EU: Biểu tình lớn phản đối cắt giảm chi tiêu
Việc làm và tăng trưởng là vấn đề chính trong các cuộc họp bàn của Liên minh châu Âu trong cuộc họp thượng đỉnh tại thủ đô Brusssels (Bỉ) hôm 14/3 trong lúc nhiều cuộc biểu tình lớn xảy ra bên ngoài hội nghị.
Pháp, Italia và một số nước thúc đẩy chính sách chi tiêu thúc đẩy tăng trưởng, trong khi Đức đề xuất áp dụng nhiều biện pháp thắt lưng buộc bụng.
Hàng ngàn người biểu tình tập trung bên ngoại địa điểm diễn ra hội nghị thượng đỉnh để phản đối việc cắt giảm chi tiêu chính phủ, dẫn tới số lượng việc làm bị cắt giảm.
Khu vực sử dụng đồng tiền chung euro lâm vào suy thoái kinh tế trong hơn 1 năm qua, tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức gần 12%.
Khoảng 26 triệu người ở 27 quốc gia thành viên của EU, trong đó có 7 triệu người trẻ, đang không có việc làm.
Tổng thống Pháp Francois Hollande kiên quyết với chính sách tăng chi tiêu công để hỗ trợ phát triển
Tổng thống Pháp Francois Hollande kêu gọi Hội đồng châu Âu cần linh hoạt hơn trong việc đề ra các mục tiêu ngân sách.
Do chịu tác động lớn của cuộc khủng hoảng nợ, Pháp có khả năng sẽ không đáp ứng được các mục tiêu thâm hụt ngân sách trong năm nay.
Video đang HOT
Thủ tướng Italia sắp mãn nhiệm Mario Monti cho rằng Italia và các thành viên khác của EU đang đối mặt với nhiều áp lực tài chính công, nên cần được phép chi tiêu nhiều hơn để tạo thêm việc làm.
Ngược lại, Thủ tướng Đức Angela Merkel bảo vệ chính sách khắc khổ, vì cho rằng “củng cố ngân sách, cải tổ cấu trúc và tăng trưởng không mâu thuẫn mà hỗ trợ lẫn nhau”.
Bà Merkel rất quyết liệt trong việc giữ châu Âu tập trung thực hiện các nguyên tắc ngân sách, ngăn chặn sự mất niềm tin vào sự ổn định của khu vực đồng euro.
Phát biểu trước báo giới, một quan chức EU cho rằng tổ chức này sẽ kêu gọi thực hiện các biện pháp thắt chặt thu thuế để ngăn chặn nhiều công ty, bao gồm cả công ty lớn, lợi dụng sự phức tạp của luật thương mại để giảm thuế phải nộp.
Kết thúc cuộc họp, Pháp và Italia đã giành được sự ủng hộ của đa số thành viên đối với chính sách hỗ trợ tăng trưởng.
“Đường lối được thống nhất là cân bằng nhu cầu đầu tư công với các nguyên tắc tài khóa để tiến tới ổn định và phát triển”, hội nghị kết luận.
Theo 24h
Tuần lạc quan của kinh tế Mỹ
Chỉ số Dow Jones lên cao kỷ lục 5 năm, tỷ lệ thất nghiệp xuống thấp nhất từ năm 2008 và tăng trưởng GDP thực của nước này có thể đạt 3% năm nay.
Chứng khoán Mỹ đã có một tuần rất khởi sắc khi cả S&P 500 và chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng 6 phiên liên tiếp. Mở màn cho chuỗi tăng điểm ấn tượng này là ngày 5/3, khi Dow Jones tăng tới 0,9%, lên mốc cao nhất kể từ tháng 10/2007. S&P 500 cũng cộng thêm 1% và mạnh nhất là Nasdaq với 1,3%.
Nguyên nhân chủ yếu khiến Wall Street tăng điểm là tâm lý lạc quan rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ duy trì các biện pháp hỗ trợ phục hồi kinh tế. Ngày 4/3, Phó chủ tịch FED - Janet Yellen đã lên tiếng kêu gọi chính cơ quan này giữ nguyên chương trình mua lại trái phiếu trị giá 85 tỷ USD mỗi tháng. Dù vậy, FED vẫn nên theo sát các chi phí và rủi ro tiềm ẩn của chương trình với quy mô lớn chưa từng có này. Chỉ số nhóm ngành phi sản xuất (chiếm 90% kinh tế Mỹ) do Viện quản lý nguồn cung Mỹ công bố cũng tăng nhẹ trong tháng 2, lên mốc 56.
