EU bất ngờ ‘cứng rắn’ trong căng thẳng Kosovo – Serbia
Liên minh châu Âu (EU) ngày 14/8 đã sử dụng ngôn từ cứng rắn bất thường để cảnh báo leo thang giữa Kosovo và Serbia.
Nhà lãnh đạo Kosovo Albin Kurti và Đại diện cấp cao EU về đối ngoại Josep Borrell. Ảnh: kosovapress.com
“Các chính trị gia cấp cao của hai bên sẽ phải chịu trách nhiệm về bất kỳ sự leo thang nào dẫn đến căng thẳng gia tăng và nguy cơ xảy ra bạo lực trong khu vực. Cả hai bên cần phải chấm dứt ngay lập tức các hành vi thù địch với nhau cũng như các tuyên bố nguy hiểm và hành động có trách nhiệm”, Nabila Massrali, người phát ngôn Chính sách An ninh và Đối ngoại EU tuyên bố.
Theo bà Massrali, tất cả các vấn đề sẽ được giải quyết thông qua đối thoại do EU tạo điều kiện về bình thường hóa quan hệ giữa Kosovo và Serbia. EU dự kiến hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về các chủ đề thách thức này tại Đối thoại Cấp cao tiếp theo ba bên, được gọi là HRVP, giữa Đại diện cấp cao về Đối ngoại và An ninh EU Josep Borrell, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic và nhà lãnh đạo Kosovo Albin Kurti vào ngày 18/8 tại Brussels.
Bà Massrali lưu ý, việc đạt được một thỏa thuận ràng buộc pháp lý toàn diện về bình thường hóa hoàn toàn quan hệ trong bối cảnh Đối thoại do EU tạo điều kiện đòi hỏi một môi trường góp phần khôi phục lòng tin, hòa giải và quan hệ tốt đẹp, theo đó các thỏa thuận trước đây được tôn trọng và thực hiện đầy đủ, đồng thời các hành động và tuyên bố không được đi ngược với lợi ích và các mục tiêu chiến lược chung.
Trước đó trong một cuộc phỏng vấn, nhà lãnh đạo Kosovo Albin Kurti cho biết vùng lãnh thổ này đã chuẩn bị sẵn sàng để chống lại một cuộc tấn công tiềm tàng của Serbia vì xung đột ngày càng tồi tệ với người Serbia thiểu số có thể dẫn đến một cuộc xung đột vũ trang mới.
Video đang HOT
“Chúng tôi không loại trừ rằng những chính sách hiếu chiến của Belgrade cũng có thể biến thành một cuộc tấn công chống lại Kosovo theo cách này hay cách khác. Chúng tôi cảnh giác, nhưng không sợ hãi”, ông Kurti nói với hãng tin Reuters.
Trong khi đó, Tổng thống Serbia Aleksandar Vučić cho biết đã có kế hoạch về việc “loại bỏ công dân của chúng tôi”, ám chỉ đến các sắc tộc Serbia ở Bắc Kosovo.
Căng thẳng giữa Serbia và Kosovo bùng phát trở lại vào đầu tháng này khi Pristina cho biết họ sẽ buộc những người Serbia sống ở phía Bắc, những người được Belgrade hậu thuẫn và không công nhận các tổ chức chính quyền ở Kosovo, bắt đầu sử dụng biển số xe được cấp ở Pristina.
Tình hình lắng dịu sau khi ông Kurti, dưới áp lực của Mỹ và EU, đồng ý hoãn quy định cấp biển số ô tô cho đến ngày 1/9 và lực lượng gìn giữ hòa bình NATO giám sát việc dỡ bỏ các rào cản nhằm phong tỏa một số con đường do người Serbia thiết lập.
Kosovo tự tuyên bố độc lập từ Serbia năm 2008, gần một thập kỷ sau cuộc nổi dậy chống chính quyền ở Belgrade. Người Serbia dân tộc thiểu số chiếm 5% trong tổng số 1,8 triệu dân Kosovo, trong đó 90% là người Albania.
Khoảng 50.000 người trong số họ sống ở phía Bắc Kosovo, gần biên giới với Serbia. 40.000 người còn lại sống ở phía Nam sông Ibar và đang sử dụng biển số xe do chính quyền Kosovo cấp.
