EU bắt tay Nga, Trung đối kháng thế trừng phạt ào ạt Mỹ vào Iran
Bất chấp sức mạnh trừng phạt Mỹ, cuộc họp giữa các nước thành viên còn lại trong thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 đã đưa ra những tín hiệu tốt.
Liên minh châu Âu (EU) sẽ thiết lập một cơ chế pháp nhân để tạo thuận lợi cho các giao dịch tài chính hợp pháp với Iran nhằm duy trì giao thương, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU, bà Federica Mogherini ngày 24/9 cho biết sau cuộc họp cấp bộ trưởng của các nước còn lại trong thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 ( JCPOA).
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Federica Mogherini nói về việc duy trì JCPOA. (Nguồn: AP)
Đọc tuyên bố chung của hội nghị các thành viên Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA), bà Federica Mogherini cho biết, nhóm năm quốc gia đã xác nhận cam kết của họ đối với thỏa thuận này và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng một cơ chế thanh toán nhằm giúp hoạt động giao thương của Iran với thế giới được tiếp tục trong bối c ảnh phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt của Mỹ.
Những nước tham gia kế hoạch này – Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga và Iran – cũng xác nhận tầm quan trọng của việc bảo vệ các công ty đang trao đổi thương mại vớiTehran.
Phát biểu cùng với Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif, bà Mogherini cho biết : “Suy tính đến tính cấp thiết và việc cần phải có những kết quả hữu hình, những bên tham gia hoan nghênh các đề xuất mang tính thực tế để duy trì và phát triển các kênh thanh toán, đặc biệt là sáng kiến lập ra một phương tiện chuyên dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản thanh toán liên quan đến xuất khẩu của Iran, bao gồm dầu mỏ và cả hoạt động nhập khẩu”.
Video đang HOT
“Các quốc gia thành viên EU sẽ lập ra một thực thể có tư cách pháp nhân để tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch hợp pháp với Iran, điều sẽ cho phép các công ty châu Âu làm việc với Iran theo luật pháp châu Âu. Thực thể này cũng sẽ mở đối với những người tham gia khác”.
Bà Mogherini cũng nhấn mạnh rằng quyết định về việc lập ra thực thể này đã được đưa ra.
“Những bên tham gia nhận thấy rằng Iran vẫn tiếp tục thực hiện đầy đủ và hiệu quả các cam kết hạt nhân – điều đã được 12 báo cáo liên tiếp của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) xác nhận”, bà Mogherini nói.
Theo toquoc
EU "dốc hầu bao" chứng minh đủ sức cứu rỗi thỏa thuận hạt nhân Iran
Liên minh Châu Âu đồng ý chi 18 triệu euro viện trợ phát triển cho Tehran trong nỗ lực ngăn chặn ảnh hưởng của việc Mỹ tái cấm vận với Iran và cứu vãn thỏa thuận hạt nhân năm 2015.
Cao ủy phụ trách đối ngoại EU Federica Mogherini. Ảnh: AM.
Các biện pháp được công bố trong tuyên bố hôm 23.8 của Cao ủy phụ trách đối ngoại EU Federica Mogherini. Bà một lần nữa khẳng định lại cam kết của Châu Âu trong nỗ lực chung với Iran để duy trì thỏa thuận mà không có Mỹ.
Gói viện trợ ngày 23.8 là một phần trong gói 50 triệu euro dành cho Tehran trong ngân sách EU.
Trong tuyên bố, bà Mogherini nói: "Gói mới này sẽ mở rộng quan hệ trong lĩnh vực kinh tế và có lợi ích trực tiếp cho công dân của chúng tôi".
Trong biện pháp mới này, EU phân bổ tám triệu euro cho khu vực tư nhân của Iran, bao gồm hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và tổ chức xúc tiến thương mại của Iran.
Khoản 8 triệu euro khác dự kiến sẽ chi cho các dự án môi trường trong khi khoảng 2 triệu euro sẽ chi cho khắc phục những tác động của ma túy.
Động thái này là bước tiến mới nhất trong một loạt các biện pháp của EU nhằm đáp ứng yêu cầu của Iran về những bước đi thực tế của Châu Âu để duy trì thỏa thuận này.
Trong tháng 5, khi Washington đơn phương từ bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran, các đối tác khác trong đó có Pháp, Anh, Đức, Nga và Trung Quốc đã cam kết sẽ bảo vệ thỏa thuận có tên gọi là Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA).
EU hiện đang có các động thái nhằm duy trì quan hệ thương mại với Iran. Tehran từng cho biết sẽ chỉ duy trì thỏa thuận này khi đạt được các lợi ích kinh tế như thỏa thuận JCPOA.
Ngày 6.8 - cùng ngày đợt lệnh cấm đầu tiên của Mỹ với Iran, EU kích hoạt bản cập nhật Đạo luật Ngăn chặn (Blocking Statute) nhằm ngăn chặn các công ty Châu Âu tuân thủ các biện pháp trừng phạt của Mỹ với Iran.
EU cũng cảnh báo có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt với các công ty ngừng kinh doanh với Iran theo lệnh cấm của Mỹ.
Liên minh Châu Âu đã lên kế hoạch mở các tài khoản ngân hàng cho Iran để tạo điều kiện giao dịch trực tiếp với nước này và không phụ thuộc vào hệ thống tài chính của Mỹ. Đầu tuần này, Đức cho biết các nước Châu Âu cần áp dụng các hệ thống thanh toán độc lập với Mỹ nếu muốn duy trì JCPOA. Anh đã mở lại một tài khoản ngân hàng của Đại sứ quán Iran tại nước này vốn bị đóng theo các biện pháp trừng phạt quốc tế đối với Iran từ năm 2009.
Giai đoạn đầu trong lệnh tái trừng phạt của Mỹ sau khi rút khỏi JCPOA nhắm mục tiêu vào sự tiếp cận của Iran với đồng USD, việc kinh doanh kim loại, than đá, phần mềm công nghiệp và lĩnh vực ôtô. Giai đoạn thứ hai, sẽ bắt đầu từ đầu tháng 11, nhằm tác động vào lĩnh vực giao thương dầu mỏ và Ngân hàng Trung ương của Iran.
H.LIÊN
Theo LĐO
Hội nghị Ngoại trưởng EU bàn về diễn biến ở Trung Đông, Syria và Iran Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 31/8, Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) đã kết thúc tại thủ đô Vienna của Áo sau thời gian thảo luận về diễn biến hiện tại ở Trung Đông, tình hình Syria và Iran. Bộ trưởng Ngoại giao Áo Karin Kneissl (trái) và bà Federica Mogherini, Đại diện cấp cao phụ...