EU chuẩn bị cho sứ mệnh kéo dài và nguy hiểm trên Biển Đỏ
Theo các chuyên gia phân tích, Liên minh châu Âu (EU) phải sẵn sàng thực hiện sứ mệnh lâu dài và nguy hiểm ở Biển Đỏ khi các cuộc tấn công của lực lượng Houthi trong tuần vừa qua đã gây ra những thương vong đầu tiên.
Aspides, sứ mệnh hải quân phòng thủ của EU ở Biển Đỏ được dự báo là một sứ mệnh dài hơi và nguy hiểm. Ảnh: Euractiv
Phát biểu hôm 8/3 tại lễ khởi động chiến dịch viện trợ cho Gaza bằng đường biển do CH Síp dẫn đầu, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết bà đã thường xuyên liên lạc với Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El Sisi và Vua Abdallah II của Jordan để thảo luận về tình hình ở Biển Đỏ.
Bà von der Leyen cảnh báo rằng tình hình an ninh hàng hải tại khu vực này ngày càng trở nên nghiêm trọng và cơ sở hạ tầng quan trọng đang bị phá hoại do các cuộc tấn công liên tục của Houthi.
Các chuyên gia về quốc phòng nói rằng các lực lượng hải quân phải sẵn sàng hành động lâu dài, vì căng thẳng vẫn có thể tiếp tục dù chiến tranh ở Gaza dịu đi.
Ngày 19/2, EU đã chính thức triển khai chiến dịch mang tên Aspides nhằm bảo vệ các tàu thương mại ở Biển Đỏ khỏi các cuộc tấn công của Houthi.
Video đang HOT
Ông Alessandro Marrone tại tổ chức nghiên cứu Istituto Affari Internazionali của Italy cho biết: “Đây là hoạt động hải quân nguy hiểm nhất mà EU thực hiện cho đến nay”. Theo ông, cái chết hôm 6/3 của ba thuyền viên gồm hai người Philippines và một người Việt Nam làm việc trên tàu True Confidence là một thảm kịch không may.
Một đại diện của Cơ quan Hành động Đối ngoại EU cho biết mọi quyết định về thời gian hoạt động của sứ mệnh Aspides và tổng số lượng nhân sự sẽ được các quốc gia thành viên thống nhất. Các quốc gia thành viên sẽ trang bị cho sứ mệnh này dựa trên nhu cầu và khả năng.
Pháp, Đức, Italy và Bỉ cho đến nay đã xác nhận họ có kế hoạch đóng góp tàu cho sứ mệnh của EU.
Mặc dù lực lượng phòng thủ do Mỹ dẫn đầu cũng có mặt trong khu vực, nhưng các cuộc tấn công của Houthi vẫn gây ra rủi ro lớn.
Houthi sẵn sàng bồi thường cho nạn nhân trên tàu True Confidence
Sau khi vụ tấn công tàu M/V True Confidence trên Vịnh Aden khiến 3 thuyền viên thiệt mạng, lãnh đạo Houthi cho biết nhóm này sẵn sàng bồi thường cho họ vì đã gây ra hành động không cố ý.
Lực lượng cứu hộ giải cứu thành viên thủy thủ đoàn sau vụ tấn công nhằm vào tàu chở hàng trên Vịnh Aden, Yemen ngày 6/3/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ Arab News ngày 7/3, Chủ tịch Ủy ban Cách mạng Tối cao Houthi, ông Mohammed Ali Al-Houthi, cho biết nhóm này không có ý định sát hại các thủy thủ dân sự trên tàu M/V True Confidence.
Ông nói thêm rằng nếu Mỹ cùng chịu chi phí, lực lượng Houthi sẽ bồi thường cho gia đình những người thiệt mạng và bị thương. Ông này viết trên mạng xã hội X: "Chúng tôi cảm thấy rằng Mỹ nên bồi thường cho những nạn nhân này vì hành động cố ý. Chúng tôi cũng sẵn sàng bồi thường cho họ vì hành động ngoài ý muốn".