Serbia phủ nhận việc gây ra căng thẳng và xung đột ở Kosovo, cáo buộc Pristina “chà đạp quyền của người Serbia thiểu số”.
EU làm trung gian giảm căng thẳng giữa Serbia và Kosovo
Các nhà lãnh đạo của Serbia và Kosovo sẽ gặp quan chức phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh của EU tại Brussels vào cuối tháng này, trong bối cảnh cộng đồng quốc tế tìm cách xoa dịu căng thẳng đang gia tăng.
Căng thẳng đã tăng vọt vào tuần trước tại biên giới giữa Kosovo và Serbia khi Kosovo triển khai thêm cảnh sát để thực hiện quy tắc xóa biển số xe của Serbia đối với ô tô vào Kosovo, trong khi người Serbia phản đối động thái này. Ảnh: DW
Người phát ngôn EU Peter Stano cho biết Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic và nhà lãnh đạo Kosovo Albin Kurti đã chấp nhận lời mời của Đại diện cấp cao EU về Chính sách Đối ngoại và An ninh Josep Borrell.
"Tôi có thể xác nhận rằng sau khi đại diện của EU Josep Borrell mời cả hai bên đến Brussels, ông Kurti và Tổng thống Vucic đã chấp nhận lời mời. Họ sẽ được ông Borrell và Đặc phái viên của EU tại Kosovo, Miroslav Lajcak tiếp đón ở Brussels vào ngày 18/8 tới để thảo luận về con đường tiến tới đối thoại", ông Stano nêu rõ.
Lời mời của EU được đưa ra sau khi căng thẳng gia tăng ở miền Bắc Kosovo giữa người dân tộc thiểu số Serbia và chính quyền Kosovo.
Kosovo tuyên bố độc lập khỏi Serbia vào năm 2008. Trong những tuần gần đây, những người Serbia sống ở Kosovo đã phản ứng giận dữ trước kế hoạch của chính quyền Kosovo do người Albania lãnh đạo nhằm điều chỉnh các giấy tờ du lịch mới cho du khách có quốc tịch Serbia. Chính quyền Kosovo cũng muốn những người lái xe có biển số đăng ký được cấp ở Serbia chuyển sang biển số của Kosovo.
Cả hai biện pháp đều tương tự với những điều mà Serbia áp dụng cho công dân Kosovo, nhưng những người biểu tình đã chặn các con đường ở phía Bắc Kosovo.
Hiện vẫn còn khoảng 3.700 người thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình của NATO ở Kosovo và họ cảnh báo sẽ can thiệp nếu trật tự bị phá vỡ, nhưng Đại sứ Mỹ đã thuyết phục Kosovo tạm dừng các biện pháp mới.
Trên danh nghĩa, Serbia là một ứng cử viên cho vị trí thành viên EU, nhưng 5 trong số 27 thành viên EU vẫn chưa công nhận Kosovo. 100 nước, gồm Mỹ, đã công nhận Kosovo, trong khi Serbia và các nước như Trung Quốc và Nga từ chối thừa nhận nền độc lập của Kosovo.
Người Serbia ở phía Bắc Kosovo từ lâu đã từ chối thừa nhận chính quyền của Kosovo và phần lớn vẫn trung thành với Chính phủ ở Belgrade, nơi cung cấp hỗ trợ tài chính cho cộng đồng của họ.
Các cuộc đàm phán do EU dẫn đầu giữa Kosovo và Serbia, được khởi động vào năm 2011 để bình thường hóa mối quan hệ giữa hai bên, cho đến nay đã không đạt được thỏa thuận.
Phản ứng của các bên khi căng thẳng leo thang giữa Serbia và Kosovo Bộ Ngoại giao Nga chỉ trích Kosovo, Mỹ và EU phân biệt đối xử đối với người Serbia, trong khi NATO tuyên bố sẵn sàng can thiệp để duy trì hòa bình. Ảnh minh họa: Reuters Theo kênh RT (Nga), còi báo động và chuông nhà thờ đã vang lên khắp miền Bắc Kosovo ngày 31/7, sau khi nhà lãnh đạo Kosovo Albin...