EU cần dỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga nếu thỏa thuận Minsk được thực thi
Các chuyên gia cho rằng, chẳng có lý do gì để tiếp tục các lệnh trừng phạt Nga liên quan đến tình hình Ukraine nếu thỏa thuận Minsk được tôn trọng.
Theo Sputnik News, ngày 11/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã gặp nhau tại thủ đô Minsk của Belarus trong vòng gần 15 giờ và đã nhất trí về một loạt các biện pháp nhằm chấm dứt cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine, bao gồm việc các bên ngừng bắn vô điều kiện, chính quyền Kiev phải cải cách Hiến pháp để trao quyền nhiều hơn cho các địa phương và việc rút binh sĩ cũng như các trang thiết bị quân sự khỏi miền Đông Ukraine.
Lãnh đạo Pháp, Nga, Đức và Ukraine tại Hội nghị Minsk (Ảnh AP)
Trong trường hợp các biện pháp này được thực thi đầy đủ, thì các lệnh trừng phạt hiện nay của EU nhằm vào Nga phải được chấm dứt ngay lập tức.
Không có lý do gì để tiếp tục các lệnh trừng phạt
Ông Arkady Moshes thuộc Viện Các vấn đề Quốc tế tại Phần Lan cho rằng: “Dần dần, EU sẽ phải dỡ bỏ mọi lệnh cấm vận. Các lệnh trừng phạt này được họ đưa ra để buộc các bên phải tuân thủ thỏa thuận Minsk. Vì vậy, nếu mọi điều kiện của thỏa thuận Minsk đều được đáp ứng thì EU không có lý do gì để duy trì các lệnh trừng phạt này”.
“Nếu EU không dỡ bỏ các lệnh cấm vận thì Nga sẽ chẳng còn động lực gì để tham gia vào tiến trình hòa bình tại miền Đông Ukraine. EU sẽ cho thấy họ đang thể hiện một bộ mặt rất tồi tệ nếu như họ không làm như vậy”, ông Richard Sakwa làm việc cho chương trình Nga và Á-Âu tại Chatham House chia sẻ.
Video đang HOT
EU hiện đang chịu áp lực phải làm rõ quan điểm của mình về việc dỡ bỏ các lệnh cấm vận đối với Nga, đặc biệt là sau khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 12/2 khẳng định, Mỹ “đã cân nhắc việc dỡ bỏ các lệnh cấm vận đối với Nga từ thỏa thuận Minsk vào tháng 9/2014 và giờ thỏa thuận này đã được thực thi”.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, việc thực thi đầy đủ tất cả các biện pháp được nêu ra trong thỏa thuận Minsk sẽ khó có thể đạt được một sớm một chiều.
Thỏa thuận Minsk-2 mới chỉ là bước khởi đầu?
Dù đã đạt được những kết quả khả quan trong cuộc đàm phán tại Minsk vào tháng 2 vừa qua (còn gọi là Minsk-2 để phân biệt với cuộc đàm phán Minsk-1 diễn ra vào tháng 9/2014), các bên vẫn chưa thể đạt được một giải pháp cuối cùng cho cuộc khủng hoảng Ukraine.
“Minsk-2 không mở ra một triển vọng về một nền hòa bình tức thì mà là một tiến trình hòa bình cho miền Đông Ukraine”, ông Sakwa nhận định.
Trong khi đó, ông Arkady Moshes lại cho rằng: “Thỏa thuận Minsk-2 thể hiện sự thống nhất của các bên nhằm chấm dứt tình trạng thù địch vô nghĩa tại miền Đông Ukraine”. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc các bên sẽ thực thi ngay mọi điều khoản của thỏa thuận Minsk-2.
“Việc thực thi thỏa thuận này không phải là sự đảm bảo cho bất kỳ điều gì”, ông Moshes nhận định và cảnh báo, việc lệnh ngừng bắn chỉ được thực thi vào ngày 15/2 đồng nghĩa với việc các bên có thêm hai ngày để tiếp tục giao chiến với nhau.
Ông Moshes cũng cho rằng, những rào cản trong việc thực thi thỏa thuận Minsk-2 hầu hết đều là do tác động của “những mưu đồ chính trị”. Ông khẳng định, không có gì bảo đảm rằng phe đối lập có thể đồng thuận với chính quyền Kiev về việc thay đổi Hiến pháp của Ukraine.
