EU áp thuế chống bán phá giá đối với nhiều sản phẩm của Ấn Độ, Indonesia và Trung Quốc
Ngày 18/11, Ủy ban châu Âu (EC) đã thông báo áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Ấn Độ và Indonesia.
Công nhân kiểm tra ống thép inox chất lượng cao tại nhà máy ở huyện Ganyu, tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, trước đó, EC đã áp thuế tạm thời đối với các sản phẩm này từ hồi tháng 5/2021. Quy định thuế tạm thời chỉ ra rằng những mặt hàng nhập khẩu này đã gây ra thiệt hại cho các công ty của EU.
Thuế chống bán phá giá đối với các mặt hàng nêu trên dao động từ 10,2% đến 20,2% đối với Indonesia và từ 13,9% đến 35,3% đối với Ấn Độ. Theo EC, các mức thuế này sẽ giúp bảo vệ hơn 13.500 việc làm trực tiếp của EU trong lĩnh vực thép cuộn.
Cùng ngày, EC cũng thông báo áp thuế chống bán phá giá đối với một số loại cáp quang nhập khẩu từ Trung Quốc. Cụ thể, quy định này liên quan đến cáp quang đơn mode.
Video đang HOT
EC đã mở một cuộc điều tra vào tháng 9/2020, sau khi nhận được đơn khiếu nại từ Hiệp hội các nhà sản xuất cáp và dây điện châu Âu (Europacable). Bên khiếu nại cho rằng việc nhập khẩu sản phẩm này từ Trung Quốc đã gây tổn hại cho ngành công nghiệp châu Âu.
Theo EC, việc áp dụng các biện pháp chống bán phá nêu trên được coi là cần thiết để ngăn chặn thiệt hại nghiêm trọng cho công nghiệp châu Âu. Các mức thuế được áp dụng dao động từ 19,7% đến 44%.
Trung Quốc điều máy bay ném bom hạng nặng tới sát biên giới Ấn Độ
Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã triển khai ít nhất một máy bay ném bom chiến lược tầm xa H-6K tới biên giới giáp Ấn Độ, trong một động thái được cho là nhằm cảnh báo New Delhi không leo thang căng thẳng trong mùa đông.
Máy bay ném bom chiến lược tầm xa H-6K bay qua khu vực đồi núi trong đoạn video được phát trên CCTV. Ảnh: CCTV
Trong video được phát trên Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) hôm 11/11 nhân kỷ niệm 72 năm thành lập Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, một cảnh quay cho thấy oanh tạc cơ H-6K bay qua dãy núi, ngầm khẳng định máy bay điều tới đến dãy Himalaya.
Hình ảnh ghi nhận chiếc H-6K được trang bị các tên lửa tầm ngắn KD-63, thay vì tên lửa hành trình tầm xa CJ-20 vốn được thiết kế cho mẫu máy bay này. Theo một nguồn tin quân ẩn danh tại Bắc Kinh, máy bay ném bom tầm xa H-6K thường tập trung tại tỉnh Thiểm Tây, nhưng từ năm ngoái đã được điều động đồn trú tạm thời theo hình thức luân phiên ở Kashgar, thuộc khu tự trị Tân Cương.
Máy bay nằm trong phiên chế của Chiến khu Tây, đầu mối đặc trách khu vực Tân Cương, Tây Tạng, bảo đảm an ninh dọc tuyến biên giới với Ấn Độ. "Quân đội Trung Quốc rất dễ dàng triển khai máy bay ném bom H-6K đến biên giới Trung - Ấn, bởi những máy bay này nằm dưới quyền chỉ huy của Chiến khu Tây", nguồn tin chia sẻ.
Chuyên gia quân sự Antony Wong tại Macau nhìn nhận động thái triển khai oanh tạc cơ áp sát biên giới rõ ràng là một lời cảnh báo của Trung Quốc nhằm vào Ấn Độ. "Thủ đô New Delhi nằm trong tầm tác chiến của H-6K và tầm bắn của tên lửa CJ-20", Wong nói.
Tuy nhiên, bình luận viên quân sự Song Zhongping người Trung Quốc lại cho rằng PLA ít tập trung vào thủ đô của Ấn Độ, thay vào đó là các căn cứ không quân, bãi phóng tên lửa và nhiều cứ điểm quân sự khác gần biên giới.
H-6K là phiên bản hiện đại nhất của dòng máy bay ném bom H-6 do Trung Quốc sản xuất trên cơ sở cải tiến mẫu máy bay ném bom Tupolev Tu-16 của Liên Xô trước đây. H-6K không chỉ mang bom thông thường mà còn có thể mang bom thông minh và tên lửa hành trình. Mỗi chiếc H-6K chở được theo 9 tấn vũ khí các loại với tầm bay tác chiến 1.800km, tốc độ hành trình 750km/h.
Đáp trả bước triển khai binh lực từ PLA, Không quân Ấn Độ đã điều các tiêm kích MiG-29UPG và Su-30MKI đến những căn cứ không quân tiền tuyến ở Ladakh, Sikkim và Arunachal Pradesh, ba điểm nóng tranh chấp dọc biên giới giữa hai nước.
Trước đó, Ấn Độ tăng cường năng lực phòng thủ dọc biên giới Trung Quốc sau khi nổ ra vụ đụng độ đẫm máu nhất giữa hai bên sau nhiều thập kỉ ở thung lũng Galwan thuộc vùng Ladakh hồi tháng 5/2020, làm ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Hai bên sau đó đã nối lại đàm phán về triệt thoái vũ khí, lực lượng dọc biên giới, nhưng vẫn chưa đạt được đột phá trong xử lý các điểm tranh chấp mấu chốt trên thực địa.
Ấn Độ mới đây đã triển khai một lượng lớn vũ khí được phía Mỹ chuyển giao tới khu vực biên giới giáp Trung Quốc, nhằm tăng cường năng lực phòng thủ trong bối cảnh đàm phán tranh chấp biên giới giữa New Delhi và Bắc Kinh bế tắc.
Số vũ khí này chủ yếu được tăng cường cho khu vực cao nguyên Tawang giáp biên giới với Bhutan và vùng Tây Tạng (Trung Quốc). Đây là vùng đất mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền, nhưng do Ấn Độ quản lý trên thực địa.
Những vũ khí này gồm có trực thăng Chinook, lựu pháo M777 cùng các loại súng trường do Mỹ chế tạo, cùng với đó là tên lửa hành trình siêu thanh do Ấn Độ tự phát triển, một hệ thống do thám đời mới. Nhiều trong số này là vũ khí của Ấn Độ được Mỹ cung cấp trong bối cảnh hợp tác giữa hai nước có đà phát triển tích cực trong vài năm gần đây.
Ngoài ra, Ấn Độ cũng đẩy mạnh xây dựng hạ tầng phục vụ tác chiến ở khu vực này. Các kĩ sư đang khoan một đường hầm 2 làn chạy xuyên qua một con đèo hiểm trở ở độ cao khoảng 4.000 mét so với mực nước biển, để rút ngắn thời gian đi lại và bảo đảm bí mật cho việc điều chuyển quân, vũ khí tới vùng biên giới có tranh chấp với Trung Quốc. Hiện tại, để tới được khu vực biên giới trên, các phương.
Ấn Độ tăng tốc xây đường hầm gần biên giới với Trung Quốc Hàng trăm công nhân đang chạy đua với thời gian để hoàn thành đường hầm dài và cao nhất nối giữa thung lũng Kashmir và Ladakh tại Ấn Độ, nơi có đường biên giới thực tế với Pakistan và Trung Quốc. Giới chức Ấn Độ kỳ vọng đường hầm sẽ đi vào hoạt động từ ngày 25/1/2024. Ảnh: Getty Images Kênh DW (Đức)...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ nổ tại cảng của Iran: Ít nhất 18 người thiệt mạng, 750 người bị thương

