EU cấm vận Nga, ai ‘mệt’?
Nga chỉ trích Liên minh châu Âu (EU) là “thiển cận” sau khi khối này ngày 21.12 thông qua quyết định kéo dài lệnh cấm vận Nga thêm 6 tháng.
Quan hệ Nga – EU đang giữa giai đoạn sóng gió – Ảnh: Reuters
“Thay vì xây dựng quan hệ hợp tác tích cực để đối đầu với những thách thức lớn trong thời đại chúng ta như chống khủng bố, EU lại thích tiếp tục chơi trò cấm vận thiển cận”, Bộ Ngoại giao Nga ngày 21.12 tuyên bố. Tuyên bố cũng chỉ trích rằng việc đem Ukraine ra làm lý do để cấm vận Nga là “vô căn cứ”, theo đài RT (Nga).
Trước đó, lãnh đạo 22 nước EU đã đồng thuận sẽ kéo dài lệnh cấm vận kinh tế Nga thêm 6 tháng. Lệnh cấm vận đã được áp đặt sau vụ việc lãnh thổ Crimea thuộc Ukraine được sáp nhập vào Nga hồi tháng 3.2014.
Cùng với lệnh cấm vận của Mỹ và giá dầu giảm xuống mức thấp, nền kinh tế Nga đang gặp nhiều khó khăn.
Video đang HOT
Tuy nhiên, lệnh cấm vận cũng gây không ít trở ngại cho các thành viên EU trong bối cảnh các nước châu Âu cũng đang trong giai đoạn rất khó khăn với hàng loạt biến cố bất lợi: vụ khủng bố ở Paris, Hy Lạp suýt nữa phải ra khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), dòng người tị nạn đổ về châu Âu…
Và sự mệt mỏi vì lệnh cấm vận đã thể hiện rõ bên trong nhiều thành viên, bao gồm cả những “ông lớn” như Ý và Pháp, những nước đã có quan hệ thương mại lâu dài với Nga trong lĩnh vực năng lượng. Tờ The Washington Post đưa tin Thủ tướng Ý Matteo Renzi trước đó đã hoãn việc phê chuẩn kéo dài cấm vận đến khi gặp cho được Thủ tướng Đức Angela Merkel để “hỏi chuyện” bà này vì chơi trò “nước đôi” theo như tố cáo của Ý. Tất cả đến từ Nord Stream-2, kế hoạch hợp tác giữa Nga và Đức trong việc xây dựng một đường ống khí đốt chạy xuyên qua biển Baltic.
Nhiều nước châu Âu đang muốn bắt tay chặt chẽ hơn với Nga để giải quyết vấn đề người tị nạn, nhưng “vướng” lệnh cấm vận – Ảnh: Reuters
Ông Renzi chỉ trích bà Merkel ép các quốc gia EU khác đồng ý cấm vận Nga, trong khi bản thân Đức thì làm chuyện trái ngược hoàn toàn với tinh thần lệnh cấm. Sở dĩ ngài thủ tướng Renzi “cay” là vì một dự án xây dựng đường ống khí đốt khác hợp tác giữa Nga, Ý và nhiều nước khác mang tên South Stream đã bị hủy bỏ ngay trước Nord Stream-2.
Ngoài ra, Bulgaria, một thành viên EU khác lẽ ra cũng đã được chia phần từ dự án South Stream cũng đã than phiền về lệnh cấm vận.
Trong vấn đề người tị nạn, nhiều nhà lãnh đạo EU muốn tăng cường hợp tác với Nga nhằm cố gắng chấm dứt cuộc nội chiến ở Syria, giải quyết được gốc rễ vấn đề tị nạn đổ về châu Âu. Muốn bắt tay “thật tình” với Nga, tất nhiên EU không thể cùng lúc cấm vận nước này, điều mà Mỹ lại rất muốn duy trì.
Tổng thống Nga Vladimir Putin mới hôm 20.12 mỉa mai rằng EU chẳng qua chỉ là cánh tay nối dài của Mỹ. Ông Putin nói trên kênh truyền hình Nước Nga 1: “EU chẳng hề theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập. Họ đã hủy bỏ nó hoàn toàn rồi”.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
EU gia hạn cấm vận với Nga đến cuối tháng 7.2016
Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục gia hạn cấm vận kinh tế đối với Nga thêm sáu tháng nữa để trừng phạt Moscow vì những gì Nga đã làm với Ukraine.
EU thống nhất tiếp tục gia hạn cấm vận đối với Nga - Ảnh: Reuters
Báo chí Nga cho biết, sau cuộc họp xem xét hành động của châu Âu đối với Nga, nghị viện của khối này thống nhất vẫn duy trì lệnh cấm vận đối với Moscow đến cuối tháng 7.2016.
"Ở Brussels, quyết định gia hạn trừng phạt đã được thống nhất bởi các thành viên của EU. Quyết định này liên quan đến thỏa thuận Minsk", ông Elmar Brok, người đứng đầu Ủy ban đối ngoại của Nghị viện châu Âu được Interfax trích phát biểu hôm 18.12. Quyết định sẽ chính thức công bố vào tuần tới.
Ông Brok cho biết, lệnh trừng phạt chỉ được dỡ bỏ khi thoả thuận Minsk được thực hiện hoàn toàn nhằm mang lại ổn định cho miền đông Ukraine.
"Cấm vận có liên quan đến vấn đề của Ukraine sẽ được dỡ bỏ ngay khi thỏa thuận Minsk được các bên, bao gồm cả Ukraine, thực hiện đầy đủ và khi sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine được đảm bảo", ông Brok nói.
Thỏa thuận Minsk được ký kết hồi tháng 2.2015 giữa các nước gồm Nga, Belarus, Ukraine, Đức và Pháp nhằm duy trì hòa bình cho Ukaine, nhất là khu vực phía đông nước này, nơi đang có giao tranh giữa quân chính phủ Ukraine và những lực lượng nổi dậy chống chính phủ do Nga ủng hộ.
EU và Mỹ áp dụng lệnh trừng phạt đối với một số doanh nghiệp và cá nhân người Nga hồi năm 2014 sau khi Moscow sáp nhập Crimea của Ukraine vào Nga. Lệnh cấm vận đã gây khó khăn cho nền kinh tế của Nga trong một năm qua. Hồi tuần trước, Ý đã đề nghị bỏ lệnh cấm vận này.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Tổng thống Putin hôm nay họp báo với gần 1.400 phóng viên Tổng thống Vladimir Putin hôm nay tổ chức họp báo cuối năm với gần 1.400 phóng viên tại thủ đô Moscow, giải đáp những câu hỏi về kinh tế Nga và tình hình quốc tế. Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: RIA Novosti. Cuộc họp báo sẽ diễn ra vào 9h GMT (16h giờ Hà Nội). Sự kiện năm nay có gần 1.400...