Ngoài ra, ông Sakwa cho rằng, một rào cản nữa trong việc thực thi thỏa thuận này là việc “vẫn còn có những đảng phái ưa chuộng chiến tranh và có tiếng nói quyết định tại Kiev”.
Bất chấp những rào cả nói trên, các chuyên gia đều bày tỏ hy vọng rằng sớm hay muộn thì các giải pháp được nêu ra trong thỏa thuận Minsk-2 sẽ được thực thi. Nếu điều này xảy ra, Nga sẽ chờ mong một phản ứng tức thì từ phía EU trong việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga./.
Theo Trần Khánh/VOV.VN
Báo Nga: Lãnh đạo Anh, Đức và Pháp thống nhất áp đặt các biện pháp trừng phạt mới chống lại Nga
Trong bối cảnh tiến trình điều tra vụ tai nạn rơi máy bay Malaysia tại miền Đông Ukraina đối mặt không ít khó khăn và vẫn "dậm chân tại chỗ", ngày 20/07/2014 Thủ tướng Anh David Cameron đã tiến hành các cuộc điện đàm với người đồng cấp Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande về diễn biến tình hình của các cuộc điều tra này.
Qua đó, "Các bên đã đồng ý rằng Liên minh Châu Âu (EU) nên xem xét lại thái độ đối với Nga, và Ngoại trưởng các nước nên sẵn sàng đi đến thống nhất áp đặt lệnh trừng phạt bổ sung đối với Nga trong khuôn khổ cuộc họp của Hội đồng Đối ngoại EU sẽ diễn ra vào ngày 22/07/2014 tới".
Đại diện Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết: "Cả ba nhà lãnh đạo đã đi đến thỏa thuận rằng, mối ưu tiên nhất hiện nay là đảm bảo việc tiếp cận toàn diện và tự do vào các hiện trường vụ tai nạn, cũng như đảm bảo việc nhận các thi thể của nạn nhân và mang về cố quốc".
Thủ tướng Anh David Cameron, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel
Các nhà lãnh đạo của ba nước cũng yêu cầu Tổng thống Putin cần thuyết phục các lực lượng dân quân hỗ trợ việc tiếp cận hiện trường vụ tai nạn "càng sớm càng tốt".
Biện pháp trừng phạt mới của Châu Âu
Ngày 19/07/2014, Hội đồng Liên minh Châu Âu đã bổ sung một danh sách mở rộng các tiêu chí để đưa các công ty Nga vào danh sách đen của EU.
"Do mức độ nghiêm trọng của những diễn biến ở Ukraina, tất cả các quỹ, tài sản của cá nhân và tổ chức góp phần ủng trợ tài chính hoặc cơ sở vật chất cho các hành động vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền và độc lập của Ukraina; cũng như góp phần cản trở các tổ chức quốc tế tiến hành các cuộc điều tra ở Ukraina cần phải &'đóng băng' ngay lập tức", tuyên bố chung cho biết.
Trước đó, ngày 16/07/2014 Tổng thống Barack Obama đã tuyên bố Mỹ sẽ áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với Nga. Theo đó, các cá nhân cũng như tổ chức tài chính, công ty quốc phòng Nga phải chịu sự áp đặt trừng phạt đơn phương từ phía Mỹ. Bộ Tài chính Mỹ cho biết, những biện pháp trên là đòn trừng phạt mạnh mẽ nhất của Washington đối với nền kinh tế Nga từ trước đến nay.
Phản ứng trước quyết định này, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, các biện pháp trừng phạt đang khiến cho quan hệ Nga - Mỹ lâm vào bế tắc và khiến Nga thiệt hại nghiêm trọng. Bất kỳ biện pháp trừng phạt nào cũng điều xấu, chúng không thêm bất kỳ sự lạc quan nền kinh tế, và không bao giờ mang lại giải pháp nào đối với tình hình hiện tại.
Thanh Vân (dịch từ itar-tass)
Theo NTD
Miền đông Ukraine trưng cầu dân ý Hôm nay 11.5, hai vùng Donetsk và Lugansk ở miền đông Ukraine sẽ tiến hành cuộc trưng cầu dân ý về việc tách khỏi quốc gia này. Một tay súng thân Nga đứng cạnh một thùng quyên tiền trước tòa nhà chính quyền ở thành phố Lugansk - Ảnh: Reuters Công tác chuẩn bị cho cuộc trưng cầu dân ý đã diễn ra...