EU ấn định thời điểm có thể độc lập với nguồn cung khí đốt Nga
Sự phụ thuộc của EU vào khí đốt từ Nga sẽ kéo dài cho đến ít nhất đến năm 2027.
Hãng thông tấn Nga TASS đưa tin, Ủy ban châu Âu ngày 28/3 đã xác nhận rằng EU sẽ tiếp tục phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng từ Nga trong ít nhất 5 năm nữa.
EU đang tìm cách giảm phụ thuộc vào năng lượng của Nga sau chiến dịch quân sự của Moskva tại Ukraine. Ảnh: AFP
Trả lời câu hỏi trong cuộc họp báo tại Brussels (Bỉ) về việc bao lâu nữa khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ sẽ giúp châu Âu không còn phụ thuộc vào khí đốt của Nga, Người phát ngôn của Ủy ban hành động khí hậu và năng lượng EU Tim McPhie cho biết khối này sẽ “phụ thuộc vào nhiên liệu carbon từ Nga cho đến năm 2027″.
Video đang HOT
Ông McPhie thông báo rằng EU đã ước tính có thể giảm 2/3 sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga trong năm nay và kế hoạch chi tiết về cách thức đạt được điều này sẽ được trình bày vào cuối tháng 5/2022.
Bình luận của ông McPhie được đưa ra sau cuộc đàm phán của EU với Mỹ vào tuần trước, tập trung vào việc mở rộng nguồn cung cấp LNG của Mỹ cho Liên minh châu Âu như một cách để giảm sự phụ thuộc của lục địa này vào khí đốt từ Nga. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gặp gỡ các quan chức EU tại Brussels để tìm cách áp đặt lệnh cấm vận đối với dầu mỏ của Nga, mà châu Âu đã tránh, với lý do lo ngại suy thoái.
EU quyết định ngừng mua khí đốt tự nhiên từ Nga như một phần của một loạt biện pháp trừng phạt nhằm phản ứng với chiến dịch quân sự của Moskva ở Ukraine. Nga hiện cung ứng khoảng 40% nhu cầu của EU, cung cấp khoảng 175 tỷ mét khối mỗi năm.
Mỹ lập đội đặc nhiệm truy tìm tài sản của giới tài phiệt Nga
Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính Mỹ thông báo các quốc gia phương Tây đã tung ra một lực lượng đặc nhiệm đa phương nhằm để truy tìm tài sản của giới tài phiệt Nga trên toàn thế giới.
Du thuyền Sailing Yacht A. Ảnh: AFP
Theo đài RT, theo tuyên bố ngày 16/3 của Bộ Tài chính Mỹ, Australia, Canada, Ủy ban châu Âu, Đức, Italy, Pháp, Nhật Bản, Anh và Mỹ đều đã đồng ý tăng cường hợp tác trong khuôn khổ các lệnh trừng phạt chống Nga. Họ sẽ thu thập và chia sẻ thông tin để thực hiện các hành động cụ thể, ví dụ như phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản dân sự và hình sự, truy tố hình sự.
Tuyên bố nói rằng hợp tác giữa Chính phủ Mỹ và các đối tác nước ngoài đã mang lại những thành công đáng chú ý. Chỉ trong ba tuần qua, nhiều tàu thuộc sở hữu của các cá nhân và tổ chức bị trừng phạt đã bị thu giữ. Những con tàu này ước tính trị giá hàng trăm triệu USD.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết: "Các biện pháp trừng phạt, hạn chế thương mại và các biện pháp khác của chúng tôi đã gây ra những thiệt hại đáng kể đối với Nga... Lực lượng đặc nhiệm đa phương này sẽ làm tăng những thiệt hại đó lên nhiều hơn nữa, bằng cách kích hoạt nỗ lực phối hợp để đóng băng và thu giữ tài sản của những cá nhân này trong các khu vực tài phán trên toàn thế giới".
Trước đó, ngày 12/3, Văn phòng Thủ tướng Italy cho biết cảnh sát nước này đã thu giữ một siêu du thuyền của tỷ phú người Nga Andrey Igorevich Melnichenko. Vụ việc diễn ra vài ngày sau khi Liên minh châu Âu (EU) đưa nhân vật này vào danh sách trừng phạt liên quan chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.
Theo văn phòng trên, du thuyền Sailing Yacht A dài 143m, trị giá 530 triệu euro, đã bị niêm phong tại cảng Trieste, miền Bắc Italy. Sailing Yacht A được hãng Nobiskrug ở Đức đóng theo mẫu của nhà thiết kế Philippe Starck. Sailing Yacht A là du thuyền buồm lớn nhất thế giới hiện nay. Trong khi đó, tỷ phú Melnichenko hiện là chủ sở hữu nhà sản xuất phân bón quy mô lớn EuroChem Group và công ty than SUEK.
Tuần trước, cảnh sát Italy cũng đã thu giữ các biệt thự và du thuyền trị giá 143 triệu euro của 5 nhân vật người Nga có tên trong danh sách trừng phạt của EU. Các hoạt động này của cảnh sát Italy là một phần trong chiến dịch phối hợp giữa các quốc gia phương Tây nhằm trừng phạt giới thượng lưu Nga.
Ngày 2/3, một trong những du thuyền lớn nhất thế giới của nhà tài phiệt Nga Alisher Usmanov đã bị chính quyền Đức thu giữ. Du thuyền Dilbar dài 156m, được đóng riêng theo yêu cầu của tỷ phú Alisher Usmanov. Ông Usmanov mua du thuyền vào năm 2016 với giá 600 triệu USD. Tỷ phú Alisher Usmanov đang đối mặt với các lệnh trừng phạt từ phương Tây. EU đã đưa ông Usmanov vào danh sách đen và cấm ông nhập cảnh châu Âu, coi đây là một phần của lệnh trừng phạt nhằm vào các nhà tài phiệt Nga.
Theo Reuters, kể từ khi châu Âu và Mỹ công bố các lệnh trừng phạt nhằm vào các nhà tài phiệt Nga, một số siêu du thuyền của tỷ phú Nga đã đến Maldives, nơi không có thỏa thuận dẫn độ với Mỹ.
Trong khi đó, ngày 16/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết nước này không có kế hoạch quốc hữu hóa tài sản nước ngoài để đối phó với các vụ tịch thu tài sản của Nga ở các nước. Ông nói: "Khác các nước phương Tây, chúng tôi sẽ tôn trọng quyền tài sản".
Nga sẽ cung cấp thiết bị quân sự hiện đại cho Belarus Theo hãng thông tấn Belarus (BelTA), các nhà lãnh đạo Nga và Belarus đã nhất trí hợp tác hơn nữa trong tương lai gần. Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko. Ảnh: TASS Theo BelTA, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Belarussian Alexander Lukashenko ngày 11/3 đã nhất trí về việc Nga sẽ giao cho Belarus...