EU có nguy cơ sụp đổ?
EU đang đối mặt với nguy cơ tan rã thành hai phần, miền bắc thịnh vượng và miền nam trì trệ.
EU đang đối mặt với một cấu trúc già nua và rệu rã. (Ảnh: AP)
Đó là lời cảnh báo của cựu Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis. Hãng tin Telegraph dẫn lời ông này nói rằng Đức có thể buộc Hy Lạp hoặc Bồ Đào Nha ra khỏi khối Eurozone và khiến Liên minh châu Âu tan rã. Mới đây, trả lời phỏng vấn của báo Frankfurter Allgemeine, Chủ tịch Quốc hội châu Âu Martin Schulz cũng phải thừa nhận EU đang rơi vào “tình huống nguy hiểm và khó khăn”. Theo ông, nếu thực trạng này kéo dài mà không có biện pháp giải quyết thì cấu trúc vốn đã rệu rã và già nua của EU có thể sụp đổ.
” EU có thể sụp đổ. Nếu chúng ta không thận trọng, nó sẽ vỡ ra từng mảnh…”, – ông Schultz nói. Quan chức này nhấn mạnh thêm, các nước dường như không sẵn sàng đồng thuận giải quyết vấn đề tị nạn và coi đây không phải việc của mình.
Video đang HOT
Trong một diễn biến chứng tỏ lời nói của ông Schultz là đúng và cho thấy sự chia rẽ trong EU là vô cùng lớn, người dân Hungary đã mạnh mẽ ủng hộ kêu gọi của chính phủ phản đối chỉ tiêu tiếp nhận di dân mà EU đưa ra đối với nước này.
Theo kết quả cuộc trưng cầu dân ý ngày 2/10, có tới 98% số người tham gia phản đối kế hoạch của EU. Thủ tướng Viktor Orban tuyên bố đây là một chiến thắng lớn. Tuy nhiên, số cử tri đi bỏ phiếu thấp, chỉ 43%, nên kết quả này dường như không hợp lệ vì yêu cầu tối thiểu là con số này phải đạt tối thiểu 50%.
Mặc dù vậy, phát ngôn viên của chính phủ Hungary khẳng định kết quả trưng cầu có tính ràng buộc cả “chính trị lẫn pháp lý”. Thủ tướng Orban nhắc nhở các nhà đưa ra quyết định của EU ghi nhớ kết quả này và tuyên bố sẽ thay đổi hiến pháp nước mình để đảm bảo kết quả có hiệu lực.
Đề xuất về phân bổ chỉ tiêu di dân giữa các thành viên EU mà giới chóp bu của Khối đưa ra là nhằm giảm tải áp lực lên Hy Lạp và Italy – hai cửa ngõ chính mà người tị nạn từ Trung Đông và châu Phi kéo tới để vào châu Âu. Theo kế hoạch gây tranh cãi, toàn liên minh sẽ tiến hành tái phân bổ 160.000 người nhập cư, trong đó Hungary cần tiếp nhận 1.294 người.
Những gì vừa diễn ra ở Hungary gợi nhớ lại quyết định chấn động Brexit ( Anh rời khỏi EU) của cử tri Anh. Nó cũng khuyến khích xu hướng các quốc gia sẽ tổ chức trưng cầu dân ý để phủ quyết các chủ trương chung của cả khối, từ đó đe dọa đến tương lai và mục đích của Liên minh như một khối thống nhất và đoàn kết.
Theo Vietnamnet
Anh bắt đầu tiến trình rời Liên minh châu Âu vào tháng 3/2017
Theo AFP, ngày 2/10, Thủ tướng Anh Theresa May cho biết nước này sẽ bắt đầu quá trình chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) trước cuối tháng 3/2017.
Thủ tướng Anh Theresa May. (Nguồn: Bloomberg)
Trả lời kênh truyền hình BBC, Thủ tướng May cho hay: "Tôi đã nói là chúng tôi sẽ không kích hoạt (Điều 50 Hiệp ước Lisbon) trước cuối năm để có thời gian chuẩn bị. Chúng tôi sẽ kích hoạt trước cuối tháng 3 năm sau."
Trước đó, bà May đã thông báo "Dự luật Hủy bỏ Lớn" (Great Repeal Bill) để chấm dứt thẩm quyền của luật pháp EU khi Anh rời khỏi khối này.
Luật mới này sẽ bãi bỏ các điều luật trao quyền tối cao cho các điều lệ của EU, đưa toàn bộ luật lệ của EU vào luật pháp Anh và xác nhận rằng Quốc hội Anh có quyền sửa đổi chúng nếu cần.
Trả lời tờ The Sunday Times, bà May nêu rõ: "Điều này đánh dấu bước đi đầu tiên của Anh trên con đường một lần nữa trở thành quốc gia độc lập và có chủ quyền. Nó sẽ trao trả quyền lực và thẩm quyền cho các cơ quan được bầu cử của đất nước chúng ta... thẩm quyền của luật pháp EU tại Anh sẽ chấm dứt".
Theo Vietnam
28 thành viên chấp thuận đơn xin gia nhập EU của Bosnia-Herzegovia Ngày 20/9, 28 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã chấp nhận đơn xin gia nhập khối này của Bosnia-Herzegovia. 28 thành viên chấp thuận đơn xin gia nhập EU của Bosnia-Herzegovia Đây là một bước tiến quan trọng đặt nền tảng để Sarajevo trong tương lai có một "chỗ đứng" trong liên minh này. Trong một thông báo, EU cho...