Chứng khoán Mỹ có tuần tăng điểm dài nhất kể từ tháng 1. Ảnh: Bloomberg.
Bên cạnh đó, việc Trung Quốc cam kết hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cũng khiến chứng khoán toàn cầu thêm phấn khích. Trong phiên họp Quốc hội khai mạc hôm 5/3, Chính phủ nước này đã quyết định giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng 7,5% năm nay, đồng thời lên kế hoạch tăng chi tiêu tài khóa thêm 10%.
Kết thúc tuần, cả S&P 500 và Dow Jones đều tăng 2,2%. Đây cũng là tuần tăng điểm mạnh nhất của chứng khoán Mỹ kể từ tháng 1.
Cùng với việc thị trường nhà đất Mỹ đang ấm lên, Brad Stratton, cựu nhân viên ngân hàng Merrill Lynch nhận định chứng khoán tăng kỷ lục có thể khuyến khích người giàu chi tiêu mạnh. Ông cho biết: "Họ đã nhìn thấy cơ hội, cả về đầu tư và thay đổi phong cách sống".
Những người đang nắm giữ cổ phiếu hay bất động sản cảm thấy mình giàu lên và tự tin hơn. Do đó, họ có thể thoải mái chi tiền cho việc sửa sang nhà cửa, tậu ôtô đắt tiền hay đi ăn ở nhà hàng. Những hành động này sẽ càng làm tăng GDP và tạo ra nhiều việc làm.
Theo một báo cáo của FED công bố ngày 7/3, người dân Mỹ đang giàu nhất trong vòng 5 năm qua. Giá trị tài sản ròng của các hộ gia đình và tổ chức phi lợi nhuậnở nước này đã đạt 66.100 tỷ USD quý cuối năm ngoái, cao nhất kể từ quý 4/2007. Chi tiêu của người Mỹ cũng được hỗ trợ nhờ lãi suất cơ bản vẫn được FED duy trì ở mức gần 0%.
Theo số liệu được Bộ Lao động nước này công bố ngày 8/3, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đã giảm từ 7,9% hồi đầu năm xuống còn 7,7% tháng 2. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 12/2008. Tổng cộng, trong tháng đã có thêm 236.000 việc làm được tạo ra. Các ngành ôtô, xây dựng và bán lẻ dẫn đầu danh sách tạo việc làm, đánh bật nỗi lo lắng về ảnh hưởng của chính sách cắt giảm chi tiêu tự động trị giá 85 tỷ USD trong năm nay.
Tuy tỷ lệ thất nghiệp còn dưới mục tiêu 6,5%, FED vẫn rất lạc quan. Chủ tịch FED Ben Bernanke cho biết: "Cùng với sự phục hồi của tăng trưởng, tình hình việc làm cũng đang từng bước cải thiện. Chúng tôi kỳ vọng sẽ có thay đổi đáng kể trong triển vọng lao động thời gian tới".
Bill Gross, Giám đốc Quỹ đầu tư trái phiếu lớn nhất thế giới Pimco (Mỹ) cũng nâng gấp đôi dự đoán của ông về tăng trưởng thực GDP Mỹ lên 3% năm nay. Trước đó, Gross cho rằng Mỹ chỉ có thể tăng 1,25% - 1,75%. Ông giải thích đó là do thị trường nhà đất ấm lên, cùng với GDP danh nghĩa dự kiến là 5%. Gross cũng trấn an dư luận rằng tốc độ tăng trưởng việc làm lớn hơn dự kiến sẽ không làm thay đổi các chính sách của FED. Trước đó, Bernanke đã tuyên bố sẽ tiếp tục kích thích cho đến khi nào thị trường việc làm có cải thiện đáng kể.
Các sự kiện nổi bật khác trong tuần:
1. Trung Quốc duy trì mục tiêu tăng trưởng 7,5% năm nay.
2. Fitch hạ một bậc xếp hạng tín dụng của Italy xuống BBB sau kết quả bầu cử bế tắc.
3. Barclays (Anh) lên kế hoạch sa thải 40.000 nhân viên để chuyển sang ngân hàng tự động.
4. Carlos Slim tiếp tục là người giàu nhất thế giới với 73 tỷ USD, theo Forbes.
Theo VNE
Khắc khổ quá mức Chính phủ Italia đã áp dụng chính sách "thắt lưng buộc bụng" khắc khổ nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công song chính sách này đã đi quá đà, gây ra những hệ lụy nghiêm trọng. Thanh niên Italia biểu tình đòi việc làm và phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng Phát biểu ngày 22-2, Phó Chủ tịch Ủy...