EU cấp phép sử dụng vaccine ngừa sốt xuất huyết của Takeda
Ngày 8/12, vaccine ngừa sốt xuất huyết của hãng dược phẩm Takeda (Nhật Bản) đã được cấp phép sử dụng tại Liên minh châu Âu (EU) và trở thành vaccine thứ hai được phê chuẩn để phòng ngừa căn bệnh do muỗi lây truyền làm hàng triệu người nhiễm mỗi năm này.
Một trụ sở của hãng dược phẩm Takeda. Ảnh: AFP/TTXVN
Vaccine có tên thương mại là QDENGA, được chỉ định để dùng cho người từ 4 tuổi trở lên, nhằm ngăn chặn cả 4 chủng sốt xuất huyết.
Bốn chủng virus Dengue gây sốt xuất huyết là DEN1, DEN2, DEN3 và DEN4. Virus xâm nhập vào cơ thể người thông qua con đường hút máu của muỗi vằn Aedes aegypti và muỗi vằn Aedes albopictus. Trong đó, Aedes aegypti là nguyên nhân phổ biến gây bệnh. Sau khi nhiễm 1 trong 4 chủng sốt xuất huyết của virus Dengue thì sẽ miễn dịch suốt đời với chủng đó. Tuy nhiên, có thể nhiễm các chủng virus khác, nên một người có thể bị mắc bệnh tối đa 4 lần trong đời. Đáng quan ngại hơn, những lần mắc bệnh sau sẽ nặng hơn do ảnh hưởng của các phức hợp miễn dịch chéo.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Phần lớn các trường hợp mắc bệnh ở thể nhẹ có thể tự khỏi sau một tuần, tuy nhiên trong một vài tình huống hy hữu, bệnh có nguy cơ trở nặng và đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh nếu không điều trị kịp thời.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm, khoảng 20.000 – 50.000 người, hầu hết là trẻ em, đã tử vong vì sốt xuất huyết.
Dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp ở Pakistan sau mưa lũ
Số ca mắc sốt xuất huyết đang tiếp tục gia tăng ở Pakistan trong đợt dịch bùng phát sau mưa lũ nghiêm trọng ở quốc gia Nam Á này.
Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết được điều trị tại bệnh viện ở Lahore, Pakistan ngày 23/9/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Theo số liệu của giới chức y tế Pakistan công bố ngày 1/10, tỉnh Khyber Pakhtunkhwa ở Tây Bắc nước này ghi nhận 476 ca mắc sốt xuất huyết trong 24 giờ. Như vậy, từ đầu năm đến nay tỉnh Khyber Pakhtunkhwa phát hiện tổng cộng 8.961 ca sốt xuất huyết, trong đó hơn 2.000 ca vẫn đang được điều trị.
Tỉnh Punjab ở miền Đông Pakistan báo cáo thêm 389 ca mắc sốt xuất huyết, đưa tổng số ca mắc từ đầu năm đến nay lên 6.766 ca. Trong khi đó, tỉnh Sindh ở miền Nam ghi nhận thêm 329 ca, trong đó thành phố Karachi - thủ phủ của tỉnh, ghi nhận nhiều ca mắc nhất với 220 ca.
Lũ lụt do mưa gió mùa kỷ lục và sông băng tan chảy ở các vùng núi phía Bắc Pakistan đã cướp đi sinh mạng của gần 1.600 người và ảnh hưởng đến hơn 33 triệu người kể từ giữa tháng 6. Lũ lụt đã cuốn trôi nhiều nhà cửa, khiến hàng chục nghìn người mắc kẹt trên đường mà không có thức ăn, nước sạch để uống. Lũ lụt cũng khiến nông nghiệp và hạ tầng của Pakistan chịu thiệt hại nghiêm trọng.
Lũ rút dần cũng là lúc Pakistan đối mặt với thảm họa mới, khi hàng chục nghìn người bị tiêu chảy, kiết lị, sốt xuất huyết và sốt rét. Những người nghèo nhất là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Liên hợp quốc và Chính phủ Pakistan đã kêu gọi cộng đồng quốc tế viện trợ quốc tế khẩn cấp 160 triệu USD giúp nước này đối phó với một trong những thảm họa tồi tệ nhất lịch sử.
Bộ trưởng Kế hoạch, Phát triển và Sáng kiến đặc biệt Ahsan Iqbal cho biết Pakistan có thể mất 2 năm để hoàn tất công tác khắc phục hậu quả và tái thiết sau các trận lũ vừa qua.
Pakistan cảnh báo nguy cơ dịch bệnh vượt ngoài tầm kiểm soát sau thảm họa lũ lụt Ngày 20/9, giới chức Pakistan cảnh báo nguy cơ các bệnh lây truyền qua đường nước vượt ngoài tầm kiểm soát sau thảm họa lũ lụt ở nước này. Khu vực bị ảnh hưởng bởi lũ lụt tại huyện Jamshoro, tỉnh Sindh, Pakistan ngày 18/9/2022. Ảnh: THX/TTXVN Phát biểu tại thủ đô Islamabad, Bộ trưởng Kế hoạch Pakistan Ahsan Iqbal, người đứng đầu...