa thuận mua thêm 300 triệu liều vaccine Covid-19 từ Pfizer/...