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Houthi gây ra vụ tấn công có thương vong đầu tiên kể từ khi tấn công tàu thuyền liên quan Israel trên Biển Đỏ với lý do ủng hộ người Palestine ở Dải Gaza.
Cụ thể, tối 6/3, Houthi xác nhận đã phóng tên lửa nhằm vào tàu chở hàng M/V True Confidence thuộc sở hữu của Hy Lạp đang đi qua Vịnh Aden, gây ra hỏa hoạn trên con tàu. Phát biểu trên truyền hình, người phát ngôn Houthi, ông Yahya Sarea cho biết: "Chiến dịch tấn công diễn ra sau khi thủy thủ đoàn từ chối các cảnh báo từ lực lượng hải quân Yemen".
Vụ tấn công đã khiến 3 thuyền viên thiệt mạng, gồm 2 người Philippines và 1 người Việt Nam. Ngoài ra, còn có 6 người bị thương.
Hải quân Ấn Độ đã đưa toàn bộ những thành viên còn lại trên tàu M/V True Confidence tới Djibouti. Hình ảnh do Hải quân Ấn Độ công bố cho thấy một chiếc trực thăng kéo các thành viên thủy thủ đoàn từ một chiếc bè cứu sinh nhỏ ở vùng biển động và đưa họ lên một con tàu hải quân. Ngoài ra, hình ảnh cho thấy một số người bị thương được cho là nằm trên một chiếc xuồng cứu sinh thuộc lực lượng hải quân.
Con tàu này đang trôi dạt ra xa đất liền và hoạt động trục vớt đang được triển khai. Theo các chủ tàu M/V True Confidence, thủy thủ đoàn có 20 thành viên, gồm 1 người Ấn Độ, 15 người Philippines và 4 người Việt Nam. Con tàu này bị Houthi tấn công ở Biển Đỏ khi đang trên đường chở thép từ Trung Quốc tới thành phố cảng Jeddah của Saudi Arabia.
Phản ứng của quốc tế
Ngày 7/3, Liên hợp quốc đã bày tỏ quan ngại về vụ tấn công trên của Houthi. Trả lời phỏng vấn báo chí, ông Stephane Dujarric - người phát ngôn Tổng thư ký Liên hợp quốc, cho biết đây là diễn biến rất quan ngại. Theo ông Stephan, đó là quan ngại về an toàn tính mạng đối với thuyền viên trên các tàu chở hàng thương mại, những người không muốn bản thân rơi vào tình cảnh này. Vụ tấn công cũng gây quan ngại về kinh tế toàn cầu, ổn định khu vực, hệ sinh thái và kinh tế khu vực.
Ông Dujarric cũng cho biết Liên hợp quốc kêu gọi lực lượng Houthi chấm dứt mọi cuộc tấn công nhằm vào tàu bè quốc tế ở biển Đỏ.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller nói rằng Mỹ vẫn tiếp tục theo dõi những hoạt động của lực lượng Houthi trên Biển Đỏ vốn bỏ qua sự an toàn của thường dân vô tội.
Đại sứ quán Anh tại Yemen kêu gọi Houthi chấm dứt các cuộc tấn công nhằm vào tàu thương mại quốc tế đi lại trên Biển Đỏ.
Bộ Ngoại giao Philippines đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới thân nhân của 2 thủy thủ nước này thiệt mạng trong vụ tấn công của Houthi, đồng thời kêu gọi tiếp tục nỗ lực ngoại giao để giảm căng thẳng và giải quyết nguyên nhân của cuộc xung đột hiện nay ở Trung Đông.
Houthi tuyên bố phóng tên lửa trúng tàu chiến Mỹ Một phát ngôn viên của lực lượng Houthi cho biết ít nhất một quả tên lửa được phóng từ Yemen chiều 24/1 đã bắn trúng một tàu chiến Mỹ và buộc hai tàu thương mại của Mỹ phải rút lui. Tuy nhiên, Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM) tuyên bố rằng tất cả các tên lửa của Houthi đã bị bắn hạ....