EU chấm dứt thỏa thuận đán.h bắt cá với Senegal
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Liên minh châu Âu (EU) ngày 12/11 tuyên bố sẽ không gia hạn thỏa thuận đán.h bắt cá với Senegal, nêu rõ mối lo ngại trước tình trạng kiểm soát lỏng lẻo khiến việc khai thác cá diễn ra không bền vững và ảnh hưởng nặng nề đến nguồn lợi biển địa phương.
Ngư dân đán.h cá ở ngoài khơi bờ biển phía Đông Nam nước Anh. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Thông báo của Phái đoàn EU tại Senegal nêu rõ mối lo này xuất phát từ thiếu sót trong hệ thống giám sát đối với cả tàu cá trong nước và quốc tế hoạt động từ cảng Dakar.
Hồi đầu năm nay, EU đã đưa Senegal vào danh sách “quốc gia không hợp tác” trong cuộc chiến chống nạn đán.h bắt cá bất hợp pháp, với lý do rằng các biện pháp quản lý của quốc gia châu Phi này vẫn còn yếu kém, chưa thể đảm bảo sự bền vững cho nguồn cá.
Thỏa thuận đán.h bắt cá giữa EU và Senegal ký năm 2019 đã trở thành tâm điểm tranh cãi tại Senegal, khi nhiều ý kiến cho rằng tình trạng khai thác quá mức đang khiến nguồn cá cạn kiệt và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của ngư dân địa phương. Ngành thủy sản là nguồn sống của khoảng 16% dân số tại quốc gia này, và trước sự cạnh tranh khốc liệt từ các tàu lớn của nước ngoài, nhiều ngư dân Senegal đang gặp khó khăn trong việc kiếm sống. Trong khi đó, EU khẳng định các tàu của họ chỉ chiếm chưa đến 1% tổng sản lượng đán.h bắt ở vùng biển Senegal, cho rằng họ chỉ đóng góp một phần rất nhỏ vào tình trạng khai thác quá mức.
Khi thỏa thuận hiện tại hết hạn, các tàu châu Âu sẽ phải rời khỏi vùng biển Senegal và đồng thời chấm dứt các khoản đóng góp tài chính cho nước này. Hiện tại, Chính phủ Senegal vẫn chưa có phản hồi chính thức, nhưng Tổng thống Bassirou Diomaye Faye – người vừa đắc cử vào tháng 3 vừa qua – từng cam kết xem xét lại thỏa thuận này. Vào tháng 5, ông đã ủy quyền tiến hành một cuộc kiểm toán ngành thủy sản, nhưng cho đến nay kết quả vẫn chưa được công bố.
Ta.i nạ.n giao thông thảm khốc tại Senegal, trên 70 người thương vong
Tổng thống Senegal Macky Sall cho biết ít nhất 23 người đã thiệ.t mạn.g trong vụ ta.i nạ.n xe buýt nghiêm trọng tại miền Bắc nước này ngày 26/7.
Trong thông báo trên mạng xã hội Twitter, nhà lãnh đạo Senegal nhấn mạnh lời kêu gọi người dân thận trọng hơn nữa khi tham gia giao thông.
Cùng ngày, một quan chức lực lượng cứu hộ quốc gia xác nhận ít nhất 22 người đã thiệ.t mạn.g và 52 người bị thương trong vụ ta.i nạ.n trên xảy ra ở làng Ngeune Sarre, vùng Louga.
Bộ trưởng Nội vụ Antoine Felix Abdoulaye Diome đã trên đường đến hiện trường. Cơ quan chức năng cũng đã mở cuộc điều tra nhằm xác minh nguyên nhân vụ việc.
Hiện trường vụ ta.i nạ.n xe buýt ở Kaffrine, miền trung Senegal, ngày 8/1/2023. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trước đó, vào tháng 1 năm nay, 19 người đã thiệ.t mạn.g và 24 người bị thương trong một vụ va chạm giao thông gần vùng Louga. Tuần trước, khoảng 40 người thiệ.t mạn.g trong vụ ta.i nạ.n xe buýt ở trung tâm Senegal. Thảm kịch hồi tháng 1 năm nay đã gây ra một làn sóng ch.ỉ tríc.h nhà chức trách thiếu các chế tài chặt chẽ để ngăn chặn các vụ ta.i nạ.n giao thông nghiêm trọng.
Trong phản ứng ngay sau đó, Chính phủ Senegal đã công bố một danh sách dài các biện pháp, bao gồm lệnh cấm các chuyến xe chạy thâu đêm. Tuy nhiên, các chuyên gia vận tải cho rằng nhiều biện pháp không thực tế.
Hiện nay, không chỉ tại Senegal mà ở nhiều quốc gia Châu Phi, các phương tiện chất lượng kém, lái xe không tuân thủ luật giao thông và đường sá xuống cấp là những nguyên nhân chính khiến xảy ra nhiều vụ ta.i nạ.n nghiêm trọng.
Đảo chính khiến các nước châu Phi thiệt hại nặng nề về kinh tế Các quốc gia châu Phi trải qua đảo chính đều chịu thiệt hại lớn về kinh tế, khiến các nhà đầu tư e ngại. Tướng Brice Oligui Nguema tuyên thệ nhậm chức "Tổng thống chuyển tiếp" ở Gabon. Ảnh: AFP/TTXVN Theo hãng tin Reuters ngày 21/9, khi Gabon xảy ra đảo chính vào tháng trước, quốc gia này trở thành nước thứ 8...