Quan chức LHQ cảnh báo thảm họa nhân đạo tại Gaza

Quân đội Israel cân nhắc thiết lập khu vực nhân đạo mới ở Gaza

Mỹ và Iran bất đồng về chương trình làm giàu uranium và tên lửa

Tổng thống Palestine bổ nhiệm người kế nhiệm tiềm năng

Tổng thống Donald Trump muốn tàu Mỹ đi qua Panama và Suez miễn phí

Tảng đá 3,6 tỷ năm tuổi ở Mỹ đạt kỷ lục thế giới

Pakistan: Tìm cách đảm bảo nguồn cung thuốc sau khi cắt quan hệ thương mại với Ấn Độ

Israel đánh chặn thành công tên lửa và UAV phóng từ Yemen

Xung đột Nga - Ukraine: Tổng thống Putin tái khẳng định sẵn sàng đàm phán

Ấn Độ, Pakistan leo thang căng thẳng sau vụ tấn công đẫm máu ở Kashmir

Tổng thống Estonia tiết lộ nội dung trao đổi riêng với Tổng thống Trump về vấn đề Ukraine
Có thể bạn quan tâm

Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Lưu Diệc Phi "thua đau đớn" trước cam thường, suýt vồ ếch và đụng mặt "tình tin đồn"
Sao châu á
23:39:09 27/04/2025
'Lật mặt 8': Lý Hải đang kẹt ở vùng an toàn?
Phim việt
23:33:39 27/04/2025
Bức hình 2 sao Việt tổng duyệt diễu binh khiến hàng triệu người nghẹn ngào, "hòa bình đẹp lắm" là đây chứ đâu!
Hậu trường phim
23:31:14 27/04/2025
Nghệ sĩ Trang Bích Liễu tiết lộ cuộc sống tuổi 79, bật khóc nhắc về chồng
Sao việt
23:25:32 27/04/2025
Kim Huyền: Tổn thương khi bị nói 'xấu như nhỏ này sao làm diễn viên'
Tv show
23:23:26 27/04/2025
Tài tử Richard Gere tiết lộ cuộc sống bên vợ kém 34 tuổi
Sao âu mỹ
23:21:39 27/04/2025
3 nam ca sĩ cùng tên đệm nức tiếng gốc Huế, có người 60 tuổi vẫn độc thân
Nhạc việt
22:32:02 27/04/2025
Dấu chấm hết của nam thần tượng hành hung bạn gái: Bị đuổi cổ khỏi nhóm, gần 1000 ngày mất tích khỏi làng giải trí
Nhạc quốc tế
21:43:20 27/04/2025
Từ 1 câu thoại đắt giá trong "Sex and the city", tôi đã hiểu lý do tại sao vợ bức bối, ngày càng xa cách
Góc tâm tình
21:07:30 27/04/2025
Mũ vành tròn: vừa chống nắng, vừa nâng tầm phong cách
Thời trang
20:32:54 27/04/2025