EU: Bỏ nguyên tắc, giữ thành viên
Sau 2 ngày thương thảo căng thẳng, EU và Anh đã đạt được thỏa thuận mà Thủ tướng David Cameron cần có để thuyết phục cử tri nước này chấp nhận tiếp tục là thành viên EU trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 23.6.
Thủ tướng Anh David Cameron (trái) và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk trong một lần gặp nhau hồi tháng 6.2015 – Ảnh: Reuters
Dù vẫn phải nhượng bộ nhất định, thỏa thuận mới được coi là thắng lợi lớn đối với ông Cameron. Ông đã thành công với việc biến tổ chức liên minh mà Anh là một thành viên trở thành con tin cho chuyện chính trị xã hội nội bộ của London.
Vị thủ tướng này chủ định chơi canh bạc “được ăn cả, ngã về không” và đã giành được chiến thắng ban đầu. Nhưng tất cả vẫn chưa kết thúc bởi kể cả sau khi có thỏa thuận nói trên, chưa ai dám chắc là kết quả trưng cầu sắp tới ở Anh sẽ đáp ứng mong đợi và suy tính của ông Cameron.
EU giữ được Anh, ít nhất thì cũng cho tới phán quyết vào tháng 6 của cử tri nước này. Nhưng EU đã phải trả giá rất đắt về mọi phương diện. Chỉ riêng việc bị thành viên công khai mặc cả để tiếp tục ở lại đủ để làm EU mất thể diện, tổn hại uy danh và suy yếu. EU không có lựa chọn nào khác ngoài chấp nhận nhượng bộ để Anh không rời bỏ liên minh. Nhưng nếu phải nhượng bộ cả nguyên tắc tổ chức và định hướng chiến lược như vừa phải làm thì đâu có khác gì EU bị London khống chế.
Video đang HOT
Một khi từ bỏ cả nguyên tắc chung để giữ một thành viên thì có thể dễ dàng nhận thấy trong liên minh này có rất nhiều vấn đề, bất cập về cả tôn chỉ mục đích lẫn tổ chức và thể chế. EU giữ được Anh nhưng tạo tiền lệ nguy hiểm tới tương lai của khối.
La Phù
Theo Thanhnien
Thủ tướng Cameron lại cảnh báo Anh có thể rút khỏi EU
Thủ tướng Anh David Cameron ngày 10.11 cảnh báo Anh có thể rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) nếu EU không cải tổ theo những yêu cầu của Anh.
Thủ tướng Anh David Cameron phát biểu tại thủ đô London, Anh ngày 10.11.2015 - Ảnh: Reuters
Trong bài phát biểu nêu rõ những yêu cầu của Anh về việc cải tổ EU, ông Cameron cảnh báo đã sẵn sàng "suy nghĩ lại" về việc Anh rút khỏi EU nếu ông không thể đạt được thỏa thuận với EU, theo AFP.
Ông Cameron đưa ra tuyên bố trên ngay sau khi ông gửi một lá thư đến chủ tịch EU Donald Tusk, trong đó đưa ra một danh sách những yêu cầu, và nếu những yêu cầu này không được đáp ứng thì Anh dự kiến tiến hành cuộc trưng cầu dân ý rút khỏi EU vào năm 2017.
"Cuộc trưng cầu dân ý... sẽ là lựa chọn một lần trong một thế hệ. Đây là quyết định lớn cho đất nước chúng tôi - có lẽ cũng là quyết định lớn nhất chúng tôi sẽ đưa trong suốt cuộc đời mình", ông Cameron nói.
Thủ tướng Cameron cho biết ông tự tin sẽ đạt được thỏa thuận với EU, nhưng ông sẽ không loại trừ việc tiến hành chiến dịch "Brexit" (tức Anh rút khỏi EU).
"Nếu chúng tôi không thể đạt được thỏa thuận và nếu những mối quan ngại của Anh không được giải tỏa, mà tôi không tin rằng sẽ xảy ra, thì chúng tôi sẽ phải suy nghĩ lại về việc liệu EU có còn thật sự cần thiết đối với chúng tôi hay không", theo ông Cameron.
Thủ tướng Cameron có bài phát biểu này ba năm sau khi ông lần đầu tiên cam kết tiến hành cuộc trưng cầu dân ý về việc "đi hay ở lại" EU.
Anh gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu vào năm 1973, và khi EU được thành lập năm 1993, thì Cộng đồng Kinh tế châu Âu biến đổi thành Cộng đồng châu Âu, trở thành một trong 3 trụ cột của EU. Nhưng Anh không dùng đồng euro khi đồng tiền chung của EU được đưa vào sử dụng vào năm 2002.
Trong lá thư gửi chủ tịch EU, ông Cameron đưa ra 4 lĩnh vực lớn yêu cầu EU cải tổ: người di cư đến EU phải cống hiến trong vòng 4 năm mới được đòi hỏi các quyền lợi, đảm bảo công bằng giữa các quốc gia thành viên EU tham gia và không tham gia khối đồng tiền chung euro (Eurozone), yêu cầu EU trao cho Anh quyền không tham gia bản tuyên bố thắt chặt quan hệ trong khối, và EU phải cho phép Quốc hội những nước thành viên có quyền cùng họp bàn để phản đối những dự luật mới.
Hội nghị thượng đỉnh EU vào tháng 12 tới sẽ bàn về những yêu cầu của Anh. Ủy ban châu Âu ngay lập tức phản ứng trước bài phát biểu của ông Cameron, cho biết một số yêu cầu của Anh là "cực kỳ khó hiểu".
Nhưng ông Cameron khẳng định những yêu cầu của Anh không phải là "sứ mạng bất khả thi". Sau khi tái đắc cử hồi tháng 5.2015, ông Cameron đã nhắc lại tuyên bố biến cuộc trưng cầu dân ý thành hiện thực. Các quan chức cấp cao và chuyên gia nhận định cuộc trưng cầu dân ý có thể được tiến hành vào đầu năm 2016.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
EU nhất trí thoả thuận giữ Anh ở lại liên minh Các lãnh đạo Liên minh châu Âu hôm qua nhất trí với thoả thuận mới, mở đường cho một trưng cầu dân ý về việc Anh tiếp tục là thành viên của khối 28 nước này. Thủ tướng Anh David Cameron (giữa) cùng các lãnh đạo châu Âu tại hội nghị thượng đỉnh của EU ở Bỉ hôm qua. Ảnh: LATimes "Đã xong....